Bellman là gì? Góc khuất của nghề Bellman trong khách sạn

bellman là gì

Bellman là gì? Công việc cần làm của một Bellman trong khách sạn và những góc khuất không phải ai cũng biết.

Bellman là thuật ngữ để chỉ một bộ phận nhân viên trong khách sạn. Nhưng không phải ai cũng biết đến và hiểu rõ về tính chất công việc mà một Bellman phải làm mỗi ngày. Vậy Bellman là gì? Có những góc khuất nào mà bạn chưa biết về ngành nghề này. Cùng ezCloud giải đáp toàn bộ câu hỏi trong bài viết dưới đây.

1. Bellman là gì?

Dù không thường xuyên được nhắc đến như bộ phận lễ tân hay buồng phòng nhưng Bellman (Bellboy, Bellhop, Concierge) vẫn giữ một vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng khi tới khách sạn. Họ được hiểu là bộ phận phụ trách hành lý của các thực khách. Tại các khách sạn 3 – 5 sao sẽ có riêng một đội ngũ Bellman.

Họ sẽ bắt đầu công việc của mình khi nghe thấy tiếng chuông của lễ tân hoặc quản lý. Việc sử dụng chuông thể hiện được sự chuyên nghiệp của khách sạn vì tại các khách sạn lớn, sảnh thường rất rộng và việc gọi tên nhau là vô cùng khó nghe. Bellman thường trực trước cửa sảnh khách sạn. Nhằm mang vác hành lý giúp du khách lên phòng đã đặt. Và đem hành lý từ phòng ra xe khi khách hàng rời đi.
Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển hành lý, Bellman sẽ hướng dẫn hành khách nhận phòng. Hay cung cấp các thông tin về dịch vụ khách sạn.

bellman là ai

2. Công việc của một Bellman

Theo những thông tin mà ezCloud tìm hiểu được, một nhân viên Bellman thường sẽ phải đảm nhiệm hai công việc sau:

2.1. Đưa đón, mang vác hành lý giúp khách hàng

  • Chuyển hành lý của du khách lên phòng. Đảm bảo hành lý của du khách được giữ nguyên vẹn, không có tình trạng hỏng hóc, mất mát.
  • Mang hành lý của khách lên xe khi khách ra về.

đẩy hành lý lên phòng cho khách

2.2. Thực hiện các công việc khác

  • Hướng dẫn khách nhận phòng, hỗ trợ khách hàng các công việc vặt khác trong quá trình mang đồ và đưa khách lên phòng.
  • Thông báo đầy đủ thủ tục nhận phòng với khách hàng. Giúp đỡ họ làm quen với các cơ sở vật chất tại khách sạn.
  • Giới thiệu các dịch vụ của khách sạn đến khách hàng. Chia sẻ một vài thông tin hữu ích như: địa điểm tham quan, quán ăn ngon, chỗ chơi thú vị,… Giúp khách có trải nghiệm tuyệt vời nhất tại địa phương.
  • Chịu trách nhiệm chuyển fax, tin nhắn, bưu kiện,,,, giúp khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký.
  • Giữ sạch sẽ khu vực tiền sảnh.
  • Giữ thái độ vui vẻ, hòa đồng, chuyên nghiệp với khách.
  • Phối hợp cùng các bộ phận liên quan để thực hiện tốt các yêu cầu từ cấp trên.

giữ thái độ vui vẻ hòa đồng với khách hàng

Dù khoảng thời gian tiếp xúc với du khách là không nhiều, thế nhưng Bellman vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong việc mang đến sự hài lòng tuyệt đối dành cho khách. Nhờ đó, nâng cao hình ảnh tốt về khách sạn. Hiện nay, để ngày càng phát triển và nâng cao tên tuổi, nhiều khách sạn đã đầu tư riêng một đội ngũ Bellman chuyên nghiệp để phục vụ hành khách.

Xem thêm:

3. Những yêu cầu cần có của một Bellman

3.1. Sức khỏe tốt

Là bộ phận đảm nhiệm việc mang vác hành lý giúp khách hàng, Bellman cần phải có một sức khỏe thật tốt. Dù đã có các công cụ hỗ trợ như xe đẩy hành lý. Tuy nhiên, để quá trình luân chuyển đồ đạc của khách hàng được thuận lợi, trơn tru nhất, sức khỏe vẫn là yếu tố hàng đầu mà một Bellman cần có.

bellman có sức khỏe tốt

3.2. Kỹ năng giao tiếp tốt

Là một trong những người đầu tiên được giao lưu trực tiếp với khách hàng, kỹ năng giao tiếp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp Bellman ghi điểm trong lòng du khách. Khả năng giao tiếp tốt cùng với sự thân thiện, hòa nhã sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng không chỉ với họ mà còn ấn tượng tốt với cả khách sạn. Bên cạnh đó, Bellman cũng cần sử dụng kỹ năng quan sát, phán đoán của mình để hỗ trợ tối ưu những nhu cầu của hành khách. Đồng thời, giới thiệu đến họ những dịch vụ, sản phẩm, địa điểm vui chơi giải trí, ăn uống trong khu vực để khách hàng được hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo nhất.

3.3. Khả năng sử dụng tiếng Anh

Do tính chất đặc thù của công việc, Bellman sẽ thường xuyên phải gặp gỡ và giao tiếp với các du khách đến từ tất cả quốc gia trên thế giới. Rào cản ngôn ngữ có thể khiến một Bellman không hiểu khách hàng muốn gì. Từ đó, không thể chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất, gây ảnh hưởng đến bộ mặt và chất lượng của khách sạn. Hiện nay, khả năng giao tiếp tiếng Anh còn là yêu cầu bắt buộc của nhiều khách sạn vì tính chất công việc.
Do vậy, để có thể kịp thời nắm bắt những yêu cầu của khách hàng, Bellman cần trang bị cho mình khả năng giao tiếp thật tốt. Nhằm giúp phục vụ khách hàng một cách chu đáo. Và cũng là cơ hội tốt để ngày càng thăng tiến.

3.4. Khả năng chịu đựng áp lực

Công việc này nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng vất vả. Vì là một trong những ngành dịch vụ, phải thường xuyên phục vụ khách hàng chu đáo và hoàn thành tốt các công việc được giao. Tạo cho Bellman rất nhiều áp lực và sức ép. Đôi lúc, họ phải túc trực tại khách sạn hàng ngày. Bắt đầu đi làm từ sáng sớm và về nhà lúc tối muộn. Chính vì vậy, nếu không thể chịu đựng những vất vả và áp lực do công việc mang đến, đừng trở thành một Bellman!

3.5. Tỉ mỉ, cẩn thận

Là một Bellman, nguyên tắc luôn phải ghim trong đầu đó chính là tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc. Để mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng, Bellman cần phải luôn ý thức được mỗi khi mang hành lý lên phòng cho khách cần sự cẩn thận tuyệt đối. Tránh gây ra các hư hỏng, thiệt hại cho tài sản cũng như các đồ đạc khác của hành khách. Bên cạnh đó, họ cần tỉ mỉ trong cách tư vấn, giới thiệu dịch vụ đến khách hàng. Chỉ khi đó thì khách hàng mới mong muốn được quay trở lại khách sạn lần thứ hai. Do đó, sự quan tâm lớn nhất trong hoạt động của Bellman chính là sự cẩn trọng, kỹ lưỡng. Hãy xây dựng cho mình nguyên tắc này nếu bạn muốn trở thành một Bellman chuyên nghiệp, được đánh giá cao.

giữ gìn hành lý của khách hàng

4. Góc khuất của nghề Bellman trong khách sạn

4.1. Không được tôn trọng

Nhiều người nghĩ rằng Bellman chỉ là những người làm công việc chân tay nên không dành sự tôn trọng cho họ. Điều này không chỉ xảy ra ở khách hàng mà còn ở một số cán bộ nhân viên nằm ở bộ phận khác. Ngoài ra, thường chỉ các nhân viên Bellman chỉ được coi là cấp bậc thấp (không yêu cầu trình độ, ít đòi hỏi về học vấn). Nên nhiều người cảm thấy họ không xứng đáng được tôn trọng.

bellman thường không được tôn trọng

4.2. Công việc nặng nhọc, vất vả

Nhìn chung, Bellman cũng là một trong những công việc vất vả, nặng nhọc nhất. Họ thường xuyên phải xách các túi hành lý lớn, cồng kềnh. Không những thế, họ còn phải đảm bảo hành lý của thực khách được nguyên vẹn, không hư hại. So với các bộ phận khác như: bảo vệ, lễ tân,… thì Bellman sẽ phải vất vả hơn nhiều.

giỏ hành lý xe đẩy

Xem thêm:

4.3. Đi sớm về khuya

Việc đi sớm về khuya là điều không thể tránh khỏi khi bạn lựa chọn trở thành một Bellman. Với tính chất công việc, việc đổi ca, thay ca sẽ là điều bắt buộc. Và là một nhân viên chuyên nghiệp, bạn cần phải tuân thủ đầy đủ những quy định này.

4.4. Thường không được nhắc đến

Không giống như bộ phận lễ tân hay nhân viên buồng phòng, nhân viên Bellman thường không được nhớ tới. Dù vậy, công sức mà Bellman góp phần vào việc nâng cấp dịch vụ của khách sạn là điều không thể phủ nhận được.

bellman thường không được nhớ tới
Hy vọng với những thông tin mà ezCloud cung cấp ở trên, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về ngành nghề này. Nếu cảm thấy thích thú với công việc và đáp ứng đủ những yêu cầu cần có ở một Bellman, đừng ngần ngại apply vào vị trí này nhé! Và đừng quên ghé thăm chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn của chúng tôi để đón chờ những bài đọc bổ ích khác.

4.3/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)