Bí kíp kinh doanh khách sạn: Đừng bán phòng, hãy bán trải nghiệm

kinh-doanh-khach-san-andaz

Ngày nay, để kinh doanh khách sạn thành công, bạn cần tư duy theo hướng bán trải nghiệm thay vì bán phòng. Nếu làm được điều đó, bạn sẽ giúp khách sạn của mình trở nên khác biệt và nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

Dưới đây là 3 ví dụ về những khách sạn đã rất thành công trong việc bán trải nghiệm cho khách hàng thay vì bán phòng. Cùng xem bạn có thể học hỏi được gì từ họ không nhé!

1. Andaz

Được sở hữu và điều hành bởi tập đoàn Hyatt, Andaz là chuỗi khách sạn cao cấp đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Để đạt được thành quả này, Andaz đã rất thành công trong việc bán trải nghiệm cho khách hàng thay vì bán phòng.

Và một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của khách hàng khi đến với Andaz là thủ tục check-in. Đây là thủ tục đầu tiên mà khách hàng cần phải làm khi đến khách sạn, và ấn tượng ban đầu này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận của khách trong suốt thời gian lưu trú sau đó.

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, một trong những vấn đề khiến khách hàng cảm thấy khó chịu nhất là phải xếp hàng dài để làm thủ tục check-in. Sau một chuyến bay dài, điều mà khách hàng muốn là nhanh chóng nhận phòng và nghỉ ngơi. Hiểu được điều đó, Andaz đã tạo ra một trải nghiệm check-in không thể tuyệt vời hơn cho khách hàng bằng cách loại bỏ quầy lễ tân truyền thống và thay thế bằng một nhân viên lễ tân sẽ tiếp đón bạn ngay khi bước qua cửa khách sạn.

Sau đó, bạn chỉ việc ngồi nghỉ và thưởng thức đồ uống miễn phí trong khi nhân viên lễ tân sẽ đi hoàn tất thủ tục check-in cho bạn. Và ngay khi đã sẵn sàng, bạn sẽ được đưa đến tận phòng bởi nhân viên lễ tân. Chính nhân viên này cũng là đầu cầu liên lạc trong suốt thời gian bạn lưu trú tại khách sạn.

Xem thêm:

2. Sheraton Bratislava

Trong kinh doanh khách sạn, hầu hết các khách sạn đều biết rằng mạng xã hội là kênh tuyệt vời để tiếp cận và tìm hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, Sheraton Bratislava là trường hợp điển hình của việc tận dụng những phương tiện truyền thông xã hội lên một cấp độ hoàn toàn mới bằng cách cung cấp các dịch vụ được cá nhân hóa cho khách hàng của mình.

Họ đã sử dụng những thông tin được khách hàng chia sẻ công khai trên mạng xã hội để thiết kế những món quà chào đón, ý tưởng cho những chuyến đi trong suốt thời gian khách hàng lưu trú tại khách sạn, và quan trọng hơn để thể hiện họ quan tâm đến từng cá nhân khách hàng như thế nào.

Những món quà tuy không quá xa xỉ, nhưng vẫn khiến khách hàng cảm thấy thích thú. Ví dụ, một khách hàng thích chụp ảnh chuyến đi của họ và chia sẻ chúng trên Instagram, do đó, khách sạn đã tự tay lựa chọn những bức ảnh về Bratislava cho khách chiêm ngưỡng.

3. Rome Cavalieri

Có rất nhiều yếu tố khiến cho Cavalieri trở nên nổi bật, từ tầm nhìn tuyệt đẹp, gần Rome, cho tới kích thước và sự sang trọng của những căn phòng. Tuy nhiên, yếu tố nổi bật nhất chắc chắn phải là Pampered Pets – dịch vụ dành riêng cho thú cưng mà khách sạn đã cung cấp.

Ngày càng có nhiều khách sạn cho phép khách hàng mang thú cưng vào trong khách sạn, nhưng ít khách sạn nào đối xử với chúng như một khách hàng giống như Cavalieri. Cún cưng của bạn sẽ được lựa chọn thực đơn đặc biệt cho mình, nghỉ ngơi trên một chiếc giường đặc biệt của riêng mình trong phòng của bạn, mặc một chiếc áo len được thiết kế riêng (nếu bạn yêu cầu).

Ngoài ra, khách sạn cũng cung cấp dịch vụ dắt chó đi dạo và thậm chí đưa cún cưng của bạn đến spa địa phương trong khi bạn đang thư giãn tại khách sạn. Bạn thực sự khó có thể đòi hỏi thêm nữa.

Xem thêm:

Trên đây là 3 ví dụ về những khách sạn đã rất thành công trong việc bán trải nghiệm thay vì bán phòng. Như bạn có thể thấy, không có một câu trả lời chung. Tất cả phụ thuộc vào sự sáng tạo, đối tượng khách hàng và mô hình kinh doanh của mỗi khách sạn. Tuy nhiên, một điểm chung cho sự thành công của 3 khách sạn này là họ tập trung bán trải nghiệm thay vì bán phòng.

Vậy bạn đã biết bắt đầu từ đâu chưa? Có lẽ tất cả các khách sạn đều nên bắt đầu từ việc cải thiện trải nghiệm check-in bởi nguyên nhân như đã nói ở trên. Đây là thủ tục đầu tiên khi khách hàng bước chân đến khách sạn, và trải nghiệm này sẽ ảnh hưởng trong suốt thời gian họ lưu trú tại đây.

Có thể bạn không đủ tiềm lực tài chính để cung cấp dịch vụ lễ tân giống như cách Andaz đã làm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm thời gian check-in ở khách sạn một cách dễ dàng và không tốn kém. Giải pháp ở đây là sử dụng một phần mềm quản lý khách sạn. Với tính năng quản lý lễ tân của phần mềm, nhân viên sẽ thực hiện thủ tục check-in cho khách nhanh chóng và chính xác hơn, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của khách sạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm như vậy, hãy dùng thử ezCloudhotel – phần mềm quản lý khách sạn vừa và nhỏ chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh tính năng quản lý lễ tân, ezCloudhotel còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác như: quản lý kênh phân phối, email marketing, kết nối khóa từ, quản lý từ xa… giúp việc quản lý và kinh doanh khách sạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Một phần mềm quản lý chất lượng là chìa khóa để kinh doanh khách sạn thành công!

dùng thử miễn phí ezCloudhotel

 

4/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)