Horeca là gì? Vị thế của Horeca trên thị trường hiện nay

horeca là gì

Horeca là gì? Thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh chỉ những doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm cho nhà hàng, khách sạn.

Bạn đã từng nghe qua thuật ngữ Horeca chưa? Được biết đây là thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Vậy Horeca là gì? Nó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với việc phát triển khách sạn? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu lời giải đáp ngay sau đây.

1. Horeca là gì?

Horeca được biết đến là thuật ngữ kinh doanh quen thuộc được sử dụng. Để chỉ các doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống cho các nhà hàng, khách sạn. Cùng một số đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống khác.
Theo như ezCloud tìm hiểu, thuật ngữ này xuất phát từ Hà Lan. Sau đó, được dùng rộng rãi tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ. Và tại hầu hết các công ty chuyên về lĩnh vực này trên toàn cầu. Thời gian gần đây, Horeca rất được chú trọng phát triển tại Việt Nam. Tại nước ta, Horeca được coi là kênh chuyên phân phối các sản phẩm dùng trong nhà hàng, khách sạn. Điển hình như: nội thất, nguyên liệu nấu ăn, thiết bị công nghệ, các loại rượu,…
Ngoài ra, Horeca bao gồm nhiều tổ hợp khác như: Hotel, Hospital, Homestead, Office Building, Restaurant, Catering, Cafe,… Trong đó phổ biến nhất là hai tổ hợp Hotel + Restaurant + Catering và Hotel + Restaurant + Café.

thế nào là horeca
Xem thêm:

2. Vai trò của Horeca trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn

Như ezCloud đã trình bày trong phần khái niệm về Horeca là gì, hiện Horeca có 2 dạng cơ bản như sau:

2.1. Hotel + Restaurant + Catering

Đúng như tên của nó, tổ hợp này được sử dụng để đáp ứng mọi nhu cầu dịch vụ của nhà hàng, khách sạn. Trong đó, Catering có vai trò cung cấp các dịch vụ tiệc theo yêu cầu của khách hàng tại các nhà hàng, khách sạn. Điển hình là: tiệc cưới, hội thảo, team building,… Dịch vụ Catering có nhiệm vụ chính là phục vụ món ăn, trang trí, tư vấn menu, setup bàn tiệc, dựng âm thanh, ánh sáng,… Nhờ có dịch vụ này, hình ảnh và dịch vụ của nhà hàng, khách sạn được nâng lên đáng kể. Qua đó, mang về cho các nhà hàng, khách sạn lượng lợi nhuận lớn.

<2.2. Hotel + Restaurant + Cafe

Tổ hợp Horeca thứ hai dù cùng chung nhiệm vụ với tổ hợp trên là cung cấp các sản phẩm đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn. Nhưng tổ hợp này sẽ trang bị thêm cho các nhà hàng, khách sạn không gian thưởng thức cafe và thức uống. Tổ hợp Hotel + Restaurant + Cafe rất phù hợp trong thời đại mà nhu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn và đa dạng hơn. Khi mà nhu cầu của họ đối với nhà hàng, khách sạn không còn đơn giản là đến ăn một bữa cơm hay ngủ một giấc. Mà thay vào đó, họ mong muốn có không gian để tán gẫu, trò chuyện với bạn bè, làm ăn với đối tác,…
Do vậy, hầu hết các nhà hàng, khách sạn hiện nay đều chạy theo xu hướng đầu tư quán bar, quán cafe,… Điều này giúp khách hàng khi đến khách sạn, nhà hàng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

tổ hợp hrc

3. Tiềm năng phát triển của Horeca tại Việt Nam

3.1. Thị trường Horeca tại Việt Nam hiện nay

Không khó để nhận ra số lượng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort tăng vọt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam những năm gần đây. Kéo theo đó là các kênh phân phối Horeca trở nên cực kỳ “bận rộn”. Nhu cầu dịch vụ của các chuỗi này rất cao. Đặc biệt là tại các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng,…
Dù biết các ông trùm kinh doanh nhà hàng, khách sạn vẫn đang cố gắng nắm bắt và khai năng tiềm năng to lớn của thị trường Horeca. Nhưng để doanh thu bán hàng tăng đến mức tối đa, chúng ta cần có SOP phù hợp cho nhà hàng, khách sạn của mình trong quá trình áp dụng kênh phân phối Horeca.

3.2. Cách tăng vị thế của nhà hàng, khách sạn qua Horeca.

Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần xác định các mặt hàng mà công ty Việt Nam cung cấp tại thị trường trong nước vẫn chưa cạnh tranh được với các dòng sản phẩm quốc tế. Nhờ vào sự hỗ trợ của Horeca, các sản phẩm Việt Nam trong phân khúc nhà hàng, khách sạn đang dần tạo dựng được tên tuổi của mình trên thị trường.
Thông thường, khách hàng tham gia nghỉ dưỡng tại các nhà hàng, khách sạn là doanh nhân, người nước ngoài. Hay những phân khúc khách hàng có thu nhập cao với mức sống hiện đại. Họ thường đưa ra những yêu cầu cao hơn trong các dịch vụ được cung cấp. Chính vì thế, nhà hàng, khách sạn cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Tuy nhiên, năng lực cung cấp những yêu cầu này của các doanh nghiệp trong nước không đủ để đáp ứng được toàn bộ yêu cầu. Vậy nên, theo quy luật, các khách sạn, nhà hàng sẽ phải nhập khẩu các sản phẩm quốc tế.
Nếu tập trung nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đa dạng hóa chất lượng dịch vụ, sản phẩm thì mô hình này vẫn có khả năng thành công rất lớn. Đã có một số doanh nghiệp, tổ chức vận hành tốt kênh Horeca nhằm đưa sản phẩm vào các khu resort, khách sạn như: Minh Long, Tài Ký, Saigon Food,…
Đặc biệt, kênh Horeca sẽ giúp chất lượng dịch vụ của nhà hàng, khách sạn được nâng cao. Qua đó, khách quốc tế sẽ hiểu rõ hơn về hình ảnh văn hóa, ẩm thực của Việt Nam khi lưu trú tại các nhà hàng, khách sạn đó.

4. Cơ hội việc làm lĩnh vực Horeca

4.1. Một số vị trí công việc ngành Horeca

Ngoài tiềm năng phát triển lớn, ngành Horeca còn mang đến nhiều lựa chọn việc làm rất tốt. Bạn có thể tham khảo một vài vị trí công việc mà các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng sau đây:

  • Trưởng bộ phận kinh doanh kênh B2B (Horeca)
  • Giám đốc phát triển thị trường kênh Horeca
  • Nhân viên phát triển thị trường kênh Horeca
  • Trưởng kênh Horeca
  • Giám sát bán hàng kênh Horeca
  • Nhân viên sales Horeca

4.2. Mức lương ngành Horeca

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nơi bạn làm việc và công việc mà bạn đang làm mà mức lương cho từng vị trí sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mức lương trung bình mà cấp bậc nhân viên có thể nhận được là 8 – 10 triệu/tháng. Và 10 – 15 triệu/ tháng đối với cấp giám sát, trưởng nhóm lương. Riêng với cấp điều hành, quản lý thì con số này sẽ từ 15 triệu/tháng trở lên.
Có thể thấy, vị trí càng cao thì mức lương bạn nhận được cũng càng cao. Nhưng nhìn chung, tiền lương cao hay thấp còn phụ thuộc cả vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn.

Xem thêm:

4.3. Kỹ năng cần thiết khi làm việc trong ngành Horeca

  • Kỹ năng tổ chức: Bạn cần phải xác định, tổ chức những việc cần làm trước, việc làm sau khi phải xử lý nhiều công việc cùng một lúc. Kỹ năng này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc được giao mà không bỏ sót việc nào.
  • Phong cách làm việc chuyên nghiệp: Đối tượng khách hàng mà Horeca cung cấp sản phẩm, dịch vụ là các nhà hàng, khách sạn. Vậy nên, hãy xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp. Luôn xuất hiện trước khách hàng với bề ngoài gọn gàng, chỉn chu.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp kém có thể khiến khoảng cách của bạn với thành công trở nên xa hơn. Bởi vậy, hãy thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình để con đường sự nghiệp của bạn trở nên thuận lợi nhất.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Làm việc trong ngành Horeca đòi hỏi bạn phải làm việc nhóm rất nhiều. Do đó, bạn cần biết cách hợp tác với mọi người. Chỉ khi đó công việc mới trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó sẽ giúp bạn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
  • Khả năng thích nghi: Công việc không chỉ dựa theo một khuôn mẫu nhất định. Do đó, bạn cần có khả năng thích nghi nhanh chóng, hòa nhập tốt hơn. Sử dụng sự cởi mở và chân thành của mình để gây dựng niềm tin với khách hàng.
  • Kỹ năng quan sát: Khách hàng ngành Horeca thường đòi hỏi khá cao về sự cá nhân hóa. Nó khiến cho công việc của bạn trở nên phức tạp hơn. Đó là lý do vì sao bạn cần có kỹ năng quan sát chi tiết thật tốt.

kỹ năng làm việc nhóm

5. Kênh bán hàng Horeca

Horeca được biết đến như một kênh phân phối các loại sản phẩm sử dụng trong ngành nhà hàng – khách sạn. Tại đây, người dùng có thể mua được mọi sản phẩm mà họ cần. Bao gồm: thiết bị công nghệ, đồ nội thất, nguyên liệu nấu ăn, đồ uống,…
Kênh phân phối được chia ra làm 2 loại trong ngành F&B và FMCG. Cụ thể là:

  • On – Premise/On – Trade: Khách hàng đến điểm kinh doanh và sử dụng tại chỗ
  • Off – Premise/Off – Trade: Không sử dụng tại chỗ

Trong đó, Horeca là một phần của kênh On – Premise. Để một kênh Horeca phát triển bền vững, bạn cần nắm rõ quy trình tổ chức bán hàng của kênh. Tiếp theo, lựa chọn nhóm sản phẩm phù hợp với từng phân khúc bán hàng được tạo trên kênh. Sau khi đã lựa chọn được sản phẩm, chủ doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bán hàng. Đào tạo đội ngũ đó và bắt đầu triển khai bán hàng.
Trên đây là những chia sẻ của ezCloud về thuật ngữ Horeca là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm quen thuộc này. Và đừng quên cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những thuật ngữ thú vị khác trong lĩnh vực khách sạn tại chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn nhé.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)