Những công việc mà Housekeeping khách sạn phải làm

housekeeping khách sạn

Sau đây là mô tả các công việc cụ thể mà một nhân viên Housekeeping khách sạn phải thực hiện trong mỗi ca làm.

Housekeeping là vị trí không thể thiếu tại bất cứ khách sạn nào. Và là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của một khách sạn. Vậy nhân viên Housekeeping khách sạn đảm nhiệm vai trò, công việc gì mà lại quan trọng đến thế? Hãy cùng ezCloud đi tìm hiểu sâu hơn về công việc một nhân viên Housekeeping phải làm trong khách sạn ngay bây giờ nhé.

1. Nhân viên Housekeeping trong khách sạn làm những công việc gì?

1.1. Làm vệ sinh phòng

  • Nhận chìa khóa kho, chìa khóa phòng cần vệ sinh đầu ca làm từ thư ký phòng hoặc quản ca.
  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng, thiết bị phục vụ cho quá trình vệ sinh.
  • Bắt đầu dọn phòng theo từng loại: phòng VIP, phòng trống bẩn, phòng trống sạch,… theo đúng quy trình tiêu chuẩn của khách sạn.
  • Tiến hành xử lý đồ thất lạc trong khách sạn ngay khi phát hiện khách để quên đồ đạc.
  • Cung cấp thông tin du lịch và thông tin về dịch vụ khách sạn khi khách cần hỗ trợ. Giải quyết yêu cầu chính đáng của khách hàng lưu trú.
  • Bàn giao lại chìa khóa phòng sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

housekeeping khách sạn dọn dẹp phòng

1.2. Kiểm tra phòng khách trả

  • Kiểm tra tình trạng sử dụng minibar và các thiết bị trong phòng sau khi khách trả.
  • Cung cấp thông tin nhận phòng cho bộ phận lễ tân khách sạn.

Xem thêm:

1.3. Xử lý các tình huống phát sinh

  • Báo ngay cho quản ca khách sạn nếu phát hiện biển báo “Không làm phiền!” quá giờ quy định của khách sạn.
  • Nếu thấy khách bị thương, bị ốm, cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ khách.
  • Hỗ trợ khách hàng tìm vật dụng hay chìa khóa bị thất lạc.
  • Phối hợp cùng các bộ phận khác xử lý các tình huống phát sinh như: cháy nổ, mất đồ,…

bảng không làm phiền

1.4. Nhận – trả đồ giặt là của khách

  • Thu dọn đồ giặt của khách trong thời gian quy định. Đảm bảo phiếu giặt là đầy đủ, ghi nhớ những yêu cầu đặc biệt.
  • Giao quần áo của khách đến nhân viên giặt là.
  • Nhận đồ từ nhân viên giặt là. Sau đó trả lại cho khách hàng theo đúng số phòng.
  • Bàn giao hóa đơn giặt là cho nhân viên buồng phòng quản lý. Rồi giao lại cho bộ phận lễ tân để tính tiền khi khách trả phòng.

nhận đồ đạc cần giặt là

1.5. Các công việc khác

  • Vệ sinh đúng cách thiết bị, dụng cụ sau khi kết thúc ca làm việc. Và cất giữ đúng nơi quy định.
  • Điều phối nhân viên lễ tân, hành lý hỗ trợ khách có nhu cầu đổi phòng.
  • Tham gia đầy đủ các buổi họp của bộ phận Housekeeping.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của quản lý cấp trên.

cất gọn đồ đạc, khăn lau

2. Những yếu tố rủi ro của nhân viên Housekeeping là gì?

Là công việc đòi hỏi nhân viên phải hoạt động nhiều, làm những công việc nặng nhọc. Vậy nên, nhân viên Housekeeping có thể sẽ gặp phải một vài chấn thương. Do phải liên tục lặp đi lặp lại các công việc. Sau đây là một số rủi ro thường gặp của nhân viên Housekeeping mà ezCloud tìm hiểu được:

  • Những động tác quá sức và công việc lao động chân tay nặng nhọc là nguyên nhân chính dẫn đến những chấn thương lưng.
  • Những động tác dọn dẹp ở các vị trí cao và bất tiện có thể dẫn đến những rủi ro về chấn thương cổ, vai hay cánh tay.
  • Nhân viên Housekeeping sẽ phải làm việc với nhiều tư thế bất tiện trong khoảng thời gian dài như: khom người, quỳ gối, gập lưng, căng người, đi bộ hay đứng, làm trái tay,…. do không gian làm việc bị hạn chế.
  • Nhân viên làm phòng phải liên tục thay đổi tư thế trong mỗi 3 giây khi thực hiện dọn dẹp phòng. Giả dụ, thời gian làm việc trung bình của một nhân viên làm phòng là 25 phút thì họ sẽ phải thay đổi khoảng 8,000 tư thế chỉ trong một ca làm việc.
  • Công việc mà một nhân viên Housekeeping phải làm trong một ca làm việc được đánh giá là lao động nặng trung bình cho đến lao động nặng. Vì họ bắt buộc phải thực hiện một vài tư thế bất tiện như: nhấc tấm nệm lên, hút bụi, lau sàn nhà,…

đau nhức cơ

Xem thêm: 

3. Làm thế nào để giảm các yếu tố rủi ro cho nhân viên Housekeeping?

Hầu hết các khách sạn thường chỉ quan tâm đến sự tiện nghi cho khách. Hơn là cho nhân viên Housekeeping. Để duy trì tính cạnh tranh, thu hút lượng khách lưu trú khủng, các khách sạn thường đặt ra yêu cầu mọi thứ phải sạch bong, sáng bóng. Và để đạt được những yêu cầu đó, nhân viên Housekeeping cần lao động rất vất vả. Bằng việc khom lưng, quỳ lối, với tay cao,… khiến cho phần cơ của nhân viên bị chấn thương nghiêm trọng. Đặc biệt là với các nhân viên lớn tuổi. Do đó, để cải thiện vấn đề này, khách sạn cần:

  • Trang bị các vật dụng làm sạch tiên tiến để dọn rửa tường nhà, sàn nhà, cửa sổ giúp nhân viên giảm thiếu tối đa việc phải lao động ở tư thế khó.
  • Áp dụng chính sách xoay vòng công việc: Chính sách này yêu cầu nhân viên phải di chuyển đến nhiều khu vực làm việc khác nhau. Tuy nhiên, việc di chuyển này sẽ giúp cho những cơ bắp đang căng thẳng được phục hồi. Do mỗi công việc, nhiệm vụ, khu vực lại yêu cầu sử dụng những vùng cơ bắp khác nhau.
  • Huấn luyện quy trình làm việc để giảm thiểu các động thừa.
  • Huấn luyện quy trình làm việc về an toàn lao động.
  • Hướng dẫn các tư thế làm việc hợp lý cho nhân viên.
  • Đề cao tinh thần làm việc đồng đội, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Nâng cao chất lượng bữa ăn cho nhân viên.

máy hút bụi tân tiến

4. Tạm kết

Để đổi lấy sự thành công của một khách sạn là những nỗ lực, đóng góp to lớn của bộ phận nhân viên Housekeeping. Vậy nên, khách sạn cần chú trọng và quan tâm đến những nhân viên làm phòng hơn nữa. Tạo điều kiện làm việc thuận tiện, dễ dàng, nhiều hỗ trợ để xứng đáng với những công sức mà họ đã bỏ ra. Để mang đến sự hài lòng, thoải mái cho khách hàng. Hy vọng rằng những thông tin mà ezCloud cung cấp trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về công việc của một nhân viên Housekeeping. Hãy liên tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi trong chuyên mục Buồng phòng/ Housekeeping nhé.

4.4/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)