4 nguyên tắc cơ bản nhất của một nhân viên khách sạn

nhân viên khách sạn

Chi tiết 4 nguyên tắc cơ bản nhất mà một nhân viên khách sạn cần phải biết để trở thành nhân viên có trình độ làm việc chuyên nghiệp.

Nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho khách sạn, đội ngũ cán bộ nhân viên cần có thái độ làm việc chuyên nghiệp. Giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất xuyên suốt thời gian lưu trú. Để làm được việc đó, yêu cầu các nhân viên cần nắm rõ những quy tắc cơ bản trong quá trình làm nghề. Vậy nên, trong bài viết này, ezCloud sẽ giới thiệu đến mọi người 4 nguyên tắc cơ bản nhất mà nhân viên khách sạn cần phải nắm rõ.

1. Nguyên tắc làm sạch

Để công việc dọn phòng được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhân viên cần làm việc theo một quy chuẩn làm phòng đúng nghiệp vụ. Cụ thể là những quy tắc cơ bản sau đây:

  • Nguyên tắc từ cao đến thấp: Căn phòng cần làm sạch từ vị trí cao nhất đến thấp nhất.
  • Nguyên tắc xa – gần: Làm sạch phòng ốc từ góc xa nhất đến gần nhất. Công việc dọn dẹp phải được bắt đầu từ vị trí xa cửa phòng nhất.
  • Nguyên tắc trước – sau: Nhân viên vệ sinh cần làm sạch từ những vị trí ít bụi bẩn đến nơi bám bụi nhất. Hành động này sẽ giúp cho những nơi sạch không bị vương bụi bẩn. Nhân viên cần đặc biệt lưu ý không sử dụng lại dụng cụ đã dùng giữa các nơi với nhau.
  • Nguyên tắc không bỏ sót: Nơi đầu tiên được làm sạch của thao tác sau cần phải chồng lê một phần nơi làm sách cuối cùng của thao tác liên trước đó.
  • Nguyên tắc tuần tự: Nhân viên cần thao tác dọn dẹp từ khu vực này sang khu vực khác. Cần làm sạch sẽ dứt điểm từng vị trí. Rồi mới chuyển sang khu vực khác để dọn rửa tiếp.

Xem thêm:

nhân viên vệ sinh dọn phòng bằng máy hút bụi

2. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất

Đối với các hóa chất giặt là, tẩy rửa được sử dụng trong quá trình làm sạch đồ dùng, trang thiết bị. Nhân viên khách sạn cần tuân thủ theo những quy tắc mà ezCloud kể sau:

  • Nguyên tắc thử trước: Nhân viên cần kiểm tra độ tương thích của các hóa chất với vật liệu trước khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất nếu chúng không đủ an toàn.
  • Nguyên tắc loại trừ: Các hóa chất quá độc hại có thể được thay thế bằng các hóa chất không độc hay ít độc hơn. Nhất là với các hóa chất được sử dụng cho các trang thiết bị tiếp xúc trực tiếp với người dùng.
  • Nguyên tắc nhận diện: Các bình chứa hóa chất đều được đánh dấu, ghi tên, có nhãn mác, công dụng và bộ phận sử dụng. Vậy nên, nhân viên cần dựa theo những thông tin đó để sử dụng chúng sao cho hợp lý. Ví dụ hóa chất giặt dùng để giặt khăn tắm khác với hóa chất giặt sử dụng để giặt khăn mặt khách sạn.
  • Nguyên tắc cấp cứu: Khi trường hợp nhiễm độc hóa chất không may xảy ra, cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp sơ cứu cho nạn nhân kịp thời. Và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp nguy hiểm.
  • Nguyên tắc bảo vệ: Nhân viên cần trang bị đủ thiết bị bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất. Tránh tiếp xúc trực tiếp vì có thể gây hại đến sức khỏe của chính nhân viên.

hóa chất dọn dẹp phòng

3. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị

  • Nguyên tắc sử dụng đúng cách: Dùng đúng hướng dẫn và bảo quản thiết bị theo đúng yêu cầu công việc. Không tự ý sử dụng thiết bị khi chưa được cho phép và hướng dẫn. Không dùng thiết bị cho những mục đích sai trái. Các thiết bị cần được kiểm tra chất lượng thường xuyên trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho cả nhân viên lẫn khách hàng. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần phải báo ngay cho bộ phận sửa chữa.
  • Nguyên tắc an toàn độ cao: Trong trường hợp nhân viên phải làm việc trên cao, cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ tương ứng.
  • Nguyên tắc an toàn kết cấu: Mặt bằng đặt thiết bị sử dụng cần bằng phẳng, không trơn trượt. Nhằm tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị và công việc của nhân viên. Đồng thời, thiết bị cũng cần bảo đảm an toàn kết cấu bền chắc.
  • Nguyên tắc an toàn thân thể: Thường xuyên kiểm tra chất lượng thiết bị bảo hộ. Và trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết.
  • Nguyên tắc an toàn điện: Trước khi sử dụng thiết bị, cần kiểm tra độ an toàn điện.

Xem thêm:

4. Nguyên tắc làm vệ sinh phòng khách

  • Bụi bẩn cần được loại bỏ hoàn toàn mà không gây hại đến bề mặt sau khi làm sạch.
  • Sau khi hoàn thành quá trình làm sạch, bề mặt cần đảm bảo được khôi phục gần như về trạng thái vốn có ban đầu.
  • Sử dụng tối thiểu thiết bị, xe đẩy làm vệ sinh, hóa chất tẩy rửa. Và tối ưu công suất về thời gian và nhân công. Để đảm bảo quy trình làm sạch hiệu quả.
  • Ưu tiên áp dụng các phương pháp làm sạch ít gây hại. Và các hóa chất tẩy rửa nhẹ, có tính ăn mòn thấp, ít gây hại đến bề mặt vật dụng.
  • Phương pháp hút chân không thanh cần được ưu tiên trong bất cứ trường hợp nào có thể áp dụng.
  • Để tránh làm bẩn khu vực đã dọn dẹp vệ sinh khi lau sàn nhà, nhân viên nên di chuyển lùi.
  • Khi đang thực hiện nhiệm vụ, nhân viên cần giảm thiểu tối đa tiếng ồn. Để không gây ảnh hưởng đến các nhân sự khác cũng như khách hàng đang lưu trú tại khách sạn.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng căn phòng trước khi rời khỏi. Nhằm đảm bảo đạt yêu cầu công việc đề ra.
  • Các dụng cụ, thiết bị dọn rửa cần được vệ sinh sạch sẽ. Và bảo quản đúng cách, cất giữ đúng nơi quy định sau khi hoàn thành vệ sinh.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng, bổ sung hóa chất khi cần và bảo quản hóa chất đúng cách.
  • Rác thải cần được thu gom, phân loại và loại bỏ theo đúng quy định. Luôn giữ gìn khu vực làm việc gọn gàng, sạch sẽ.

phòng khách sạn gọn gàng

5. Tạm kết

Những nguyên tắc cơ bản trên dù đơn giản. Nhưng lại có những đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn. Bất kỳ nhân viên khách sạn nào cũng cần được đào tạo kỹ lưỡng về 4 quy tắc được kể trên. Để mang đến cho khách hàng sự hài lòng trong thời gian trải nghiệm dịch vụ lưu trú tại khách sạn. Mong rằng những thông tin hữu ích mà ezCloud đưa ra ở trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức về ngành Hospitality. Đừng quên đón đọc những bài đọc mới của chúng tôi tại chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)