Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng đầy đủ nhất

nhà hàng

Người quản lý nhà hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cho nhà hàng hoạt động một cách hiệu quả, trơn tru.

Việc tìm hiểu về những nhiệm vụ và yêu cầu cần có ở một người quản lý nhà hàng là vô cùng cần thiết. Để bạn đến gần hơn với vị trí đáng mơ ước này. Trong bài viết này, ezCloud sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến vị trí Quản lý nhà hàng. Từ khái niệm, mô tả công việc, mức lương đến những yêu cầu cần có.

1. Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng (hay còn gọi là Restaurant Manager) dùng để chỉ người quản lý điều hành mọi hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Từ quản lý tài sản, quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa. Đến quản lý tiêu chuẩn dịch vụ, quản lý bàn, tuyển chọn và đào tạo nhân viên. Đưa ra phương án giải quyết khi có khiếu nại.

2. Bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng

Thông thường, một người quản lý nhà hàng sẽ phải đảm nhiệm những công việc mà ezCloud kể sau:

2.1. Quản lý nhân viên

  • Tuyển dụng, đề xuất các chức danh cho bộ phận nhà hàng.
  • Tuyển chọn, tham gia đào tạo nhân viên mới.
  • Hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng.
  • Trực tiếp đánh giá kết quả thử việc và đào tạo.
  • Lập bảng công việc hàng ngày, hàng tuần cho nhân viên. Và điều chỉnh lại khi có phát sinh.
  • Điều động, sắp xếp nhân viên hoàn thành công việc.
  • Đánh giá năng lực và kết quả làm việc của nhân viên nhà hàng định kỳ.
  • Thực hiện tổ chức theo các quy định của nhà hàng về quản lý nhân sự.

2.2. Quản lý tài sản, hàng hóa

  • Theo dõi, cập nhật số lượng dụng cụ, công cụ. tài sản hàng tháng. Và giải trí cho kế toán, Giám đốc nhà hàng số lượng đồ mất mát, hư hỏng.
  • Lập phiếu hủy cho tài sản bị hư.
  • Làm phiếu transfer khi nhận được yêu cầu.
  • Phối hợp với bếp trưởng xử lý các món ăn bị hư hỏng.
Xem thêm:

2.3. Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách

  • Giải quyết các khiếu nại liên quan đến đồ ăn.
  • Theo dõi, đánh giá sự hài lòng của khách theo quy trình công ty.
  • Đào tạo cho nhân viên cách tiếp cận khách hàng. Và báo cáo ngay cho quản lý khi có vấn đề phát sinh.
  • Báo cáo kết quả đến Giám đốc điều hành. Để đưa ra hướng giải quyết.

2.4. Quản lý bàn

  • Kiểm tra, theo dõi lượng khách và khâu chuẩn bị thực phẩm.
  • Kiểm tra và xác nhận thực đơn hàng ngày cùng bếp trưởng.
  • Set up và ghi lại bàn đặt.

2.5. Điều hành công việc

  • Đưa ra biện pháp xử lý các tình huống phát sinh.
  • Điều động, sắp xếp nhân viên thực hiện công việc phát sinh trong ngày.
  • Tổ chức buổi họp đầu ca để truyền đạt, hướng dẫn thông tin cho nhân viên.
  • Tổ chức thực hiện theo các chỉ thị, yêu cầu của giám đốc.
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động ngày, tuần, tháng cho bộ phận nhà hàng. Và thực hiện tổ chức.
  • Cùng các bộ phận liên quan thực hiện công việc.

2.6. Quản lý tiêu chuẩn phục vụ

  • Trực tiếp giám sát và tổ chức cơ chế giám sát việc thực hiện theo quy trình, tiêu chuẩn của nhà hàng.
  • Hàng ngày báo cáo kết quả các sự nghiệp cho giám đốc.
  • Đề xuất các hoạt động cải tiến nhà hàng.

3. Công việc hàng ngày của quản lý nhà hàng

3.1. Đầu ngày

  • Họp bộ phận, thông báo tình hình khách sắp đón
  • Kiểm tra hình thức cá nhân.
  • Kiểm tra danh sách công việc, vệ sinh khu vực trước khi khách đến.
  • Xem xét các công việc của các bộ phận trong ngày.
  • Xem lại đề nghị, báo cáo,… của ngày hôm trước.

3.2. Trong ngày

  • Xử lý các công việc phát sinh.
  • Kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của nhà hàng trước giờ mở cửa đón khách.

3.3. Cuối ngày

  • Xem xét các công việc còn tồn đọng trong ngày.
  • Kiểm tra lại các bộ phận.
  • Lập báo cáo chi tiết nội dung của toàn bộ công việc diễn ra trong ngày.

3.4. Báo cáo giám đốc nhà hàng

  • Báo cáo việc điều hành, quản lý bộ phận theo nhiệm vụ được giao định kỳ tuần, tháng cho giám đốc. Và báo cáo lại các trường hợp đột xuất. Hay các
  • nhiệm vụ được giám đốc giao.
  • Báo cáo tình hình ăn uống của khách; chất lượng, định lượng đồ uống, đồ ăn hàng ngày.
  • Báo cáo chất lượng thực đơn và phản hồi của nhân sự bộ phận, của khách; chất lượng phục vụ của bộ phận; tình trạng tồn kho, thiết bị; đề nghị thay thế, bảo dưỡng theo tháng.
  • Bàn giao công việc cho Trợ lý được chỉ định thực hiện khi vắng mặt.
Xem thêm:

4. Yêu cầu đối với Quản lý nhà hàng

Điều kiện cơ bản nhất để bạn đảm nhiệm vị trí này là tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng chuyên ngành quản lý khách sạn/ nhà hàng. Hoặc các lĩnh vực liên quan khác.
  • Có ít nhất 2 – 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí trợ lý/ quản lý/ giám sát.
  • Có hiểu biết chuyên sâu về ẩm thực.
  • Khả năng ngoại ngữ tốt (Đặc biệt là tiếng Anh).
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Kỹ năng lãnh đạo.
  • Kỹ năng lập kế hoạch.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, báo cáo.
  • Kỹ năng tổ chức và giám sát công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Có khả năng chịu được áp lực công việc.
  • Yêu thích công viên liên quan đến ngành nhà hàng – khách sạn.

5. Mức lương của quản lý nhà hàng

Vì công việc này đòi hỏi nhiều sức lực, kỹ năng làm việc nên mức lương khá cao. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, năng lực làm việc, mức lương của quản lý nhà hàng có thể tăng hay giảm. Trung bình mỗi tháng, người đảm nhiệm vị trí này sẽ nhận được 15 – 45 triệu đồng.

6. Tạm kết

Không phải ai cũng có đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm nhiệm vai trò quản lý nhà hàng. Mà cần một khoảng thời gian rất dài để tích lũy đủ kiến thức chuyên môn. Với mục đích giúp cho công việc trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Vậy nên, việc trau dồi cho bản thân những thông tin chuyên ngành là vô cùng cần thiết. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi thực sự giúp ích cho chặng đường tương lai của bạn. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Quản lý khách sạn.
4.8/5 - (11 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)