Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết

dat-phong-khach-san-truc-tuyen-gia-tot (1)

Là một nhân viên lễ tân, đặt phòng hay nhân viên sales là những điểm chạm trực tiếp với khách hàng thì để xây dựng thương hiệu khách sạn thật đẹp trong mắt khách hàng cần phải nắm rõ các thuật ngữ đặc thù ngành trong đó có thuật ngữ giá phòng khách sạn. Tùy vào nhu cầu của khách hàng, nhân viên khách sạn sẽ tư vấn và hướng dẫn khách chọn loại phòng với mức giá phù hợp nhất. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp “Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết”

1. Net Rate – Giá Thuần

Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết

Giá thuần là giá chưa bao gồm khoản phí hoa hồng phải trả cho các đại lý du lịch trực tuyến phân phối phòng cho khách sạn. Với mức giá thuần, các OTA, TA.. sẽ có chiến lược giữ nguyên mức giá như thỏa thuận hoặc tăng giá để mang về lợi nhuận cao nhất.

2. Open Pricing – Giá mở

Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết

Giá mở là việc linh hoạt giá dịch vụ khách sạn tùy vào kênh phân phối và mục tiêu chính trong từng giai đoạn kinh doanh. Ví dụ như vào mùa thấp điểm khách sạn sẽ giảm giá phòng hoặc các dịch vụ để thu hút khách hàng book phòng tại khách sạn để tối ưu nhất doanh thu.

3. Rate Parity – Giá cân bằng

Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết

Giá cân bằng là mức giá như nhau giữa các kênh phân phối có liên kết với khách sạn. Chiến lược giá này sẽ giúp khách sạn có thể quảng bá được trên nhiều kênh khác nhau mà không phải trả hoa hồng cho bên thứ 3. Bởi khách hàng tiềm năng sau khi được áp dụng mức giá này sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc booking trực tiếp với khách sạn đồng thời tin tưởng và mong muốn sử dụng dịch vụ về lâu về dài. Hình ảnh cũng như tên tuổi khách sạn sẽ ngày càng tốt hơn.

Xem thêm:

4. Rack Rate – Giá cao nhất

Giá cao nhất là cơ sở để xác định các chính sách giá tiếp theo nên trong chiến lược giá phòng khách sạn, Rack Rate rất quan trọng. Để xây dựng giá cao nhất, cần tách từng loại phòng riêng biệt, xem xét công suất phòng hiện tại và tương lai, thời điểm đặt phòng, ưu đãi từng mùa… để chắc chắn mang về doanh thu tối ưu nhất

5. Negotiated Rate – Giá đã qua đàm phán

Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết

Đối với khách hàng doanh nhân thường đặt phòng khách sạn lâu dài phục vụ mục đích công việc thường sẽ đàm phán về giá cả để được mức giá tốt nhất. Để mang lại lợi ích win – win công bằng cho cả hai bên, khách hàng sẽ có mức giá hợp lý về các dịch vụ phòng họp, phòng hội thảo, phòng ở… còn khách sạn sẽ có khách hàng tiềm năng về lâu về dài thì chính sách giá Negotiated Rate sẽ được đưa ra thảo luận. Và để mối quan hệ hợp tác được lâu bền thì sẽ cần có những quy định thống nhất, cụ thể và rõ ràng được chấp thuận bởi cả hai bên.

6. Group Rate – Giá phòng cho khách đoàn

Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết

Giá cho khách đoàn là giá đã được tính giảm tỉ lệ phần trăm so với mức giá phòng công bố. Giá này chỉ áp dụng cho đối tượng khách đặt từ 5 phòng trở lên và thường là công ty du lịch, công ty đặt cho hội nghị, hội thảo, liên đoàn thể thao – nghệ thuật…  Group Rate là mức giá ưu đãi đem lại lợi ích cho cả khách lưu trú và khách sạn, đảm bảo lượng phòng bán ra là tốt nhất.

7. Early Bird Discount – Giảm giá khi đặt sớm

Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết

Early Bird Discount là mức giá khuyến mãi được áp dụng để khách sạn tăng lượng đặt phòng sớm, thu hút nhiều khách hàng hơn mang lại doanh thu cao hơn. Các kênh trung gian như OTA, TA,.. hay trực tiếp trên website khách sạn là truyền thông về mức giá này. Với chương trình ưu đãi này, khách hàng sẽ không được hoàn tiền hoặc mất quyền hưởng ưu đãi nếu không đến đúng giờ đã quy định. Early Bird Discount sẽ diễn ra từ 1 tuần đến 1 tháng kể từ lúc đặt phòng.

Xem thêm:

8. Dynamic Pricing – Giá linh hoạt

Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết

Giá linh hoạt là chiến lược tùy chỉnh giá để thu được lợi nhuận tốt nhất trong mọi thời điểm. Ảnh hưởng của nhu cầu thị trường sẽ quyết định mức giá phòng khách sạn, có thể là cùng 1 hạng phòng nhưng vào mùa cao điểm sẽ giá khác với mùa thấp điểm, ngày trong tuần cũng khác ngày cuối tuần… Giá sẽ áp dụng cho nhiều đối tượng khách khác nhau như khách lẻ, khách đoàn, khách công ty,.. Với khách có thẻ thành viên cũng sẽ được dùng mức giá này là một cách để khách sạn tri ân và chăm sóc khách hàng. 

9. LCR – Giá dành cho công ty

Giá dành cho công ty LCR là mức giá lưu hành nội bộ, với đối tượng khách hàng là công ty cần book khách sạn để tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc,… LCR không nên được đồng nhất chung một mức giá với tất cả khách hàng công ty mà cần xét đến tính lâu dài của hợp đồng, thời điểm… Các buổi đàm phán riêng để đi đến tiếng nói chung về mức giá LCR là rất cần thiết.

10. BAR – Giá bán phòng tốt nhất

Giá bán phòng tốt nhất BAR là mức giá thấp nhất trong ngày có thể bán cho khách. Qua đó, khách lưu trú có thể trả mức giá khác nhau cho từng đêm ở khách sạn. Khi khách sạn đang áp dụng nhiều chương trình ưu đãi thì sẽ sử dụng thuật ngữ này để phân biệt tránh nhầm lẫn cho khách. Ví dụ như khi khách đã book phòng trước 4 ngày và sau đó có nhu cầu muốn ở thêm mà khách sạn vẫn còn phòng trống thì khách sẽ được hưởng mức giá phòng tốt nhất so với 4 ngày đầu.

11. BRG – Cam kết giá tốt nhất

Thuật ngữ giá phòng khách sạn nhân viên nào cũng cần biết

Chính sách cam kết giá tốt nhất BRG được khách sạn áp dụng khi khách hàng book phòng trực tiếp qua trang web của khách sạn. BRG sẽ thường được áp dụng cùng với BAR. Với chính sách giá này, khách sạn sẽ hướng khách hàng đến website khách sạn chứ không phải qua bên trung gian như OTA.. Với khách hàng đã được sử dụng BRG thì trong vòng 24 giờ sau khi đặt phòng, nếu khách tìm được mức giá thấp hơn với đúng loại phòng và thời gian đã đặt, khách sẽ được giảm thêm. 

4.8/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)