Timeshare là gì? 3 hình thức Timeshare phổ biến nhất hiện nay

timeshare

Timeshare là gì? Mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú tiềm năng với khả năng sinh lời cao, thu hồi vốn nhanh.

Timeshare là hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên với thị trường bất động sản Việt Nam, thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ. Vậy timeshare là gì? Nên hay không nên kinh doanh mô hình timeshare? Trong bài viết này, ezCloud sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến mô hình này.

1. Timeshare là gì?

Timeshare là các phần tài sản và địa điểm du lịch bao gồm resort, hotel, condotel được làm chủ bởi một nhóm người. Mỗi người sẽ bỏ ra một số tiền để làm chủ một vị trí tại resort. Chi phí sẽ được thanh toán mỗi năm. Đây là hình thức sở hữu phù hợp dành cho cả người đi du lịch một mình hoặc du lịch gia đình.
Hình thức này tạo cho mọi người cơ hội để mua một thời gian du lich tại phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi với chi phí thấp. Những chủ sở hữu căn hộ Condotel tham gia chương trình Timeshare có thể làm những gì họ muốn với quyền sở hữu kỳ nghỉ du lịch của họ. Thậm chí là cho thuê.
Bởi vậy, Timeshare luôn được đánh giá là mô hình giàu tiềm năng với khả năng sinh lời cao. Không chỉ với chủ đầu tư mà còn với người mua. Cũng như khách hàng sử dụng.

timeshare là gì

2. Lịch sử hình thành chương trình sở hữu kỳ nghỉ

Thuật ngữ Timeshare bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960 tại Anh Quốc. Chỉ trong một thập kỷ, nó đã nhanh chóng lan rộng ra các nước châu u và Mỹ. Đồng thời dẫn đầu xu hướng đầu tư với tốc độ phát triển chóng mặt. Những năm 1990, thế giới có 1,5 triệu người tham gia mô hình Timeshare. Song đến năm 2003, con số này đã lên đến 6.7 triệu người. Trong đó có hơn 10.7 triệu tuần nghỉ dưỡng được bán ra. Đặc biệt, sở hữu kỳ nghỉ rất được ưa chuộng tại Mỹ. Tính đến năm 2017, loại hình này đã đạt được 8 năm tăng trưởng liên tiếp. Doanh số bán hàng riêng năm 2017 chạm mốc gần 10 tỷ đô la Mỹ.
Khác với thế giới, tại Việt Nam loại hình này vẫn còn khá xa lạ. Tuy nhiên với ưu điểm khả năng sinh lời cao và nhanh hồi vốn, Timeshare được đánh giá là sẽ trở thành xu hướng kinh doanh dịch vụ trong những năm tới.

3. Hình thức Timeshare

Chủ sở hữu hình thức này có quyền sử dụng kỳ nghỉ du lịch tại Resort của mình mãi mãi. Hoặc trong phạm vi số năm định trước. Điều này tùy thuộc vào hợp đồng mua bán của Timeshare với việc thanh toán một khoản tiền nhất định khi mua Timeshare một lần và duy trì mức phí hàng năm. Với hình thức này, người sở hữu có thể chọn sử dụng thời gian nghỉ. Hoặc cho người khác thuê sử dụng.
Ngoài ra, Timeshare còn cho người mua có quyền đổi Timeshare của Resort này qua Resort khác trên toàn thế giới. Khi đó người sử dụng có quyền du lịch nghỉ ngơi ở bất cứ đâu trên toàn thế giới. Chỉ cần resort đó nằm trong danh sách trao đổi Timeshare. Ngoài ra, người mua cũng có quyền bán lại khi không còn dùng tới nữa.

không gian timeshare sang trọng

4. Các hình thức Timeshare phổ biến nhất hiện nay

Hãy cùng ezCloud tìm hiểu 3 hình thức Timeshare phổ biến sau đây nếu muốn đầu tư loại hình này:

4.1 Deeded interests (Hợp đồng bán đứt tài sản)

Người mua Timeshare theo phương thức này sẽ nhận quyền sở hữu hợp pháp. Cũng như quyền sử dụng tài sản đó theo khoảng thời gian cụ thể trong hợp đồng. Với loại hình này, người mua có quyền sử dụng vĩnh viễn tài sản đó. Hoặc có thể để lại như tài sản thừa kế cho các thành viên trong gia đình. Hoặc bán bất động sản khi mà khách hàng không còn muốn giữ tài sản đó.

4.2 Right-to-use (Hợp đồng quyền sử dụng)

Với hình thức này, người mua không có quyền sở hữu tài sản. Thay vào đó sẽ được sử dụng các cơ sở vật chất của Timeshare trong những khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời hạn ghi trên hợp đồng, quyền của người mua đối với bất động sản đó sẽ bị xóa bỏ. Trừ khi tiếp tục ký hợp đồng gia hạn.

4.3 Leasehold agreements (Hợp đồng thuê bất động sản)

Tương tự right-to-use, loại hình Timeshare thứ ba này cho phép người mua nắm giữ quyền lợi thuê bất động sản theo hợp đồng. Các quyền lợi này luôn thấp hơn so với quyền lợi của người nắm giữ toàn bộ tài sản đó (full ownership interest). Một trong những khác biệt giữa leasehold agreements và right-to-use là về khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng. Thông thường, hợp đồng của leasehold sẽ ngắn hơn right-to-use.

5. Lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào Timeshare

Dù còn khá mới mới mẻ tại Việt Nam nhưng mô hình Timeshare đang dần trở thành xu hướng được các chủ đầu tư quan tâm? Vậy lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào mô hình này là gì?

timeshare resort nghỉ dưỡng

5.1 Lợi ích

  • Lợi ích tài chính: Việc đầu tư cùng nhóm người sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. Để sở hữu hoàn toàn bất động sản nghỉ dưỡng, bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng lại không được tận dụng tối đa. Trái lại với Timeshare, bạn sẽ chỉ cần chi trả một khoản tiền nhất định tại thời điểm đó. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí vừa vẫn có thể sở hữu được các bất động sản nghỉ dưỡng, căn hộ sang trọng, cao cấp.
  • Quyền lợi sở hữu tài sản: Chủ sở hữu Timeshare được toàn quyền sử dụng và khai thác tài sản trong thời gian đã mua. Do đó, bạn có thể tận dụng nó để kinh doanh, cho thuê, chuyển nhượng hoặc bán lại.
  • Trao đổi kỳ nghỉ xuyên lục địa: Bạn có thể trao đổi Timeshare với một Timeshare khác bất kỳ đâu trên khắp thế giới. Chỉ cần tài sản đó có trong danh sách trao đổi Timeshare. Như vậy, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ cao cấp ở nhiều nơi, tại nhiều quốc gia. Đặc biệt là có thể mở rộng kinh doanh và thu lợi nhuận.
  • Luôn chủ động trong kỳ nghỉ dưỡng: Khi đầu tư vào mô hình này, bạn sẽ không còn phải lo vấn đề cháy – hết phòng Bên cạnh đó, bạn sẽ luôn chủ động về thời gian, công việc,… Điều này sẽ đảm bảo cho chuyến đi của bạn được diễn ra một cách trọn vẹn hơn.

5.2 Rủi ro

  • Sự cố định về thời gian là một trong những nhược điểm mà các chủ đầu tư cần lưu ý. Bởi điều này sẽ khiến cho khách hàng khó có thể mua và khai thác hết giá trị của kỳ nghỉ. Tuy nhiên trên thực tế, bạn có thể tặng hoặc bán lại nếu không tận dụng được triệt để.
  • Timeshare thường chỉ dành cho những khu du lịch nghỉ dưỡng hạng sao từ 4 – 5 sao trở lên. Ngoài ra, cần có một hệ thống toàn cầu giúp cho khách hàng dễ dàng trao đổi kỳ nghỉ với nhau. Hiện nay, điều này ở Việt Nam khá hạn chế. Các dự án bất động sản còn khiêm tốn. Do đó chưa tạo ra được sự đa dạng, phong phú trong dịch vụ trao đổi kỳ nghỉ dưỡng.
  • Hình thức sở hữu chung đôi khi gây ra nhiều bất cập trong quá trình sử dụng. Bởi nếu không sắp xếp được thời gian hợp lý hay thiếu sự thỏa thuận giữa các bên thì rất dễ xảy ra tranh cãi.
  • Với Timeshare, việc vận hành – bảo dưỡng cũng phát sinh nhiều chi phí và tốn kém. Vậy nên, bạn phải tìm hiểu kỹ càng các khoản chi phí này trước khi quyết định đầu tư.
  • Timeshare cũng như loại hình Condotel chưa được định hình, quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Về mặt pháp lý sẽ có nhiều khó khăn và rủi ro cho các nhà đầu tư.

6. Tình hình Timeshare tại thị trường Việt Nam

Khoảng những năm gần đây, khái niệm Timeshare mới trở nên phổ biến tại Việt Nam. Thế nhưng, mô hình này đang dần trở thành xu hướng đầu tư đầy tiềm năng. Điều này được thể hiện rõ nhất qua hàng loạt dự án bất động sản quy mô lớn kinh doanh theo mô hình Timeshare. Đi đầu cho những dự án Timeshare tại Việt Nam chủ yếu là các tập đoàn khách sạn và bất động sản nước ngoài. Những dự án nghỉ dưỡng cung cấp mô hình Timeshare tại Việt Nam: The Manna tại Vịnh Cam Ranh – Khánh Hòa, Hồ Tràm Sanctuary, Furama resort, The Nam Hai, Tản Viên resort – Hà Nội, FLC Holiday,…

timeshare phú quốc

Trên đây, ezCloud đã chia sẻ với bạn “Timeshare là gì? 3 hình thức Timeshare phổ biến nhất hiện nay”. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn đầu tư vào hình lưu trú mới này. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết bổ ích tại chuyên mục Thuật Ngữ Nghề

4/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)