5 sai lầm nhất định không được mắc phải khi kinh doanh khách sạn

sai-lam-kinh-doanh-khach-san

Trong kinh doanh khách sạn, nhiều khi sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có những sai lầm mà khách sạn nhất định không được mắc phải. Dưới đây là những sai lầm như vậy.

1. Không cập nhật giá phòng

Giá phòng khách sạn thay đổi theo mùa. Mặc dù có thể các khách sạn đã phân chia rất rõ mức giá cho từng mùa, nhưng lại quên cập nhật thông tin đó trên các kênh bán phòng online. Đây là một sai lầm ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh khách sạn của bạn.

Trước hết, nó ảnh hưởng tới hình ảnh chuyên nghiệp của khách sạn. Thử tưởng tượng khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu như thế nào khi gọi điện đặt phòng và được thông báo mức giá đó là mức giá cũ, chưa được cập nhật? Bên cạnh đó, hiện nay hầu hết du khách đặt phòng khách sạn qua các kênh OTA, và bộ máy tìm kiếm trên các kênh đó thường hiển thị khách sạn theo mức giá. Những khách sạn với mức giá chưa được cập nhật có thể bị loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm. Do đó, hãy đảm bảo khách sạn luôn được hiển thị bằng cách thường xuyên cập nhật mức giá chính xác.

2. Không cập nhật số phòng trống

Việc cập nhật số phòng trống luôn là vấn đề đối với nhiều khách sạn vừa và nhỏ, đặc biệt là khi đăng bán phòng trên các kênh OTA. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng overbooking. Đôi khi không phải do các khách sạn không muốn cập nhật lại số phòng trống mà đơn giản là họ không làm kịp. Việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức nếu số lượng kênh OTA lớn và nhân viên khách sạn thực hiện một cách thủ công.

Lời khuyên ở đây là khách sạn nên sử dụng một hệ thống quản lý kênh phân phối. Với hệ thống này, khách sạn có thể cập nhật số phòng trống trên tất cả các kênh OTA chỉ với một vài click chuột. Bên cạnh đó, tính năng tự động cập nhật lại số phòng trống của hệ thống sẽ giúp khách sạn tránh được vấn đề overbooking. Cụ thể, mỗi khi có booking đổ về, hệ thống sẽ tự động trừ số phòng trống hiện tại, sau đó đăng bán phòng trên các kênh OTA với số phòng trống đã được cập nhật.

Kinh doanh khách sạn trên OTA tránh overbooking

Xem thêm:

3. Hình ảnh khách sạn lộn xộn

Có rất nhiều khách sạn upload hình ảnh lên mạng chỉ cho có, sau đó hoàn toàn lãng quên. Bởi vậy, các hình ảnh này luôn ở trong tình trạng lộn xộn, giữa cũ và mới, chất lượng cao và thấp. Điều này sẽ khiến du khách không dám đặt phòng khách sạn do không biết nên tin vào hình ảnh nào.

Để giải quyết vấn đề này, khách sạn cần phải rà soát lại các hình ảnh một lượt và cập nhật lại. Khi đề cập đến hình ảnh khách sạn, cần nhớ rằng chất lượng hơn số lượng – 15 bức ảnh chất lượng cao còn tốt hơn nhiều 40 bức ảnh chất lượng thấp. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ upload những hình ảnh chất lượng cao và mới nhất về khách sạn. Ngay khi khách sạn được cải tạo và nâng cấp, hãy cập nhật lại hình ảnh ngay lập tức.

4. Đoạn mô tả thiếu lôi cuốn

Các trang OTA đều để một mục nhỏ để các khách sạn tự giới thiệu về mình. Tuy nhiên, nhiều khách sạn không biết tận dụng điều đó. Những đoạn mô tả của họ thường thiếu hấp dẫn, nhiều khi khiến người đọc cảm thấy nhàm chán.

Do đó, bạn cần kiểm tra lại những đoạn mô tả của khách sạn trên các trang OTA. Tự hỏi xem nếu là khách, bạn có cảm thấy lôi cuốn hay không? Nếu đoạn mô tả không hấp dẫn hoặc tệ hơn – không chính xác thì nó cần được viết lại.

Khi viết đoạn mô tả về khách sạn, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng. Họ muốn biết khách sạn của bạn ở gần các điểm du lịch địa phương hay trung tâm thành phố như thế nào? Và điều gì khiến khách sạn của bạn trở nên khác biệt so với các khách sạn khác? Do đó, trong đoạn mô tả, hãy làm nổi bật những ý đó.

5. Thời gian check-in/check-out không đúng với thực tế

Đây là một chi tiết nhỏ mà không phải khách sạn nào cũng để ý. Rất nhiều trang OTA để thời gian check-in, check-out mặc định dựa theo chuẩn mực trong ngành kinh doanh khách sạn, và hầu hết khách sạn thường không thay đổi chúng.

Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi thời gian check-in, check-out cho phù hợp với thời gian hoạt động thực tế của khách sạn. Ví dụ, bạn có thể mở cửa check-in đến 10 giờ tối, nhưng nếu nhận thấy bạn thường đóng cửa khách sạn sớm hơn, thì bạn có thể thay đổi thời gian sớm hơn.

Điều quan trọng là bạn phải thực hiện đúng theo thời gian đã cam kết. Không có gì khiến khách hàng cảm thấy bực mình hơn là việc đặt phòng online, sau đó tới check-in mà khách sạn đã đóng cửa trong khi họ tưởng khách sạn sẽ mở cửa tới 10 giờ tối.

Xem thêm:

đảm bảo thời gian check-in/check-out

Trên đây là 5 sai lầm nhất định không được mắc phải khi kinh doanh khách sạn. Nếu khách sạn của bạn đang mắc phải những sai lầm này, hãy nhanh chóng điều chỉnh.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý khách sạn, hãy dùng thử ezCloudhotel – phần mềm quản lý khách sạn vừa và nhỏ chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh tính năng quản lý kênh phân phối, ezCloudhotel còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác giúp việc quản lý và kinh doanh khách sạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Một phần mềm quản lý tốt là chìa khóa để kinh doanh khách sạn thành công!

dùng thử miễn phí ezCloudhotel

 

4.7/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)