Gift Shop là gì? Bí quyết mở Gift Shop đơn giản, hiệu quả

gift shop là gì

Giải thích thuật ngữ: “Gift Shop là gì?” và khám phá kinh nghiệm điều hành và kinh doanh cửa hàng Gift Shop.

Là địa điểm ý nghĩa và đầy thu hút, những món đồ được bày bán tại Gift Shop đánh dấu kỷ niệm và hành trình của mỗi du khách. Vậy rốt cuộc Gift Shop là gì? Hãy cùng ezCloud khám phá về thuật ngữ này ngay sau đây.

1. Gift Shop là gì?

Tên gọi Gift Shop được ghép bởi hai từ Gift và Shop, vậy trước hết chúng ta hãy đi tìm hiểu nghĩa của từ Gift là gì?

1.1. Gift là gì?

Gift dịch ra tiếng Việt là quà tặng. Từ ngữ này chỉ những món quà có ý nghĩa trang trọng. Do người giàu tặng cho người nghèo, hoặc những người ở vị thế cao gửi tặng người có vị thế thấp hơn. Khác với Present, là những món quà được trao tặng bởi những người có vị thế ngang nhau. Hay người có vị thế cao được tặng bởi người có vị thế thấp hơn.

1.2. Khái niệm Gift Shop là gì?

Gift Shop là thuật ngữ dùng để chỉ những cửa hàng chuyên bán đồ lưu niệm, quà tặng được bày bán tại các điểm dịch nổi tiếng. Trong khu nghỉ dưỡng hoặc khách sạn 4 – 5 sao. Nhân viên làm việc tại Gift Shop được gọi là nhân viên quầy lưu niệm. Họ đảm nhiệm công việc giới thiệu, bày bán sản phẩm có trong cửa hàng. Tại khách sạn, vị trí này thuộc bộ phận lễ tân.

các sản phẩm có tại gift shop

2. Nhiệm vụ của nhân viên Gift Shop

Mỗi ngày, nhân viên Gift Shop sẽ phải thực hiện các công việc chính mà ezCloud liệt kê sau đây:

Giới thiệu, bán quà tặng tại cửa hàng

  • Niềm nở chào đón khách hàng vào cửa hàng tham quan.
  • Giới thiệu các món đồ lưu niệm với khách.
  • Lập hóa đơn chính xác và cập nhật thông tin các vị khách vào hệ thống quản lý.
  • Xử lý các vấn đề của khách hàng trong quá trình làm việc. Trong trường hợp, vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát, nhân viên cần nhanh chóng báo lại bộ phận quản lý. Để giải quyết phàn nàn của khách.

Đảm bảo vệ sinh, chất lượng hàng hóa, cơ sở vật chất tại cửa hàng

  • Cập nhật số lượng mặt hàng có trong kho thường xuyên. Nhận bàn giao các sản phẩm từ nhân viên ca trước.
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực bán hàng.
  • Cảnh giác với các đối tượng khả nghi. Trực tiếp báo cho giám sát quản lý và nhân viên an ninh ngay khi phát hiện bất thường.

Báo cáo công việc thường xuyên

  • Nhân viên chuẩn bị bản báo cáo về doanh thu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho trưởng bộ phận quản lý.
  • Báo cáo số lượng đồ không sử dụng được do hỏng hóc,…
  • Kiểm kê hàng hóa theo ngày, tuần, tháng để bảo đảm hàng hóa không bị tồn kho hay bị thiếu.

Các công việc khác

  • Gắn bó, thân thiết với đồng nghiệp.
  • Nhận và trả lời điện thoại đúng theo tiêu chuẩn dịch vụ điện thoại tại khách sạn.
  • Tham gia đầy đủ các buổi đào tạo do bộ phận tổ chức.
  • Tham gia, đóng góp tích cực tại các cuộc họp bộ phận FO.

Xem thêm:

nhân viên cửa hàng gift shop chụp cùng du khách

3. Yếu tố cần có để trở thành nhân viên Gift Shop

  • Khả năng giao tiếp: Nhân viên bán hàng tại quầy lưu niệm cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của cửa hàng, hay khách sạn trong lòng khách hàng. Một lỗi nhỏ trong giao tiếp cũng có thể ảnh hưởng lớn đối với uy tín của cửa hàng. Trước khi làm việc chính thức, nhân viên Gift Shop cần được đào tạo chuyên nghiệp về kỹ năng giao tiếp. Để biết cách tư vấn, dẫn dắt khéo léo khách mua hàng.
  • Am hiểu sản phẩm: Việc ghi nhớ thông tin về sản phẩm, nguồn gốc và cách sử dụng không chỉ hữu ích trong quá trình bán hàng. Mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và quan tâm của cửa hàng với các vị khách.
  • Kỹ năng ngoại ngữ tốt: Việc giao tiếp thành thạo một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ là yêu cầu không thể thiếu. Đặc biệt là khi làm việc tại các điểm du lịch thu hút khách quốc tế. Sử dụng thành thạo các công cụ văn phòng và phần mềm bán hàng cũng là một ưu điểm quan trọng.
  • Đặc biệt, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng cũng được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng.

4. Mức lương của nhân viên Gift Shop

Mỗi tháng, mức lương của nhân viên Gift Shop có thể dao động từ 4 – 7 triệu đồng. Tùy thuộc vào yêu cầu công việc và quy mô của từng cửa hàng, khách sạn. Bên cạnh đó, nhân viên quầy lưu niệm cũng được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ hàng tháng.

5. Kinh nghiệm mở cửa hàng Gift Shop

5.1. Nguồn hàng quà lưu niệm

Đồ thủ công, gấu bông, đồ sành sứ, văn phòng phẩm,… là những mặt hàng lưu niệm bán chạy nhất hiện nay. Bạn nên tìm nguồn hàng giá rẻ và phong phú để nhập nhiều loại hàng hóa cùng một lúc. Tuy nhiên, mỗi món đồ chỉ nên lấy một số lượng nhất định. Để tránh tình trạng sản phẩm bị tồn kho quá lâu. Bạn có thể nhập nguồn hàng từ Trung Quốc. Hoặc lựa chọn mua bán hàng hóa tại Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, Hàng Rươi, Hàng Mã,…
Bên cạnh đó, các cửa hàng cũng nên lựa chọn một món quà độc đáo mang phong cách đặc trưng của mình. Để dễ dàng gây ấn tượng và in sâu trong tâm trí khách hàng.

5.2. Thiết kế không gian cửa hàng

Đặc thù của lĩnh vực này là kinh doanh các mặt hàng độc đáo. Do đó, biển quảng cáo cần sáng và ấn tượng. Để thu hút người qua đường từ ánh nhìn đầu tiên.
Nên ưu tiên sử dụng tủ nhôm vì loại tủ này dễ thanh lý. Ngoài ra, có thể bày trí thêm một số kệ trên tường để nhấn điểm cho không gian. Đồng thời, gia tăng chỗ đặt để đồ.
Cửa hàng có thể sử dụng những màu sơn tông sáng. Và lắp đặt lượng lớn đèn chiếu để làm nổi bật vẻ ngoài bắt mắt của các loại hàng hóa. Đừng quên trang trí cửa hàng theo chủ đề vào các dịp lễ. Chẳng hạn như trang trí cây đào, cây mai, đèn lồng vào ngày Tết. Hoặc thêm đèn ông sao, đèn lồng vào dịp lễ Trung thu.

Xem thêm:

không gian gift shop

5.3. Công cụ quản lý cửa hàng

Công cụ quản lý cửa hàng bán đồ lưu niệm là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là khi cửa hàng có số lượng hàng hóa lớn, vượt quá 500 sản phẩm. Việc sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng giúp giảm thiểu thời gian cho việc cộng sổ sách và kiểm kê mặt hàng. Phần mềm này cũng cung cấp thông tin chi tiết về số lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu một cách chính xác. Nhờ có công cụ này, việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn. Nó cũng giúp chủ cửa hàng quản lý nhân viên từ xa và nâng cao hình ảnh thương hiệu cho cửa hàng.
Cuối cùng, với một loạt sản phẩm đa dạng như quà lưu niệm, việc trang bị máy quét mã vạch và máy in hóa đơn phù hợp. Giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng trong quá trình thanh toán.

6. Tạm kết

Chúng tôi hy vọng rằng thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thuật ngữ “Gift Shop là gì?”. Đồng thời, tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để kinh doanh cửa hàng bán đồ lưu niệm thành công. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn.

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)