5 KPI quan trọng nhất trong lĩnh vực quản trị khách sạn

kpi-quan-tri-khach-san-1-1

KPI (Key Performance Indicator) được hiểu là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, người ta sẽ sử dụng các KPI khác nhau.
Vậy trong lĩnh vực quản trị khách sạn, đâu là những KPI quan trọng nhất? Hãy cùng ezFolio tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

1. Công suất phòng

Đây là 1 KPI cơ bản trong quản trị khách sạn. Nó được đo lường bằng cách chia tổng số phòng bán được cho tổng số phòng hiện có, rồi nhân với 100. Ví dụ, nếu khách sạn của bạn hiện có 200 phòng, trong đó 160 phòng đã được bán thì công suất phòng sẽ là 80%. Về cơ bản, các nhà quản trị khách sạn đều muốn chỉ số này càng cao càng tốt bằng cách tăng số lượng phòng bán được, nhằm tối đa hóa doanh thu cho khách sạn.

Xem thêm:

KPI trong quản trị khách sạn

2. ADR (Average Daily Rate) – Giá bán phòng trung bình hàng ngày

Trong lĩnh vực quản trị khách sạn, ADR là KPI cơ bản, thể hiện giá trung bình của 1 phòng được bán ra trong một ngày cụ thể nào đó. Chỉ số này được tính bằng cách chia tổng doanh thu từ hoạt động bán phòng cho tổng số phòng bán được. Trong quản trị khách sạn, ADR là một chỉ số quan trọng để phân tích hiệu suất của khách sạn, tuy nhiên, nó khá cơ bản và không tính đến các phòng trống của khách sạn.

3. RevPAR (Revenue Per Available Room) – Doanh thu thu được trên số phòng hiện có

RevPAR là một thước đo hiệu suất rất hữu ích trong quản trị khách sạn. Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu thu được từ hoạt động bán phòng chia cho tổng số phòng hiện có của khách sạn. RevPAR phản ánh doanh thu thu được trên các phòng hiện có của khách sạn, bao gồm cả những phòng có khách và những phòng không có khách.
KPI trong quản trị khách sạn

4. Tỷ lệ hủy phòng

Đây là một KPI cần được chú trọng trong quản trị khách sạn. Chỉ số này được tính bằng cách lấy số lượt đặt phòng bị hủy chia cho tổng số lượt đặt phòng, nhân với 100. Ví dụ, nếu khách sạn nhận được 200 lượt đặt phòng, tuy nhiên, sau đó 10 lượt đặt phòng bị hủy thì tỷ lệ hủy phòng sẽ là 5%. Về cơ bản, các nhà quản trị khách sạn luôn muốn chỉ số này càng thấp càng tốt bởi việc hủy phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của khách sạn. Muốn vậy, khách sạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao khách lại hủy phòng để kịp thời đưa ra những điều chỉnh.

Xem thêm:

5. Đánh giá và xếp hạng trực tuyến

Những đánh giá của khách hàng dù tích cực hay tiêu cực đều mang lại lợi ích cho khách sạn. Nếu như những đánh giá tích cực giúp nâng cao uy tín của khách sạn thì những đánh giá tiêu cực sẽ giúp khách sạn nhìn nhận lại để kịp thời đưa ra những điều chỉnh, cải tiến phù hợp. Về cơ bản, các nhà quản trị khách sạn đều muốn khách sạn của mình được xếp hạng càng cao càng tốt trên các kênh OTA hay các trang web đánh giá. Điều này sẽ giúp nâng cao hình ảnh của khách sạn và tăng cơ hội bán phòng.
KPI trong quản trị khách sạn
Trên đây là những KPI quan trọng nhất trong lĩnh vực quản trị khách sạn. Nếu bạn là một nhà quản trị khách sạn thì việc hiểu rõ ý nghĩa của những chỉ số này là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bạn phải có một công cụ đo lường chính xác và tự động tính toán các KPI đó.
Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ như vậy, hãy dùng thử ezFolio. Với hệ thống hơn 100 báo cáo cùng rất nhiều KPI đã được đo lường tự động, ezFolio sẽ giúp bạn nắm rõ mọi khía cạnh kinh doanh của khách sạn để kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Quản trị khách sạn hiệu quả hơn với phần mềm quản lý khách sạn ezFolio

4.7/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)