Commis Chef là gì? Tiền thân để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp

commis chef là gì

Commis Chef là gì? Thuật ngữ chỉ vị trí quan trọng trong bộ phận bếp. Khởi đầu để trở thành đầu bếp hàng đầu nhà hàng – khách sạn.

Commis Chef là vị trí quan trọng chỉ sau đầu bếp chính trong các nhà hàng – khách sạn. Nếu bạn ước mơ trở thành những người đầu bếp, Commis Chef là vị trí bạn phải thử sức đầu tiên. Vậy Commis Chef là gì? Nhiệm vụ mà Commis Chef phải làm hàng ngày trong căn bếp. Hãy cùng ezCloud giải đáp toàn bộ thắc mắc trên ngay sau đây.

1. Commis Chef là gì?

Commis Chef nằm trong bộ phận F&B được sử dụng rất nhiều trong chuyên ngành nhà hàng – khách sạn. Là thuật ngữ chỉ vị trí bộ phận phụ bếp – người mới bắt đầu bước chân vào nghề đầu bếp. Công việc của họ được đánh giá là vô cùng vất vả dù không phải bếp chính. Một số nhiệm vụ cơ bản có thể kể đến là dọn dẹp, lau rửa dụng cụ bếp, khu vực bếp, sơ chế nguyên liệu,… Và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ người bếp trưởng giao. Vị trí phụ bếp dù rất tất bật nhưng lại giúp người mới học việc nhanh chóng làm quen với công việc. Hơn thế nữa là chuẩn bị hành trang tốt nhất để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp.
Nói tóm lại, Commis Chef là cụm từ chỉ những người phụ bếp có trong môi trường làm việc tại các nhà hàng – khách sạn.

nhân viên commis chef

Xem thêm:

2. Nhiệm vụ của Commis Chef

Một Commis Chef sẽ phải thực hiện 3 đầu việc chính và những công việc phụ khác. Cụ thể sẽ được ezCloud liệt kê ngay sau đây:

2.1. Công việc chuẩn bị

  • Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, thành phần các món ăn.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho các dụng cụ nhà bếp.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, máy móc cần thiết phục vụ cho quá trình nấu món ăn.
  • Kiểm tra và báo cáo lại với người quản lý tình trạng căn bếp. Về các vấn đề như: Số lượng nguyên liệu, tình trạng hư hỏng của thiết bị,…
  • Thực hiện sơ chế nguyên liệu: Đây được xem là công việc chính của người phụ bếp. Với dẫn dắt nhiệt tình của bếp trưởng, Commis Chef sẽ sơ chế nguyên liệu để phù hợp với món ăn. Từ việc cắt tỉa, thái ướp đến chuẩn bị nguyên liệu đều cần người phụ bếp thực hiện tỉ mỉ.

sơ chế nguyên liệu

2.2. Công việc hỗ trợ

Không gian làm việc chính của Commis Chef là trong bếp. Tuy nhiên, một phụ bếp có thể trở thành nhân viên phục vụ bàn, dọn bàn,… vào giờ cao điểm. Vậy nên, để trở thành một người phụ bếp, bạn cần thật nhanh nhẹn và linh hoạt. Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của công việc.

nhân viên commis chef bưng bê món ăn

2.3. Công việc dọn dẹp vệ sinh

  • Bảo đảm khu vực nhà bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ.
  • Vệ sinh toàn bộ dụng cụ nhà bếp và xếp chúng vào đúng vị trí.
  • Lau chùi kỹ càng bề mặt tủ, kệ, bếp thật sạch sẽ.
  • Luôn thực hiện mặc đồng phục, mũ, tạp dề cũng như những thiết bị chuyên biệt dành riêng cho nhà bếp.

giữ gìn vệ sinh căn bếp

2.4. Các công việc khác

  • Bày trí món ăn.
  • Thu gom, phân loại, cất giữ và bảo quản nguyên liệu, thực phẩm sau khi chế biến.
  • Hoàn thành các công việc được giao với người quản lý, bếp trưởng, bếp phó.
  • Theo dõi các hoạt động để học hỏi công thức nấu nướng các món ăn: Hành động này giúp cho Commis Chef sớm thăng tiến trong công việc. Đầy đủ hành trang, sức lực và kinh nghiệm để đảm nhiệm các vị trí bếp trưởng, bếp phó.

bày trí món ăn

3. Bí quyết trở thành một Commis Chef chuyên nghiệp

Trong tất cả những vị trí việc làm diễn ra tại bếp thì Commis Chef được coi là vị trí vất vả nhất. Tuy nhiên, để sớm thăng tiến trong sự nghiệp thì những người phụ bếp cần vượt qua những khó khăn, nặng nhọc. Sau đây là một vài bí quyết giúp một Commis Chef làm việc chuyên nghiệp hơn và thuận lợi hơn:

  • Quyết tâm, đam mê, nhiệt huyết: Để có thể lên được Chef, các Commis Chef cần phải bỏ ra khoảng 2-3 năm để học nghề và thành thạo những kỹ năng cơ bản của một nghề làm bếp. Và phải thêm 1-2 năm nữa để có thể làm bếp trưởng hoặc phụ trách một nhánh trong khu bếp. Vậy nên, bạn cần có đam mê, nhiệt huyết và quyết tâm để theo nghề
  • Có tinh thần làm việc tập thể: Làm việc trong một môi trường đông người, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa những cá nhân với nhau, các Commis Chef phải biết teamwork thật tốt. Việc này giúp công việc trôi qua một cách thuận lợi, hạn chế được những rủi ro sau này.
  • Chủ động, ham học hỏi: Cơ hội cho chúng ta là giống nhau, việc làm việc kết hợp với học hỏi sẽ giúp bạn thăng tiến rất nhanh. Hãy chủ động học hỏi những tiền bối, kết hợp với những người bạn, đồng nghiệp để tìm được những điểm hay của họ.

ham học hỏi

4. Những kinh nghiệm cần có ở Commis Chef

Công việc phụ bếp không chỉ dừng lại ở việc sơ chế nguyên liệu hay dọn dẹp, vệ sinh. Thậm chí, họ phải đảm nhiệm đa nhiệm vụ, đa vị trí vào những giờ cao điểm của nhà hàng – khách sạn. Vậy nên, để có thể đảm nhiệm tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhân viên Commis Chef cần:

đầu bếp hướng dẫn commis chef việc làm

4.1. Nắm rõ vị trí của các vật dụng có trong bếp

Khu vực bếp rộng rãi được trang bị rất nhiều dụng cụ nấu nước. Để thành thạo vị trí và tên gọi của những món đồ này yêu cầu Commis Chef phải học thuộc thật chăm chỉ. Kể cả kích cỡ của từng vật dụng cũng cần được nắm rõ. Do đó, ngay từ ngày đầu bước vào, người phụ bếp cần tạo thói quen sắp xếp vị trí các vật dụng đúng quy định. Sau khi đã vệ sinh chúng thật sạch sẽ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và sức lực tìm kiếm. Đồng thời gây ấn tượng mạnh với cấp trên.

Xem thêm:

4.2. Nắm rõ tên thực phẩm và món ăn ở khách sạn

Khi nhớ tên tất cả các loại thực phẩm có trong khách sạn, việc hỗ trợ đầu bếp trong quá trình nấu ăn sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Phần khác, việc này sẽ giúp người phụ bếp nâng cao tay nghề của mình. Và sớm thăng tiến trong tương lai. Ngoài việc ghi nhớ, người phụ bếp cần nghiên cứu xem các nguyên liệu nào có thể phối hợp với nhau. Tìm hiểu đặc tính và công dụng của món ăn đó. Để khi nhận được yêu cầu nấu món của đầu bếp, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu sơ chế một cách nhanh nhất. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản cần có ở một Commis Chef.

commis chef phụ đầu bếp nấu ăn

4.3. “Nằm lòng” cách sơ chế và trình bày món ăn

Hai giai đoạn từ sơ chế đến trình bày món ăn sẽ do chính người bếp trưởng dẫn dắt bạn làm. Đây là cơ hội nhanh nhất giúp Commis Chef làm quen với các món ăn có trong menu khách sạn. Hãy cố gắng rèn luyện chăm chỉ để dễ dàng “nằm lòng” các nguyên liệu và cách sơ chế ngay khi nhìn vào món ăn mẫu hoặc nghe qua nó. Muốn trở thành một người phụ bếp giỏi yêu cầu bạn phải thật chú tâm và để ý mọi thứ. Từ nguyên liệu chuẩn bị cần những gì, thực phẩm này sơ chế thế nào đến món ăn kia trình bày sao cho đẹp,… Chỉ khi ấy, bạn mới có thể tự tin thay thế Bếp trưởng và đầu bếp chính làm các công việc đó khi họ bận.

commis chef sơ chế món ăn

5. Từ Commis Chef lên Demi Chef bằng cách nào?

Tiền đề để trở thành một Demi Chef – tổ phó tổ bếp là bạn cần phải hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao cho người phụ bếp. Với mong muốn trở thành người được bếp trưởng tin tưởng và sẵn sàng giao phó, bạn cần tạo dựng cho họ niềm tin rằng bạn sẽ thực hiện mọi công việc thật chỉn chu, hoàn hảo. Trung bình, một Commis Chef cần trung bình từ 1,5 – 2 năm để lên Demi Chef. Với điều kiện bạn phải kiên trì, ham học hỏi và có chí tiến thủ. Nhằm bảo vệ thành quả mà bản thân đang gây dựng.

hình ảnh nhân viên commis chef
Sau khi đọc xong bài viết của ezCloud, bạn đã có thể giải thích được thuật ngữ Commis Chef là gì chưa? Nhìn chung, ngành nghề bếp rất được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là khi ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn đang ngày một phát triển. Vậy nên, đừng ngần ngại nếu cảm thấy bản thân đáp ứng đủ yêu cầu và ưa thích vị trí này nhé. Nếu thấy những thông tin chúng tôi đưa ra là bổ ích, hãy ghé thăm chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn để đón đọc nhiều bài viết hay hơn nữa.

4.4/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)