Hostess là gì? Gương mặt đại diện của các nhà hàng khách sạn

hostess là gì

Hostess là gì? Bộ phận nhân viên phản ánh trực tiếp hình ảnh, chất lượng dịch vụ của các đơn vị nhà hàng khách sạn. 

Sự phát triển của ẩm thực kéo theo sự ra đời của các nhà hàng khách sạn như một sự tất yếu. Bên cạnh những cơ hội và thách thức cạnh tranh, mỗi đơn vị cần đưa ra các chiến lược để quảng bá thương hiệu. Và ghi lại hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng. Một trong những nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng giúp nhà hàng gây được ấn tượng với các vị khách chính là Hostess. Vậy Hostess là gì? Cùng ezCloud tìm hiểu về bộ phận nhân viên này nhé.

1. Hostess là gì?

Hostess là từ dùng để chỉ các nữ nhân viên trong nhà hàng. Hầu hết khách sạn từ 3 – 5 sao đều có nhà hàng ngay trong khuôn viên khách sạn. Nhằm gia tăng trải nghiệm, phục vụ khách lưu trú tốt hơn. Công việc chính của một Hostess là đón tiếp khách ngay khi họ vừa bước chân vào cửa. Và sắp xếp chỗ ngồi cho thực khách để họ thưởng thức bữa ăn. Nhân viên Hostess có ảnh hưởng vô cùng lớn. Là đại diện phản ánh trực tiếp tác phong và hình ảnh của nhà hàng khách sạn. Vậy nên, đội ngũ Hostess luôn được nhà hàng đưa ra những mong đợi và yêu cầu nhất định. Tóm lại, nhân viên Hostess đóng vai trò như một người lễ tân trong khách sạn, chỉ khác môi trường làm việc.

nhân viên hostess cùng sếp

2. Những công việc của nhân viên Hostess

Sau đây, ezCloud sẽ giới thiệu đến bạn 3 nhiệm vụ chính mà bộ phận Hostess phải làm cùng những đầu việc liên quan khác:

2.1. Chào đón, tiễn khách

  • Mở cửa, chào đón khách. Với khuôn mặt niềm nở, thái độ thân thiện, tạo thiện cảm.
  • Hỏi thăm, kiểm tra thông tin đặt bàn của khách. Sau đó hướng dẫn khách vào khu vực bàn được sắp xếp. Nếu khách chưa đặt bàn trước, nhân viên tư vấn, dẫn khách đến khu vực bàn thích hợp.
  • Phối hợp cùng nhân viên các bộ phận để kịp thời phục vụ khách. Không để họ phải chờ đợi quá lâu.
  • Mở cửa tiễn khách, hỏi han về cảm nhận, sự hài lòng của khách và cám ơn.
  • Nhân viên Hostess chuyên nghiệp thường cố gắng ghi nhớ thông tin, tên khách quen, đặc điểm, thói quen của họ để thể hiện sự quan tâm, trân trọng với khách.

hình ảnh nhân viên hostess

2.2. Tiếp nhận thông tin đặt bàn

  • Căn cứ vào tình trạng bàn trống của nhà hàng, nhân viên tư vấn, giúp khách chọn bàn. Và sắp xếp chỗ ngồi thích hợp nhất.
  • Nếu khách đặt chỗ, Hostess cần báo cho nhân viên phục vụ, bộ phận bếp, quầy bar chuẩn bị. Nếu khách đặt bàn vào hôm sau, nhân viên phải ghi chú chi tiết vào hệ thống phần mềm, giấy tờ theo yêu cầu.
  • Khi đặt bàn cho những buổi khác, nhân viên cần xin thông tin đầy đủ của khách về số điện thoại, số người, yêu cầu đặc biệt. Ví dụ như: số lượng khách, view đẹp, yên tĩnh, vị trí ngồi gần cửa sổ,…
  • Hướng dẫn khách hàng ngồi vào bàn. Làm việc linh hoạt, nhanh nhẹn. Phối hợp cùng các bộ phận nhân viên để phục vụ khách hàng kịp thời, nhanh chóng.
  • Quan sát khách hàng trong quá trình dùng bữa. Để hỗ trợ kịp thời mọi yêu cầu của thực khách.

tiếp nhận thông tin đặt bàn

Xem thêm:

2.3. Giải đáp mọi thắc mắc của khách

  • Nhân viên Hostess cần có sự đào tạo, nắm vững nghiệp vụ cũng như thông tin về nhà hàng trong khách sạn. Chẳng hạn như các món ăn, tình trạng bàn, khuyến mại, giá cả. Như vậy, nhân viên mới có thể trả lời mọi thắc mắc khi khách hàng hỏi. Và cung cấp thông tin chính xác tới khách.
  • Chủ động giới thiệu, tư vấn các món ăn, thức uống đặc trưng của nhà hàng. Hoặc dựa theo yêu cầu, sở thích ăn uống của khách để tư vấn.
  • Trong trường hợp chưa nắm rõ câu hỏi của thực khách, Hostess cần lịch sự xin khách hàng vài phút. Để liên hệ với các bộ phận liên quan. Nhằm có thông tin chính xác nhất.
  • Hướng dẫn khách đến bàn, khu vực công như nhà vệ sinh, khu hút thuốc, giới thiệu nhân viên phục vụ.
  • Tiếp nhận mọi ý kiến nhận xét, phản hồi từ khách hàng. Sau đó, tổng hợp lại và báo cáo cho cấp trên.

giải đáp mọi thắc mắc của khách

2.4. Các công việc khác

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực cửa ra đón khách.
  • Hỗ trợ các bộ phận khác khi nhà hàng khách sạn đang trong thời gian cao điểm.
  • Đề xuất ý tưởng, ý kiến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng.
  • Tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo.
  • Báo cáo lượng khách ra vào, tất cả sự cố xảy ra cho cấp trên.
  • Bàn giao công việc cho ca sau.
  • Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên phục vụ khi có yêu cầu, thường vào thời điểm đông khách.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên mới.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác của cấp trên nếu có.

giữ sạch sẽ khu vực nhà hàng

Xem thêm:

3. Những yêu cầu đối với vị trí Hostess

Vì ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt của một nhà hàng, khách sạn nên để làm được nhân viên Hostess, bạn cần đáp ứng đủ những yêu cầu sau:

3.1. Ngoại hình

Mỗi một nhà hàng sẽ có một tiêu chuẩn riêng về ngoại hình cần có ở một Hostess. Nhưng về cơ bản, họ phải đáp ứng đủ những yếu tố sau:

  • Ngoại hình cân đối.
  • Chiều cao từ 1m55 trở lên.
  • Khuôn mặt ưa nhìn.
  • Nụ cười duyên dáng.
  • Không bị khiếm khuyết về mặt hình thể.

nhân viên hostess có ngoại hình ưa nhìn

3.2. Giọng nói

Bên cạnh ngoại hình, giọng nói hay cũng là ưu tiên hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Vì Hostess là người trực tiếp tiếp nhận. Và trao đổi mọi thông tin với khách. Vậy nên. giọng nói cần nhẹ nhàng, dễ nghe, không bị ngọng, nói tiếng địa phương, nói quá nhanh hay quá chậm. Ngoài ra, Hostess cần tránh sử dụng phương ngữ quá nặng khi giao tiếp. Biết ứng xử, giải quyết vấn đề linh hoạt. Luôn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến nhận xét từ khách hàng.

3.3. Khả năng giao tiếp, ngoại ngữ

Ngành dịch vụ Nhà hàng – khách sạn vẫn luôn phát triển sôi động. Chính vì vậy, mỗi ngày một nhà hàng khách sạn có thể phải đón tiếp hàng trăm đến hàng nghìn lượt khách hàng từ khắp nơi trên thế giới. Bao gồm cả người ngoại quốc. Do đó, người làm Hostess phải có khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Để thuận lợi hơn trong việc giao tiếp với khách hàng.
Ngoài những yêu cầu cơ bản trên, vị trí Hostess đòi hỏi người làm phải có tinh thần đồng đội, phối hợp làm việc nhóm tốt, tự giác, chăm chỉ.

4. Tiềm năng phát triển của Hostess hiện nay

4.1. Cơ hội việc làm của vị trí Hostess

Nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của con người ngày càng tăng cao. Tốc độ của nó song song với mức độ phát triển hàng ngày của xã hội. Vậy nên, thời gian con người dành ra để đi du lịch, nghỉ dưỡng và ăn uống ngày càng nhiều hơn. Cũng chính vì thế mà ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn cũng tăng trưởng mạnh. Xu hướng tăng trưởng không ngừng khiến cho các ngành nghề liên quan đến nhà hàng – khách sạn thiếu hụt nhân sự. Vậy nên, cơ hội việc làm cho chúng là vô cùng triển vọng. Điển hình là vị trí ứng tuyển Hostess. Khi trở thành nhân viên bộ phận này, bạn có thể trau dồi cho mình những kỹ năng nghiệp vụ. Để ngày ngày hoàn thiện và phát triển bản thân trở thành phiên bản tốt nhất.

hòa đồng thân thiện

4.2. Mức lương của Hostess là bao nhiêu?

Theo như khảo sát thực tế, trung bình mức lương của Hostess sẽ dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Tùy vào quy mô và yêu cầu của từng nhà hàng khách sạn mà con số này sẽ khác nhau. Ngoài lương cứng trên, Hostess còn được hưởng nhiều chính sách phúc lợi khác. Điển hình như: tiền tips, bảo hiểm, tiền thưởng, phụ cấp theo ca,…
Nhìn chung, Hostess là vị trí có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với bất kỳ đơn vị nhà hàng, khách sạn nào. Đặc biệt là trong thời kỳ mà ngành nhà hàng – khách sạn phát triển như hiện nay. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Hostess là gì. Từ đó, có thể xây dựng, quản lý, vận hành nhà hàng, khách sạn một cách hiệu quả nhất. Và đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn.

4.8/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)