Hygiene officer là gì? Nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ thực hiện những công việc nào? Yêu cầu để trở thành hygiene officer.

Đối với những nhà hàng, khách sạn quy mô lớn, hygiene officer là vị trí được quan trọng hàng đầu trong một hệ thống tổ chức nhân sự. Tuy nhiên, nếu không phải người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì khái niệm công việc này còn tương đối mới mẻ. Vậy hygiene officer là gì? Một nhân viên hygiene officer sẽ thực hiện những công việc như thế nào? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hygiene là gì?

Hygiene là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Trong tiếng Anh, hygiene được dịch là vệ sinh, vệ sinh học. Vốn bắt nguồn từ tiếng Pháp, hygiene trong nhiều ngôn ngữ còn mang ý nghĩa là “nghệ thuật của sức khoẻ”.

2. Hygiene officer là gì?

Hygiene officer là thuật ngữ dùng để chỉ nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm. Vị trí này chịu trách nhiệm cho công việc đánh giá, xác định, kiểm soát hay xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản. Mục đích nhằm đảm bảo sức khoẻ cho thực khách cũng như nhân viên khách sạn, nhà hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại đây. Thông thường, nhân viên hygiene officer sẽ chịu sự quản lý của bộ phận bếp. Bếp trưởng sẽ là người chỉ đạo cũng như giám sát trực tiếp.

định nghĩa hygiene officer là gì

3. Công việc chi tiết của hygiene officer trong nhà hàng, khách sạn

Sau khi tìm hiểu hygiene officer là gì, các bạn liệu có thắc mắc công việc này sẽ thực hiện những công việc như thế nào? Cùng ezCloud tìm hiểu nhé!

3.1. Đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Tiến hành kiểm soát, điều phối tất cả các hoạt động giám sát, kiểm tra bếp. Tất cả các cấn đề có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chịu sự quản lý của hygiene officer.
  • Đảm bảo khu vực nhà bếp luôn sạch sẽ. Bao gồm cả công tác vệ sinh, bố trí các trang thiết bị trong không gian làm việc.
  • Giám sát sát sao quy trình sơ chế các nguyên liệu, chế biến, bảo quản thực phẩm. Đảm bảo tất cả đều được thực hiện theo đúng quy định chung.
  • Tiến hành tổ chức kiểm tra năng lực, sức khoẻ của những người trực tiếp thực hiện chế biến thực phẩm.
  • Phát hiện kịp thời các sự cố bất ngờ. Đồng thời báo cáo lên cấp trên để có thể nhanh chóng đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.
  • Chủ động triển khai một số điều lệ, những quy định trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nước đối với toàn nhà hàng, khách sạn.
  • Kiểm tra chất lượng tất cả nguyên vật liệu theo ngày. Đồng thời, quản lý việc vệ sinh tất cả các khu vực kho lưu trữ, chế biến, rửa bát đĩa, xử lý rác thải… Đảm bảo rằng không một tác động nào có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của nhà hàng, khách sạn.

đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm

3.2. Có nhiệm vụ kết nối, làm việc cùng cơ quan kiểm tra ATVSTP

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ, thủ tục có liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy trình cấp lại này sẽ được thực hiện theo chu kỳ.
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để có thể nộp lên đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi được yêu cầu.
  • Tiếp đón các đơn vị, cơ quan nhà nước đến làm việc và kiểm tra nhà hàng, khách sạn. Đảm bảo mọi thông tin liên quan đến vấn đề VSATTP đều chính xác, minh bạch.
  • Duy trì quan hệ ổn định, hoà nhã với các đơn vị, cơ quan kiểm tra.

3.3. Kiểm soát và đánh giá nguồn nguyên liệu chế biến

  • Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về nguyên liệu nhập vào nhà hàng, khách sạn. Từ đó có thể làm cơ sở áp dụng khi mua hàng. Nhân viên chịu trách nhiệm nhập hàng có thể đánh giá chất lượng hàng được nhập theo quy định nhà hàng, tiêu chuẩn của nhà hàng – khách sạn.
  • Kiểm soát quy trình nhập nguyên liệu nấu ăn. Điều này giúp đảm bảo được chất lượng. Nguyên liệu nhập về nhà hàng, khách sạn cần được phân loại bằng nhãn dán rõ ràng.
  • Kết hợp với đội ngũ nhân viên thu mua tiến hành kế hoạch đánh giá các nhà cung cấp mới.
  • Thực hiện quy trình test mẫu theo định kỳ. Từ đó đánh giá được nguồn nguyên liệu được nhà cung cấp mang đến có đảm bảo hay không.
  • Kiểm tra thường xuyên nguồn nước được sử dụng để sơ chế, chế biến món ăn.
  • Kiểm tra thường xuyên các thiết bị trong kho hàng. Đảm bảo chúng luôn trong tình trạng đạt chuẩn theo quy định về VSATTP.

nguyên liệu chế biến món ăn

3.4. Tổ chức huấn luyện cho nhân viên về nghiệp vụ VSATTP

  • Đề ra kế hoạch khám sức khoẻ cho đội ngũ nhân viên theo định kỳ. Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn sức khoẻ đủ điều kiện để thâm gia chế biến.
  • Xây dựng và ban hành tài liệu liên quan đến VSATTP cho toàn nhân viên.
  • Tổ chức theo kế hoạch các buổi tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên tham gia trực tiếp vào quy trình chế biến và phục vụ theo định kỳ. Hygiene officer cũng chịu trách nhiệm thực hiện các buổi tập huấn đột xuất theo yêu cầu của cấp lãnh đạo.
  • Hỗ trợ quá trình xây dựng hệ thống các quy định trong nhà hàng, khách sạn. Điển hình như nhập hàng, sơ chế nguyên liệu, chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm, vệ sinh khu vực bếp, lưu mã thực phẩm… Đảm bảo tất cả đều đạt chuẩn theo các quy định của nhà hàng và nhà hàng, khách sạn.

3.5. Công việc khác

  • Tư vấn và hỗ trợ quá trình setup không gian bếp về cơ sở vật chuất. trang thiết bị, đồ bảo hộ…
  • Lên kế hoạch, triển khai, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý ngày một chất lượng trong nhà hàng, khách sạn.
  • Tư vấn đề vẫn đề dinh dưỡng để xây dựng menu nhà hàng thích hợp cho từng đối tượng khách hàng.
  • Cập nhập thường xuyên các văn bản pháp luật, nghị định liên quan đến vấn đề VSATTP. Từ đó có thể kịp thời áp dụng vào quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Thực hiện làm mới hoặc chỉnh sửa các báo cáo thuộc vấn đề VSATTP theo định kỳ khi được yêu cầu.
  • Thực hiện một số công việc theo sự phân công nhiệm vụ của hệ thống cấp trên.

không gian phòng bếp nhà hàng

4. Những yêu cầu cần có của một hygiene officer chuyên nghiệp

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được các nhà hàng, khách sạn quan tâm hàng đầu. Bởi họ sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng nếu phát sinh các sự cố liên quan đến chất lượng món ăn (ngộc độc, dị ứng…). Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng, doanh thu. Thậm chí là có thể chịu trách nhiệm với pháp luật. Chính vì vậy, nhân viên hygiene officer cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Trình độ học vấn:

  • Tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc các chuyên ngành công nghệ thực phẩm hoặc một số các ngành có liên quan.
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Am hiểu các văn bản pháp luật, thông tư trong Luật VSATTP.

Kỹ năng:

  • Kỹ năng sắp xếp, tổ chức, giám sát công việc.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch.
  • Kỹ năng phân tích, làm báo cáo.
  • Kỹ năng giao tiếp.

Kinh nghiệm:

  • Tối thiểu hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm.
  • Tối thiểu 1 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương.

Phẩm chất:

  • Chịu được áp lực công việc.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực và nhiệt tình trong công việc.
  • Linh hoạt, sáng tạo trong xử lý mọi vấn đề phát sinh.

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về hygiene officer là gì. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)