5 mẹo giúp giảm thiểu tình trạng no-show trong kinh doanh khách sạn

5 mẹo giúp giảm thiểu tình trạng no-show trong kinh doanh khách sạn

Trong kinh doanh khách sạn, no-show là một thuật ngữ khá phổ biến. Vậy no-show là gì? Tại sao khách sạn cần tìm mọi cách để giảm thiểu tình trạng no-show? Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng no-show?

Bài viết dưới đây của ezCloudhotel sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

5 mẹo giúp giảm thiểu tình trạng no-show trong kinh doanh khách sạn

No-show trong kinh doanh khách sạn

No-show là gì?

No-show là trường hợp khách đặt phòng nhưng lại không đến. Tình trạng này được xác định khi khách không đến check-in mặc dù đã đặt phòng (có đảm bảo hoặc không đảm bảo) trước đó.

Có nhiều nguyên nhân xảy ra tình trạng này:

  • Khách đặt phòng trước một thời gian khá lâu do sợ cháy phòng (vào mùa cao điểm) nhưng đến đúng thời gian lại quên mất vì một lý do nào đó.
  • Khách bận việc đột xuất hoặc bị tai nạn, ốm đau… không thể đến nhận phòng như dự định.
  • Khách tìm được một khách sạn khác có mức giá hấp dẫn hơn nên đã đặt phòng tại đó.

Tại sao cần giảm thiểu tình trạng No-show?

Dù với bất cứ lý do gì, no-show sẽ khiến khách sạn chịu những tổn thất đáng kể. Có thể kể đến như:

  • Mất đi một nguồn thu đáng kể do khách không sử dụng những dịch vụ, tiện ích sẵn có của khách sạn.
  • Mất đi cơ hội phục vụ một lượng khách hàng tiềm năng do phòng đã được book, đặc biệt là vào mùa cao điểm.

Đó là lý do tại sao bạn cần tìm mọi cách để giảm thiểu tình trạng no-show trong kinh doanh khách sạn.

Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng No-show trong kinh doanh khách sạn?

1. Đảm bảo bạn có chính sách hủy đặt phòng

Chính sách no-show

Hãy thiết lập một chính sách hủy đặt phòng với những quy định và điều khoản chi tiết, và đảm bảo nó hiển thị rõ ràng trước mặt khách hàng. Khách hàng cần hiểu rõ những trách nhiệm mà họ phải chịu trong trường hợp book phòng nhưng không đến check-in.

Ngoài ra, chính sách hủy đặt phòng cũng cần quy định thời hạn cho phép khách hủy đặt phòng mà không mất phí. Bằng cách này, nếu khách quyết định không muốn đến nhận phòng, họ có thể hủy trước thời hạn. Nếu khách hủy đặt phòng sau thời gian quy định, hoặc đến ngày mà không đến nhận phòng, họ cần phải trả một khoản phí.

Làm được điều này, chắc chắn khách sạn của bạn sẽ giảm thiểu được tình trạng hủy đặt phòng vào phút chót hoặc no-show.

2. Giảm giá cho các booking đã được thanh toán trước

Đây là một cách hiệu quả khác để thu hút khách và giảm thiểu tình trạng no-show tại khách sạn của bạn. Bạn có thể xác nhận booking của khách, sau đó đưa ra một điều khoản nói rằng nếu khách thanh toán trước, họ sẽ được giảm giá. Mọi người đều thích giảm giá và đây là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để khuyến khích khách thanh toán trước. Và một khi khách đã thanh toán trước, khả năng rất thấp họ sẽ không đến nhận phòng.

3. Nhắc nhở khách về booking của họ

Trong nhiều trường hợp, do đặt phòng đã lâu hoặc vì một lý do nào đó mà khách quên mất booking của mình. Từ đó, dẫn đến tình trạng họ không đến khách sạn nhận phòng. Để tránh tình trạng này xảy ra, trước ngày khách đến nhận phòng, khách sạn có thể liên lạc với khách qua email hoặc tin nhắn SMS để nhắc nhở họ về booking sắp tới. Điều này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp, quan tâm tới khách hàng của khách sạn mà còn là cơ hội để bạn giới thiệu những dịch vụ mà có thể khách hàng đang tìm kiếm trước khi tới khách sạn, ví dụ như: Dịch vụ đưa đón tại sân bay…

4. Chuẩn bị và hành động dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu của khách

Dữ liệu khách hàng

Điều quan trọng là bạn phải kiểm tra báo cáo của mình thường xuyên và hiểu các xu hướng cũng như KPI quan trọng trong công việc kinh doanh của mình. Nó không chỉ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn mà còn gợi ý những vấn đề cần quan tâm nhất. Hiểu những tour hoặc gói dịch vụ nào tạo ra nhiều tình trạng no-show nhất, từ đó có thể chuẩn bị và hành động kịp thời.

5. Liên lạc với khách khi họ không đến nhận phòng

Thông cảm với khách nhưng hãy kiên định. Vào cuối ngày, việc đặt phòng nhưng no-show sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu của bạn. Trong những trường hợp như vậy, hãy mạnh dạn nói chuyện với khách và hỏi lý do là gì. Sau đó, bình tĩnh giải thích tại sao họ cần phải thanh toán chi phí do đã không đến nhận phòng.

Hãy cho khách biết rằng, bạn vẫn hoan nghênh họ đến với khách sạn lần sau bất kể mất mát mà khách sạn phải chịu. Điều này có thể khuyến khích họ đặt phòng lại, nhưng khả năng no-show sẽ giảm đi đáng kể.

Trên đây là những mẹo giúp bạn giảm thiểu tình trạng no-show trong kinh doanh khách sạn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn trôi chảy hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý khách sạn, hãy dùng thử ezCloudhotel – phần mềm quản lý khách sạn vừa và nhỏ chuyên nghiệp nhất. Với những tính năng như: quản lý khách sạn tổng thể, quản lý kênh phân phối, email marketing, kết nối khóa từ, quản lý từ xa… ezCloudhotel sẽ giúp việc quản lý và kinh doanh khách sạn của bạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Một phần mềm quản lý chất lượng là chìa khóa để kinh doanh khách sạn thành công!

Dùng thử phần mềm quản lý khách sạn ezCloudhotel miễn phí

5/5 - (7 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐỪNG BỎ LỠ

cross selling là gì

Cross-selling là gì? Giải pháp tăng doanh thu, lợi nhuận thành công

Cross-selling là gì? Cách thức gia tăng lượng sản phẩm bán ra nhằm đột phá doanh thu và nâng tầm trải nghiệm khách hàng Theo thống kê trên Forbes, 59% khách sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm được Cross-selling. Đây là tín hiệu đáng mừng cho một …

homestay đà lạt giá rẻ view đẹp

8 homestay Đà Lạt giá rẻ, view đẹp không thể bỏ qua 2019

Homestay Đà Lạt nào giá rẻ view đẹp? Cùng ezCloud giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết sau đây. Ngày nay, homestay đang trở thành xu hướng nghỉ dưỡng được du khách lựa chọn khi đến Đà Lạt. Không chỉ đem lại không gian sống lý tưởng. Homestay …

hóa đơn điện tử khách sạn

Hóa đơn điện tử khách sạn: Giải pháp quản lý hóa đơn chuyên nghiệp

Hóa đơn điện tử khách sạn – Giải pháp hỗ trợ tối ưu công tác quản lý chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý khách sạn Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, xu hướng giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, thanh …

connecting room là gì

Connecting room là gì? Lựa chọn lý tưởng cho chuỗi ngày nghỉ dưỡng

Connecting room là gì? Căn phòng cao cấp, tiện nghi này liệu có thích hợp dành cho gia đình bạn trong kỳ nghỉ dưỡng sắp tới? Nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng tăng cao. Theo đó là xu hướng tìm kiếm phòng khách sạn của các hộ gia …

phòng deluxe là gì

Phòng Deluxe là gì? Không gian cao cấp, sang chảnh bậc nhất

Phòng Deluxe là gì? Loại phòng hiện đại, tiện nghi, view đẹp mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, các khách sạn đã mở rộng thêm rất nhiều loại phòng hạng sang với nhiều mức giá khác …

chatgpt là gì

ChatGPT là gì? Cách mạng hóa chuyển đổi ngành Khách sạn

ChatGPT là gì? Bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo giúp khách sạn tối đa hóa doanh thu, tối ưu hoạt động và nâng tầm trải nghiệm người dùng ChatGPT là xu hướng công nghệ mới và được áp dụng hiệu quả trong đa dạng lĩnh vực. Đặc biệt …

Nhận ngay các bí quyết quản lý & kinh doanh khách sạn mới nhất từ Blog ezCloud

Nhập email của bạn

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (Miễn phí)