Trong chiến lược marketing, trước khi xâm nhập thị trường cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thì phân tích đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để nhận diện đối thủ trong kinh doanh khách sạn? Đối thủ cạnh tranh đáng gờm thời kỳ 4.0 là ai? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin “Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0”

1. Những yếu tố để nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

1.1 Loại hình lưu trú

Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

Yếu tố đầu tiên để xác định đối thủ cạnh tranh với khách sạn của bạn là loại hình lưu trú. Khách sạn của bạn đang hoạt động dưới loại hình nào? Tại địa phương, có bao nhiêu khách sạn đang hoạt động với loại hình lưu trú giống khách sạn của bạn là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn.

1.2 Danh mục khách sạn

Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

Khi khách hàng tìm kiếm khách sạn trên mạng dựa vào nhu cầu của bản thân, sẽ hiện ra hàng loạt khách sạn cùng danh mục. Khách sạn nào được xếp cùng hạng sao với khách sạn của bạn. Khách sạn đó phù hợp với tầng lớp thượng lưu, trung lưu hay mọi tầng lớp? So sánh lượt thích và tỉ lệ tìm kiếm là điều quan trọng để nhận diện khách sạn đối thủ.

1.3 Các khách sạn ở gần khách sạn của bạn

Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

Đối với khách du lịch, đặc biệt là nhóm walk-in thì vị trí là một trong những yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn chỗ ở. Các khách sạn gần bạn hoạt động như thế nào? Có cùng khu phố với bạn không? Họ có khả năng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với khách sạn của bạn.

1.4 Chất lượng dịch vụ

Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

Chất lượng dịch vụ chính là yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng có tốt hay không. Từ đó khách hàng sẽ quyết định có quay lại hay không. Khách hàng sẽ đánh giá khách sạn của bạn trên mạng tốt hay xấu, tương xứng bao nhiêu sao? Những khách sạn được nhận xét tốt, khách hàng hài lòng ở các mức độ sẽ cùng được xếp vào một hạng. Đây sẽ là nhóm những khách sạn trực tiếp với nhau.

1.5 Cơ sở kinh doanh

Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

Khách sạn của bạn có cơ sở kinh doanh như thế nào, có không gian dành cho các cuộc họp, hội thảo, sự kiện của khách hàng không…? Bạn sẽ xem xét những khách sạn có cơ sở kinh doanh giống bạn, tính năng bổ sung khách sạn của bạn cung cấp cho khách hàng nhưng khách sạn khác cũng có. Đây đều là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với khách sạn của bạn

1.6 Thiết bị giải trí 

Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

Cơ sở vật chất, tiện nghi giải trí khách sạn bạn cung cấp cho khách hàng như thế nào? Hãy xem xét các đối thủ cạnh tranh với bạn, ví dụ như bạn có sân golf cho khách thì khách sạn đối thủ có một casino phục vụ khách hàng,.. Phân khúc khách hàng mục tiêu khách sạn của bạn là ai? Bạn và đối thủ có những tiện nghi giải trí nào để phục vụ phân khúc khách hàng đó? Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn sẽ lộ diện, từ đó khách sạn sẽ có sự đầu tư vào hạng mục nào để khác biệt với đối thủ.

2. Nền tảng chia sẻ dịch vụ lưu trú trực tuyến – đối thủ đáng gờm thời kỳ 4.0

Các nền tảng chia sẻ dịch vụ lưu trú trực tuyến đang âm thầm nổi lên, đe dọa tới hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn truyền thống. Có thể kể đến hai cái tên nổi bật nhất là Luxstay – một ứng dụng chuyên cung cấp dịch vụ chia sẻ chỗ ở tiềm năng của Việt Nam và đại gia ngoại Aibnb – nền tảng chia sẻ chỗ ở trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay.

2.1 Luxstay – ứng dụng chuyên cung cấp dịch vụ chia sẻ chỗ ở tiềm năng của Việt Nam

Với đặc tính là tận dụng không gian dư thừa để tạo thêm nhiều giá trị, homestay là mô hình kinh doanh sinh lời được đông đảo chủ đầu tư nhạy bén tham gia. Đáp ứng nhu cầu kinh doanh homestay của nhà đầu tư và tìm kiếm homestay của khách du lịch, các nền tảng đặt phòng trực tuyến đã ra đời, là cầu nối giữa chủ hộ và khách thuê, tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay là Luxstay.

Luxstay là ứng dụng đặt phòng trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại, với số căn hộ trong danh sách lên tới hơn 10.000 căn trong năm 2019. Đó là những homestay, khách sạn, biệt thự cao cấp ở hầu hết các tỉnh thành du lịch phát triển tại Việt Nam. Khác với những ứng dụng đặt phòng khách sạn, homestay nước ngoài, nền tảng Việt này áp dụng mức chiết khấu hợp lý dành cho các chủ kinh doanh homestay, chuyển tiền về tài khoản nhanh chóng đồng thời thường xuyên đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ chủ homestay để truyền thông về căn hộ trên các nguồn thông tin đại chúng.

Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

Mô hình Luxstay tập trung vào thị trường ngách khi cho thuê căn hộ ở phân khúc cao cấp với mức giá trung bình từ 1 – 2 triệu đồng/ ngày. Tiềm năng từ hãng là cực kỳ lớn khi mà đây dường như đang là một thị trường ngách còn bị bỏ ngỏ chưa nhận được nhiều sự chú ý. Trong Marketing thì điều nhanh nhất để thành công, chính là tìm kiếm những thị trường mới mà chưa ai “đặt chân” vào. Bên cạnh đó, việc làm thương hiệu khi mới ra mắt, giúp hãng có độ nhận diện cao trên mặt trận truyền thông, và hãng xứng đáng là một “kỳ lân” trong ngành khách sạn Việt Nam.

Tiếp đến, lợi thế là người đi tiên phong là điều mà Luxstay đã nhanh chân hơn các thương hiệu khác. Việt Nam chưa có một doanh nghiệp nào đủ lớn để dẫn dắt thị trường. Các hình thức cho thuê nhà, cho thuê homestay còn nhỏ lẻ và làm rời rạc. Luxstay với số vốn đầu tư “khổng lồ” sẽ là mối đe dọa lớn với khách sạn truyền thống.

2.2 Aibnb – nền tảng chia sẻ chỗ ở trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay.

Nếu như Luxstay là thương hiệu đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này, thì Airbnb là cái tên sáng giá nhất trên thế giới trong lĩnh vực chia sẻ phòng khách sạn. Từ giữa năm 2015, Airbnb bước chân vào Việt Nam. Theo số liệu công bố Khảo sát khách sạn Việt Nam tháng 7 năm 2018, đã có hơn 16.000 phòng cho thuê theo ứng dụng này tại Hà Nội và TP.HCM. Số lượng này bằng tổng số phòng của tất cả các khách sạn từ 2 – 4 sao của Tp.Hồ Chí Minh – trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. Theo số liệu từ Sở Du lịch Tp.HCM, hiện toàn thành phố có 341 khách sạn từ 2-4 sao, với 16.912 phòng.

Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

“Dịch vụ chia sẻ phòng đang phát triển rất nhanh và khó có thể kìm hãm được. Hiện tại, nhiều khách sạn từ 1-3 sao đang bị ảnh hưởng”, ông Tào Văn Nghệ, một chuyên gia trong ngành khách sạn chia sẻ với Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Nhiều chuyên gia và chủ khách sạn, đặc biệt là khách sạn có quy mô nhỏ lo ngại, nếu phát triển với tốc độ này thì trong thời gian không lâu nữa, những chủ nhà cho thuê phòng qua ứng dụng Airbnb sẽ là một đối thủ lớn với các khách sạn truyền thống.

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” – Trong tình hình thực tế hiện nay khi mà khách sạn phát triển với tốc độ chóng mặt thì việc biết được đối thủ cạnh tranh của mình là một điều hết sức quan trọng để định hướng và triển khai chiến lược giá, kế hoạch kinh doanh tốt nhất cho khách sạn.

3/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)