Trong nhiều năm trở lại đây, khi mà Socia Media phát triển mạnh mẽ, truyền thông mạng xã hội trở thành phương thức giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh đến mạng lưới khách hàng rộng lớn nhất. Influencer marketing từ đó hiện ra như một đại sứ thương hiệu để doanh nghiệp truyền tải thông điệp, sản phẩm tới khách hàng. Ngành du lịch cũng không đứng ngoài cuộc chơi này khi mà làn sóng Travel Influencer đang rất được tin tưởng và sử dụng triển khai chiến lược Marketing. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin để “Chọn Influencer Marketing ngành Du lịch – Hiểu đúng, làm hay”

1. Influencer marketing là gì?

Chọn Influencer Marketing ngành Du lịch - Hiểu đúng, làm hay

Influencer là người có sức ảnh hưởng đến những thị trường hoặc đối tượng nhất định tùy vào lĩnh vực, hoạt động họ tham gia. Vì vậy, “influencer” có thể là doanh nhân, blogger, người mẫu, diễn viên…. miễn là có sử dụng mạng xã hội.

Influencer marketing là một hình thức markerting, quảng cáo sử dụng những “influencer” để gửi thông điệp về sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh nhãn hàng đến thị trường. Chọn marketing bằng influencer tức là nhãn hàng mong muốn những người này sẽ dùng sự ảnh hưởng của họ để truyền cảm hứng, lan truyền tiếng nói của họ thông qua các trang mạng xã hội với nội dung có thể do nhãn hàng biên soạn hoặc do “influencer” tự viết theo trải nghiệm, cảm nhận cá nhân. Travel Influencer chính là các influencer marketing trong ngành du lịch.

2. Phân loại influencer marketing trong ngành du lịch

Chọn Influencer Marketing ngành Du lịch - Hiểu đúng, làm hay

  • Người của công chúng hay còn được Celeb (Celebrity) là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng và người trong nghề. Celeb thường được chọn làm gương mặt thương hiệu, đại sứ hình ảnh của nhãn hàng như là diễn viên, ca sĩ, mc truyền hình…
    • Celeb có ảnh hưởng trong ngành du lịch hiện nay là thủ môn Nguyễn Tiến Dũng, ca sĩ Quang Vinh, người mẫu Quang Đại,…
  • Chuyên gia là những người có uy tín, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực họ đang hoạt động. Ví dụ như blogger du lịch, nhà báo, phóng viên,…
    • Chuyên gia có ảnh hưởng trong ngành du lịch có thể kể đến là Nguyễn Hoàng Bảo – Thầy giáo ngành du lịch với trải nghiệm du lịch trên 80 quốc gia, Nhà văn Nguyễn Đông Thức, blogger du lịch đang hot hiện nay Lê Hà Trúc ….
  • Người ảnh hưởng khác là những người bình thường nhưng có lượt theo dõi, tương tác trên mạng xã hội cao. Ví dụ như các hotmom, beauty blogger, vlogger giải trí,..
    • Người ảnh hưởng khác đang có ảnh hưởng trong ngành du lịch có thể kể đến như Hoàng Lê Giang được biết đến với vai trò là người Việt Nam đầu tiên chinh phục được Bắc Cực; Ngô Trần Hải An, còn được biết đến là Quỷ Cốc Tử, là gương mặt nổi tiếng trong giới du lịch bụi…

3. Những cơ hội mà influencer marketing mang lại cho doanh nghiệp

3.1 Tăng trưởng mạnh các dịp lễ tết

Sắp tới đây sẽ là dịp lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 là một trong những thời điểm vàng trong năm của ngành du lịch. Khi mà một lượng lớn du khách sẽ đổ về các địa điểm nghỉ dưỡng, du lịch trên cả nước. Một trong những chiến dịch marketing để thúc đẩy doanh số nhân dịp này là gắn với Influencer Marketing để giới thiệu những tour du lịch, địa điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Với việc sử dụng hình ảnh của Travel Influencer để quảng bá những địa điểm có trong tour du lịch, hình ảnh về khách sạn của bạn sẽ giúp tiếp cận đến nhiều nhất khách hàng. Mục tiêu ban đầu là định hình trong tâm trí khách hàng về nhãn hàng, thương hiệu của bạn thông qua bài chia sẻ của những “influencer”. Mục tiêu cuối cùng là khách sạn, khu nghỉ dưỡng và tour du lịch của bạn sẽ xuất hiện đầu tiên và ngay lập tức khi khách hàng tìm kiếm thông tin cho chuyến du lịch của mình. Để thúc đẩy hiệu quả bài đăng của Travel Influencer, nhãn hàng có thể kết hợp với việc chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội đó để gia tăng lượng tiếp cận cho doanh nghiệp.

3.2 Tăng niềm tin qua những bài Review

Chọn Influencer Marketing ngành Du lịch - Hiểu đúng, làm hay

Trong hành trình đưa ra quyết định du lịch của khách hàng thì những review, nhận xét từ những người đi trước, đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của công ty là rất quan trọng. Những review này chính là thước đo sự chuẩn xác cho những bài quảng cáo, những lời mà nhãn hàng tự giới thiệu về mình. Và với travel influencer họ là những người trực tiếp trải nghiệm về khách sạn, khu nghỉ dưỡng, những địa điểm du lịch trong tour sẽ chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm và cảm nhận của mình với cộng đồng mạng. Những bài review với hình ảnh đẹp, chất lượng, ngôn từ chân thực khi miêu tả về trải nghiệm tốt của họ sẽ giúp những người đang theo dõi travel influencer tăng thêm sự tin tưởng và kích thích mong muốn được cảm nhận trực tiếp.

Mỗi travel influencer lại có một phong cách du lịch khác nhau, nó cũng như nhu cầu đa dạng của mọi người khi tìm hiểu để đi đến quyết định cho kỳ nghỉ của mình. Influencer marketing lúc này sẽ góp vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định du lịch của khách hàng.

3.3 Nhắm vào đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Chọn Influencer Marketing ngành Du lịch - Hiểu đúng, làm hay

Những người theo dõi hay follower của các influencer trên mạng xã hội sẽ là tệp khách hàng với những đặc điểm tương xứng, gần gũi với influencer đó. Đa số các travel influencer hiện nay là những người trẻ, có số lượng người theo dõi rất lớn là đối tượng thuộc thế hệ Millennials – nhóm chi tiêu chính trong xã hội cũng là nhóm khách hàng mục tiêu cho các chiến dịch quảng cáo. Vì vậy, với độ lan tỏa lớn của travel influencer thì sẽ nhắm vào chuẩn xác đối tượng khách hàng, từ đó thúc đẩy việc kinh doanh và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp du lịch.

                        >> Xem thêm: Những điều chủ khách sạn cần biết để quyến rũ thế hệ Millennials

4. Bí quyết để Influencer thành chìa khóa vàng Marketing ngành du lịch

4.1 Khi niềm tin của khách hàng về Influencer Marketing đang bị lung lay

Theo báo cáo mới nhất của InfluencerDB, tỷ lệ tương tác của những hot boy, hot girl, blogger, fashionista… trên mạng xã hội đang có chiều hướng đi xuống. Cụ thể, tỷ lệ này giảm xuống mức 2,4% trong giai đoạn đầu năm 2019, so với con số 4% tại cùng thời điểm của 3 năm trước. Các bài đăng thông thường cũng chứng kiến mức giảm tương tự, từ 4,5% xuống 1,9%. Theo đó, các tài khoản sở hữu trên 10.000 lượt theo dõi có tỷ lệ tương tác trung bình ổn định ở mức 3,6% trên toàn thế giới. Số liệu này dựa theo tương quan so sánh số lượng người theo dõi với số lượt thích, bình luận trên các fanpage của các influencer.

Xu hướng giảm này diễn ra ở mọi nghề nghiệp phổ biến của các influencer. Tỷ lệ tương tác của các travel influencer, nhóm những người đứng đầu về mức độ phủ sóng trên Instagram, đã giảm từ 8% vào năm ngoái xuống còn 4,5% vào năm nay.

Trong bối cảnh niềm tin của khách hàng dành cho các influencer đang có dấu hiệu “lung lay” thì bài toán khó được đặt ra là: “Làm thế nào để chọn được Influencer thành chìa khóa vàng trong Marketing ngành du lịch? “

4.2 Bí quyết để Influencer thành chìa khóa vàng trong Marketing ngành du lịch

Chọn Influencer Marketing ngành Du lịch - Hiểu đúng, làm hay

Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch trước khi bắt tay hợp tác với Influencer cần làm một cuộc khảo sát, nghiên cứu khách hàng xem họ đang theo dõi nhân vật nào nhiều nhất, trên kênh truyền thông xã hội nào, khách hàng đang có mối lo gì về sản phẩm, dịch vụ ngành du lịch… Từ những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp có được tiêu chí chính xác để lựa chọn Influencer phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp. 

Đặc biệt, doanh nghiệp cần xây dựng được mạng lưới Influencer uy tín. “Mạng lưới influencer của doanh nghiệp sẽ cung cấp những bài viết phù hợp theo từng địa điểm du lịch, như địa điểm du lịch hoang dã phải là influencer yêu thích du lịch trải nghiệm, địa điểm du lịch văn hóa như Hy Lạp, Ai Cập…phải là các influencer có kiến thức văn hóa vùng….”, Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang chia sẻ.

Trong trường hợp chính Influencer chủ động liên hệ với công ty du lịch, khách sạn để hợp tác quảng bá, cần xem xét các tiêu chí sau:

  • Influencer giúp công ty du lịch, khách sạn Marketing trong thị trường nào ?
  • Thị trường đó có phải là khách hàng tiềm năng của công ty bạn ? (Dựa vào phân tích thu nhập, sở thích, nhân khẩu học.. của khách hàng trong thị trường)
  • Khả năng tiếp cận bài đăng/ video về các sản phẩm, dịch vụ tương tự của Influencer trước đó trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Youtube như thế nào ? (bao gồm: lượt thích, bình luận, chia sẻ, nội dung các bình luận là gì…? )
  • Tổng chi phí để hợp tác với Influencer là bao nhiêu ?
  • Lợi nhuận tính bằng chi phí hay độ phủ thương hiệu, giá trị nhãn hàng,… mà Influencer mang lại có bù đắp chi phí thực tế bỏ ra không ?

Sau khi đã ” chọn mặt gửi vàng ” được Influencer phù hợp với chiến dịch Marketing của công ty du lịch thì việc quan trọng không kém là triển khai hoạt động của Influencer Marketing thật tự nhiên, chân thực để khách hàng cảm thấy gần gũi và tin tưởng nhất.

Influencer Marketing là làn sóng mới có đầy đủ tiềm năng để trở thành chìa khóa vàng Marketing trong ngành Du lịch. Tuy nhiên, cần hiểu rõ để lựa chọn đúng Influencer Marketing. Hi vọng với bài viết này sẽ cung cấp thêm góc nhìn giúp các bạn sử dụng Influencer Marketing trong ngành Du lịch được hiệu quả nhất.

5/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)