OTA Việt bị “lấn át” bởi các OTA nước ngoài trên chính “sân nhà”. Hiện nay, phần lớn các kênh OTA được người Việt ưa dùng đều là các công ty nước ngoài.
Các nền tảng đại lý du lịch trực tuyến (OTA) hàng đầu tại Việt Nam, được người dùng ưa chuộng nhất, bao gồm Traveloka, Booking.com, Agoda, và nhiều hơn nữa, đều có trụ sở tại nước ngoài. Điều đáng chú ý là, dù là những đối thủ ngoại quốc, nhưng chúng vẫn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam vượt trội so với các OTA nội địa.
1. Các báo cáo về OTA Nước ngoài và nội địa
Nội dung
The Outbox Company vừa công bố bảng xếp hạng về các thương hiệu OTA được yêu thích của du khách Việt Nam. Trong danh sách này, top 5 OTA được yêu thích nhất bao gồm Traveloka, Booking.com, Agoda, Expedia, và Trip.com. Và điểm chung là các OTA này đều có trụ sở tại nước ngoài. Traveloka là một startup kỳ lân có trụ sở tại Indonesia, Booking.com có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan, Agoda có trụ sở tại Singapore, Expedia có trụ sở tại Mỹ, và Trip.com thuộc sở hữu của Tập đoàn Trip.com có trụ sở tại Trung Quốc.
Theo dữ liệu từ Statista cho đến tháng 11/2020, phần lớn các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) hàng đầu tại Việt Nam đều có trụ sở tại nước ngoài. Trong số này, Booking.com đứng đầu, tiếp theo là Agoda, Traveloka, Trivago, TripAdvisor, Airbnb,… Chỉ có một OTA duy nhất có trụ sở tại Việt Nam là Tugo, nhưng tỷ lệ sử dụng của nó chỉ chiếm 4%, ít hơn rất nhiều so với các OTA có trụ sở ở nước ngoài.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát được công bố bởi Q&Me vào năm 2021, Traveloka là OTA được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam. Chiếm 42% thị phần. Agoda.com (39%) và Booking.com (38%) lần lượt đứng ở các vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng.
Cũng theo dữ liệu từ Statista năm 2020, thị trường OTA toàn cầu đạt mức 432,14 tỷ USD. Tại Việt Nam, quy mô của thị trường OTA tính theo tổng giá trị hàng hóa cũng đạt mức 3 tỷ USD. Ngang bằng với Indonesia và chỉ thấp hơn Thái Lan.
Xu hướng tiêu dùng du lịch của người Việt đã có sự biến đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Phương thức thanh toán trực tuyến, cũng như việc đặt phòng, vé máy bay và khách sạn thông qua ứng dụng trên điện thoại di động, đã trở nên phổ biến hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các OTA, bao gồm cả các OTA nước ngoài.
2. Phân tích tình hình OTA Nước ngoài và nội địa
Theo báo cáo từ Market Report, các OTA dẫn đầu tại Việt Nam chủ yếu là các thương hiệu nước ngoài. Trong khi đó, các OTA Việt như VNTrip, Vinabooking, My Tour, Chudu24, Ivivu, Vietravel, Saigontourist,… không thể cạnh tranh.
Một cuộc khảo sát tháng 11/2020 với 2.614 người Việt Nam đã cho thấy rằng: 60% trong số họ biết và sử dụng OTA trong chuyến di của mình. Trong số đó, 40% đặt vé trực tuyến để đi du lịch ít nhất ba lần/năm. 39% đi du lịch hai lần/năm. 21% đi du lịch một lần/năm.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), các OTA toàn cầu như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia… chiếm tới 80% thị phần du lịch trực tuyến tại Việt Nam. Hầu hết du khách quốc tế và nhiều du khách nội địa đều sử dụng dịch vụ của các OTA nước ngoài. Điều này khiến cho các OTA Việt Nam có rất ít khách hàng quan tâm. Nhiều khách sạn lớn cho biết rằng tỷ lệ đặt phòng từ các OTA chiếm 40 – 60% tổng doanh thu. Và phần lớn vẫn là các kênh OTA nước ngoài. Ví dụ, tại Khách sạn Rex (quận 1, TP.HCM), hơn 35% tổng doanh số bán phòng đến từ kinh doanh trực tuyến, trong đó kênh OTA chiếm hơn 40%.
Một nguyên nhân khiến các OTA Việt khó cạnh tranh là do tuổi đời còn non trẻ. Các OTA nước ngoài có khoảng 20 năm kinh nghiệm. Đã hoạt động trên quy mô toàn cầu, và đã xây dựng được thương hiệu uy tín. Đi cùng với tiềm lực tài chính mạnh. Ngoài ra, tâm lý “sính ngoại” của người dùng cũng là một yếu tố khác.
Các OTA nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam thường không bị ràng buộc bởi quy định về thuế. Giúp họ có thêm năng lực tài chính để đầu tư vào marketing và tăng chiết khấu cho đối tác. Từ đó tạo ưu thế cạnh tranh. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước thường cần đợi chính sách hỗ trợ vốn.
3. Kết luận
Thị trường du lịch trực tuyến tại Việt Nam đang chứng kiến sự thống trị của các OTA nước ngoài. Ví dụ như Booking.com, Agoda và Traveloka. Các đại lý du lịch Việt thường thiếu kinh nghiệm và năng lực tài chính chưa đủ vững. Đối với người tiêu dùng, các thương hiệu quốc tế thường mang lại niềm tin và uy tín hơn. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước cần tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, tối ưu hóa công nghệ để cải thiện thị phần trong thị trường OTA. Điều này giúp hạn chế tối đa việc OTA Việt bị “lấn át” bởi các OTA nước ngoài.
Dựa trên những thách thức và cơ hội trong thị trường OTA tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp. Từ đó, cải thiện hiệu suất kinh doanh. Cùng với tối ưu hóa quản lý vận hành. Với ezBe của ezCloud, bạn có thể biến website và trang fanpage của thành các kênh bán hàng hiệu quả. ezBe – Công cụ bán phòng online cho Khách sạn/Đại lý. Từ đó, giảm bớt sự phụ thuộc vào các đại lý du lịch trực tuyến (OTA).