Năm Tân Sửu đang đi đến những ngày cuối cùng, đối với những người làm Du lịch, một năm qua thực sự là một khoảng thời gian khó khăn với dịch bệnh và giãn cách. Hãy cùng ezCloud điểm lại những con số đã tạo nên ngành Du lịch trong năm vừa qua.
157.269
Là con số lượt khách Quốc tế tới Việt Nam năm 2021, giảm 95,9% so với năm 2020. Theo như Tổng cục thống kê, tính cả năm 2020 và 11 tháng năm 2021, chỉ có gần 8 triệu lượt khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam. Đây là một con số rất thấp nếu so với 18 triệu lượt khách của năm 2019. Con số khách quốc tế vào Việt Nam chủ yếu là các chuyên gia, lao động nước ngoài, du học sinh, việt kiều hồi hương và cả những tài xế lái xe hàng hoá thông thương tại các cửa khẩu.
2,387 tỷ
Hơn 2 tỷ lượt vận chuyển hành khách được thực hiện trong năm 2021. Năm qua, vì những đợt giãn cách lớn nhất trong năm, trong đó TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội phải chịu ảnh hưởng của các đợt đóng cửa hơn 6 tháng, khiến hai trung tâm kinh tế phải những thiệt hại đáng kể. Với tình hình đường bay quốc tế bị hạn chế rất nhiều, đường hàng không chủ yếu là các chuyến bay cứu trợ với số lượng không nhiều, máy bay đắp chiếu, các hãng hàng không liên tục bị trì trệ. Tính chung năm 2021, vận chuyển hành khách giảm 33,0% so với năm trước, luân chuyển hành khách giảm 42,0%; vận chuyển hàng hóa giảm 8,7% và luân chuyển hàng hóa giảm nhẹ 1,8%. Năm qua có lẽ là năm thảm cảnh nhất của hàng không trong lịch sử khi đa số các hàng hàng không bị lỗ doanh thu đường bay. Vietnam Airlines phải báo lỗ liên tục, cổ phiếu tụt thảm hại, bắt buộc đơn vị này phải mở rộng các hình thức kinh doanh như bán đồ ăn, quần áo,…
6.500 tỷ
Là doanh thu của du lịch lữ hành trong năm qua. Du lịch từ trước nay luôn là ngành công nghiệp không khói trọng điểm của Việt Năm khi đóng góp một phần đáng kể vào GDP của cả nước. Vào khoảng thời gian trước dịch, năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đã tăng lên 726.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2021, con số này tụt hơn 90% so với trước dịch và giảm 59,9% so với năm 2021. Đây là một trong những thiệt hại kinh tế lớn mà Việt Nam phải hứng chịu khi vẫn cần phải giải ngân để cứu trợ thất nghiệp, hỗ trợ điều trị bệnh nhân mac Covid,…
398 nghìn tỷ
Là tổng doanh thu từ hoạt động lưu trú và mua bán dịch vụ ăn uống năm 2021, so với năm 2020 đã giảm 19,3% so với 2020 (khoảng 500 nghìn tỷ) và giảm khoảng 30% so với năm 202. Khủng hoảng Covid-19 khiến ngành du lịch Việt Nam trải qua cuộc cơn bão chưa từng có trong lịch sử hoạt động và nhiều ý kiến chuyên gia đã đưa ra cho rằng du lịch đã “chạm đáy”. Sau gần 2 năm đóng cửa du lịch quốc tế, du lịch nội địa cũng không thể triển khai khiến toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ cho hoạt động du lịch ngưng trệ; hướng dẫn viên du lịch, người lao động trực tiếp, gián tiếp trong ngành không có việc làm; nhiều doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú cạn kiệt nguồn lực phải giải thể… Đã có hơn 2.000.000 nhân lực ngành du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp như: thất nghiệp, giảm lương, giữ lương,….
40 triệu
là tổng lượt khách du lịch nội địa trong năm qua theo như Tổng cục Du lịch Việt Nam báo cáo. Trong đó lượt khách lưu trú chỉ đạt 19 triệu lượt, giảm hơn 40% so với với thời kỳ trước dịch năm 2019. Năm vừa qua, chủ kinh doanh các đơn vị du lịch luông sống trên dây khi phải chấp chới tước sự đóng, mở của các đợt giãn cách. Sau mỗi đợt dịch, những người làm du lịch thấp thoáng hy vọng được trở lại những cung đường, những nhộn nhịp tour, khách, sản phẩm. Nhưng rồi chưa kịp mở ra, cánh cửa lại đóng sầm trước mắt, đợt dịch Covid-19 thứ tư khiến mùa du lịch hè đóng băng, toàn bộ hàng hoá, cơ sở vật chất phải đáp chiếu, trong khi doanh thu tụt dưới 0, lãi ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ.
29
Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã đón đoàn 29 khách du lịch đến từ Incheon (Hàn Quốc) đến Việt Nam. Đây là đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Quảng Nam và cũng là đoàn khách đầu tiên đến Việt Nam sau 2 năm gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Một tín hiệu tích cực dành cho ngành Du lịch – Khách sạn Việt Nam để khởi sắc hơn trong năm tới.
15
Ngày 1.1.2022, Chính Phủ Việt Nam chính thức mở cửa lại đường bay quốc tế sau 2 năm đóng cửa. Lộ trình mở cửa sẽ chia làm 2 giai đoạn với 15 điểm đến được kết nối.
Theo như kế hoạch được đề ra, tại giai đoạn 1, Việt Nam sẽ tái thiết lập lại đường bay quốc tế với 9 điểm đến sau:
- Bắc Kinh/Quảng Tây (China),
- Tokyo (Japan),
- Seoul (Hàn Quốc,
- Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc),
- Bangkok (Thái Lan),
- Singapore,
- Viêng-chăn (Lào),
- Phnom Penh (Cam-pu-chia),
- San Francisco/Los Angeles (Hoa Kỳ).
Theo Phó Giám Đốc CAAV ông Võ Huy Cường chia sẻ: “Việc mở cửa lại đường bay sẽ giúp tăng cường nhu cầu du lịch đến Việt Nam từ những điểm đến trên, thêm vào đó, khác du lịch sẽ có thể bay đến Việt Nam một cách bình thường thay vì phải qua trung chuyển từ nơi khác như trước đây”
Đến giai đoạn thứ 2, các chuyến bay sẽ được kết nối thêm với 6 địa điểm nữa bao gồm:
- Kuala Lumpur (Malaysia),
- Hong Kong (Trung Quốc),
- Paris (Pháp),
- Frankfurt (Đức),
- Sydney (Australia)
- Moscow (Nga).
Các cơ quan có liên quan sẽ tính toán kỹ lưỡng việc thực hiện kế hoạch trước khi cho phép đường mở cửa đường bay quốc tế trở lại như thời kỳ trước dịch, ông Cường nhấn mạnh.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y Tế vào ngày 17/12 vừa qua, khách quốc tế khi đến Việt Nam nếu đã tiêm đủ 2 mũi vacxin, có kết quả âm tính với Covid-19 sẽ chỉ phải cách ly tại nhà 3 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Đọc thêm tại: https://ezcloud.vn/danh-sach-15-diem-den-mo-lai-duong-bay-quoc-te-toi-viet-nam/
10 tỷ:
Là toàn bộ ngân sách được ezCloud chi ra để hỗ trợ các khách hàng, đối tác của chúng tôi trong đợt dịch năm 2021 vừa qua. Việc hỗ trợ của ezCloud như một hành động bắt tay đồng hành cùng khách hàng vượt qua những khó khăn trong thời gian dịch bệnh hoành hành. Các khách hàng, đối tác khi bị dịch bệnh tác động, không thể mở cửa, ezCloud đã tạo ra các gói hỗ trợ như bảo lưu gói phần mềm, hỗ trợ đào tạo lại nhân sự, khởi tạo lại các kênh kết nối bán phòng trên OTA một cách miễn phí, nâng cấp hệ thống miễn phí, các chương trình giảm giá, tặng thêm tháng sử dụng,…
Toàn bộ những nỗ lực mà nhân sự cũng ban lãnh đạo ezCloud cố gắng từng ngày với mong muốn chung tay cùng khách hàng đi qua những thời gian khó khăn nhất của ngành Du lịch trong lịch sử phát triển. Hy vọng với những tín hiệu tích cực, ngành Du lịch – Khách sạn sẽ có một năm Nhâm Dần khởi sắc hơn, bùng nổ hơn nữa.