Trong lĩnh vực khách sạn, nhân sự trong ngành thường gọi tên các vị trí, chức danh bằng tiếng Anh. Do đó, việc trang bị vốn từ vựng về chủ đề này là vô cùng cần thiết.
Trong bài viết này, ezCloud sẽ chia sẻ với bạn tên gọi của các chức danh trong khách sạn bằng tiếng Anh. Cùng tìm hiểu nhé!
Cấp lãnh đạo, quản lý
1. General Director (GD)/General Manager (GM) – Tổng giám đốc
Nội dung
- 1. General Director (GD)/General Manager (GM) – Tổng giám đốc
- 2. Deputy General Manager (DGM) – Phó Tổng giám đốc
- 3. Rooms Division Manager – Giám đốc bộ phận phòng khách
- 4. Front Office Manager (FOM) – Giám đốc bộ phận lễ tân
- 5. Executive Housekeeper/Housekeeping Manager – Giám đốc Buồng phòng
- 6. F&B Manager – Giám đốc bộ phận ẩm thực
- 7. Sales & Marketing Manager – Giám đốc bán hàng và tiếp thị
- 8. Chief Accountant/Accounting Manager – Kế toán trưởng
- 9. Administration/ HR Manager – Giám đốc bộ phận hành chính – nhân sự
- 10. Chief Engineer – Kỹ sư trưởng
- 11. Receptionist – Nhân viên lễ tân
- 12. Reservation Agent – Nhân viên đặt phòng
- 13. Cashier – Nhân viên thu ngân
- 14. Concierge – Nhân viên hỗ trợ khách hàng
- 15. Bell man – Nhân viên hành lý
- 16. Door man – Nhân viên đứng cửa
- 17. Housekeeper – Nhân viên buồng phòng
- 18. Laundry Attendant – Nhân viên giặt là
- 19. Pest Control worker – Nhân viên diệt côn trùng
- 20. Locker Attendant – Nhân viên phòng thay đồ
- 21. Executive Chef – Bếp trưởng
- 22. Cook Assistant – Phụ bếp
- 23. Steward/Diswasher – Nhân viên rửa bát
- 24. Waiter/ waitress – Nhân viên phục vụ
- 25. Hostess – Nhân viên tiếp đón khách
- 26. Food Runner – Nhân viên chạy món
- 27. Bartender – Nhân viên pha chế rượu, cocktail
- 28. Barista – Nhân viên pha chế cà phê
- 29. Marketer – Nhân viên Marketing
- 30. Sales Executive – Nhân viên kinh doanh
- 31. General Accountant – Nhân viên kế toán tổng hợp
- 32. Debt Accountant – Nhân viên kế toán công nợ
- 33. Night Auditor – Nhân viên kiểm toán đêm
- 34. Cash keeper – Nhân viên thủ quỹ
- 35. Purchaser – Nhân viên thu mua
- 36. Electrical Engineer – Kỹ sư điện
- 37. Plumber – Nhân viên nước
- 38. AC Chiller – Nhân viên điện lạnh
- 39. Security Officer – Nhân viên an ninh
- 40. Storekeeper – Nhân viên thủ kho
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ điều hành và các mục tiêu chung của khách sạn để mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, đồng thời vẫn phải đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.
2. Deputy General Manager (DGM) – Phó Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc là người hỗ trợ tổng giám đốc lên kế hoạch, phát triển, thực hiện và giám sát các sáng kiến và dự án của khách sạn. Họ giám sát hoạt động của khách sạn, chịu trách nhiệm về ngân sách và tham gia vào việc thuê cũng như đánh giá nhân sự của khách sạn. Khi tổng giám đốc vắng mặt, họ chính là người đảm nhận trách nhiệm của người đứng đầu khách sạn.
[maxbutton name=”Đăng ký dùng thử”]
3. Rooms Division Manager – Giám đốc bộ phận phòng khách
Giám đốc bộ phận phòng khách nắm giữ một trọng trách rất lớn trong khách sạn, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của cả 2 bộ phận quan trọng là: Lễ tân và Buồng phòng. Họ chịu trách nhiệm cho sự thoải mái và an toàn của tất cả khách hàng lưu trú tại khách sạn.
4. Front Office Manager (FOM) – Giám đốc bộ phận lễ tân
Giám đốc bộ phận lễ tân chịu trách nhiệm giám sát tất cả nhân viên lễ tân để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận. Công việc cụ thể của họ là chỉ đạo và điều phối các hoạt động của quầy lễ tân như: đặt phòng, dịch vụ khách hàng… cho tới việc chuẩn bị báo cáo hàng tháng và ngân sách cho bộ phận lễ tân.
5. Executive Housekeeper/Housekeeping Manager – Giám đốc Buồng phòng
Giám đốc Buồng phòng là người đứng đầu bộ phận buồng phòng, chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động hàng ngày của bộ phận để đảm bảo phòng được vệ sinh sạch sẽ trước khi đón khách.
6. F&B Manager – Giám đốc bộ phận ẩm thực
Giám đốc bộ phận ẩm thực là người đứng đầu bộ phận nhà hàng trong khách sạn. Công việc của họ là dự báo, lên kế hoạch và kiểm soát việc đặt hàng thực phẩm và đồ uống trong khách sạn. Họ cũng chịu trách nhiệm quản lý tài chính liên quan đến toàn bộ quá trình mua thực phẩm và đồ uống cho khách sạn.
7. Sales & Marketing Manager – Giám đốc bán hàng và tiếp thị
Giám đốc bán hàng và tiếp thị chịu trách nhiệm tối đa hóa doanh thu của khách sạn bằng cách xây dựng các kế hoạch kinh doanh và marketing để tăng công suất phòng cho khách sạn.
8. Chief Accountant/Accounting Manager – Kế toán trưởng
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận Tài chính trong khách sạn, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động liên quan như quản lý tài khoản, báo cáo và mối quan hệ với các nhà cung cấp để tối ưu hóa lợi nhuận cho khách sạn.
9. Administration/ HR Manager – Giám đốc bộ phận hành chính – nhân sự
Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm giám sát tất cả các quy trình liên quan đến nhân sự của khách sạn và xây dựng các chiến lược nhân sự phù hợp với nhu cầu kinh doanh của khách sạn.
10. Chief Engineer – Kỹ sư trưởng
Kỹ sư trưởng chịu trách nhiệm giám sát việc vận hành, bảo trì và sửa chữa dụng cụ, thiết bị của khách sạn. Họ phải giám sát các nhân viên kỹ thuật, và có thể làm việc trong cả môi trường văn phòng và tại khách sạn.
Xem thêm:
- Các tình huống giao tiếp tiếng anh trong khách sạn phổ biến nhất
- 16 mẫu câu giao tiếng Anh mà lễ tân khách sạn cần phải biết
Bộ phận lễ tân
11. Receptionist – Nhân viên lễ tân
Nhân viên lễ tân làm công việc đón khách khi họ đến khách sạn. Nhiệm vụ của họ bao gồm kiểm tra khách ra vào, cấp chìa khóa, đặt phòng qua điện thoại hoặc email, chuẩn bị hóa đơn và xử lý các khoản thanh toán. Họ cung cấp cho khách thông tin, trả lời các câu hỏi và giải quyết các khiếu nại của khách.
12. Reservation Agent – Nhân viên đặt phòng
Nhân viên đặt phòng có nhiệm vụ giúp khách hàng lên kế hoạch (thời gian lưu trú, loại phòng) và đặt phòng khách sạn. Sau khi quá trình đặt phòng hoàn tất, họ có trách nhiệm xác nhận lại thông tin đặt phòng cho khách hàng.
13. Cashier – Nhân viên thu ngân
Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ thu tiền của khách chi trả cho tiền phòng và các dịch vụ mà họ đã sử dụng trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Công việc của họ đòi hỏi phải trả lời các câu hỏi của khách liên quan đến tiền phí dịch vụ.
14. Concierge – Nhân viên hỗ trợ khách hàng
Nhân viên hỗ trợ khách hàng chịu trách nhiệm đảm bảo khách có mọi thứ họ cần trong thời gian họ lưu trú tại khách sạn. Những nhu cầu này bao gồm từ việc đưa đón tới sân bay cho đến đặt chỗ ăn tối tại các nhà hàng tốt nhất trong vùng.
15. Bell man – Nhân viên hành lý
Nhân viên hành lý có nhiệm vụ giúp đỡ khách hàng vận chuyển hành lý, đưa khách ra xe và một số việc khác. Ở nhiều khách sạn, nhân viên hành lý rất có thể là người đầu tiên và cuối cùng mà khách tiếp xúc tại khách sạn.
16. Door man – Nhân viên đứng cửa
Nhân viên đứng cửa có nhiệm vụ tạo ra hình ảnh thân thiện cho khách sạn trong mắt khách hàng khi họ đến khách sạn. Công việc của nhân viên đứng cửa bao gồm: mở cửa, gọi taxi, chào khách…
Bộ phận buồng phòng
17. Housekeeper – Nhân viên buồng phòng
Nhân viên buồng phòng có nhiệm vụ vệ sinh phòng, đảm bảo chúng luôn sạch sẽ trước, trong và sau khi khách lưu trú.
18. Laundry Attendant – Nhân viên giặt là
Nhân viên giặt là có nhiệm vụ cung cấp nguồn khăn sạch liên tục cho toàn bộ khách sạn. Họ cũng chịu trách nhiệm làm sạch đồ dùng cá nhân của khách nếu khách sạn cung cấp dịch vụ giặt là.
19. Pest Control worker – Nhân viên diệt côn trùng
Nhân viên diệt côn trùng làm nhiệm vụ loại bỏ các sinh vật không mong muốn, chẳng hạn như gián, chuột, kiến, rệp… ra khỏi khách sạn.
20. Locker Attendant – Nhân viên phòng thay đồ
Nhân viên phòng thay đồ thường làm việc trong spa ở các khách sạn hoặc resort. Công việc của họ là trông coi, bảo quản đồ đạc của khách trong quá trình họ sử dụng dịch vụ của khách sạn.
Bộ phận ẩm thực
21. Executive Chef – Bếp trưởng
Bếp trưởng là người đứng đầu bộ phận bếp trong nhà hàng, có nhiệm vụ điều hành, giám sát mọi hoạt động của bộ phận để đảm bảo chất lượng món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm và duy trì chi phí thực phẩm ở mức tiêu chuẩn.
22. Cook Assistant – Phụ bếp
Phụ bếp có nhiệm vụ trợ giúp các đầu bếp với những công việc như đảm bảo nguồn cung thực phẩm, xử lý thức ăn thừa, chuẩn bị nguyên liệu, thử nghiệm các công thức mới, vệ sinh dụng cụ và không gian của nhà bếp.
23. Steward/Diswasher – Nhân viên rửa bát
Nhân viên rửa bát có nhiệm vụ vận hành và bảo trì các thiết bị và dụng cụ làm sạch để vệ sinh chén bát, đồ sành sứ, dao kéo, bếp, quét và lau sàn bếp.
24. Waiter/ waitress – Nhân viên phục vụ
Nhân viên phục vụ có nhiệm vụ nhận order và phục vụ thức ăn, đồ uống cho khách tại bàn.
25. Hostess – Nhân viên tiếp đón khách
Nhân viên tiếp đón khách có nhiệm vụ chính là chào đón và sắp xếp chỗ ngồi cho khách trong nhà hàng.
26. Food Runner – Nhân viên chạy món
Nhân viên chạy món là người trợ giúp cho nhân viên phục vụ. Nhiệm vụ chính của họ là vận chuyển đồ ăn đến bàn khi đã được nhà bếp chế biến xong.
27. Bartender – Nhân viên pha chế rượu, cocktail
Nhân viên pha chế rượu, cocktail có nhiệm vụ chuẩn bị đồ uống có cồn và không cồn cho quầy bar ở trong khách sạn.
28. Barista – Nhân viên pha chế cà phê
Nhân viên pha chế cà phê có nhiệm vụ chính là pha chế cà phê cho khách. Tuy nhiên, họ còn phải tạo hình cho chúng thật đẹp mắt để đồ uống trở nên hấp dẫn hơn.
Xem thêm:
- 15 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản Housekeeping cần biết
- Tiếng Anh cho nhân viên đặt phòng khách sạn nên biết
Bộ phận kinh doanh/marketing
29. Marketer – Nhân viên Marketing
Nhân viên marketing có nhiệm vụ xây dựng các chương trình quảng cáo và khuyến mãi cho khách sạn. Mục tiêu của họ là thu hút các khách hàng tiềm năng cho khách sạn.
30. Sales Executive – Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh khách sạn có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng để bán các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn. Trong ngành khách sạn, nhân viên kinh doanh được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà họ phụ trách hoặc sản phẩm mà họ bán:
- Corporate Sales Executive: Nhân viên kinh doanh khách sạn mà đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp, công ty.
- TA Sales Executive: Nhân viên kinh doanh khách sạn mà đối tượng khách hàng hướng đến là các công ty, đại lý du lịch, lữ hành…
- Online Sales Executive: Nhân viên kinh doanh khách sạn chuyên tiếp cận khách hàng và bán các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn trên internet, qua mạng xã hội và website khách sạn.
- Banquet Sales Executive: Nhân viên kinh doanh khách sạn chuyên bán các sản phẩm dịch vụ như: hội thảo, hội nghị, event, sự kiện…
- Membership Sales Executive: Nhân viên kinh doanh khách sạn có nhiệm vụ bán các dịch vụ như: spa, gym, casino, nhà hàng…
Bộ phận tài chính – kế toán
31. General Accountant – Nhân viên kế toán tổng hợp
Nhân viên kế toán tổng hợp có nhiệm vụ hỗ trợ kế toán trưởng giám sát các vấn đề về kế toán và tài chính trong khách sạn.
32. Debt Accountant – Nhân viên kế toán công nợ
Nhân viên kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi, quản lý công nợ của khách sạn và trực tiếp tham gia thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, nợ cũ.
33. Night Auditor – Nhân viên kiểm toán đêm
Nhân viên kiểm toán đêm có nhiệm vụ kiểm tra lại toàn bộ các giao dịch trong ngày, doanh thu phòng, tỷ lệ đặt phòng và các báo cáo thống kê khác của khách sạn.
34. Cash keeper – Nhân viên thủ quỹ
Nhân viên thủ quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ kế toán trưởng trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến thu-chi tiền mặt trong khách sạn.
35. Purchaser – Nhân viên thu mua
Nhân viên thu mua có nhiệm vụ đánh giá các nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, chuẩn bị các báo cáo… để mua sắm hàng hóa cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của khách sạn.
Bộ phận kỹ thuật
36. Electrical Engineer – Kỹ sư điện
Kỹ sư điện có nhiệm vụ thiết kế, phát triển và vận hành hệ thống điện trong khách sạn.
37. Plumber – Nhân viên nước
Thợ ống nước có nhiệm vụ lắp đặt các đường ống nước, hệ thống nước và các đồ dùng khác trong khách sạn như: bồn rửa mặt, toilet…
38. AC Chiller – Nhân viên điện lạnh
Nhân viên điện lạnh có nhiệm vụ sửa chữa và bảo trì hệ thống thông gió, lò sưởi và điều hòa nhiệt độ trong khách sạn.
Bộ phận khác
39. Security Officer – Nhân viên an ninh
Nhân viên an ninh khách sạn có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho khách hàng, nhân viên và tài sản của khách sạn.
40. Storekeeper – Nhân viên thủ kho
Nhân viên thủ kho có trách nhiệm tiếp nhận, lưu kho và phân phát vật tư, thiết bị cho các hoạt động hàng ngày của khách sạn.
Trên đây là danh sách tên gọi các chức danh trong khách sạn bằng tiếng Anh mà bạn cần nắm rõ. Tuy nhiên, không phải khách sạn nào cũng cần đầy đủ những vị trí này. Điều đó tùy thuộc vào quy mô của từng khách sạn. Ở những khách sạn nhỏ, một nhân viên có thể đảm nhận nhiều vị trí.