Bên cạnh nhà nghỉ hay khách sạn, ở Việt Nam hiện nay đang nổi lên một loại hình cư trú rất được ưa chuộng, đó là homestay. Đây là loại hình cư trú mà khách du lịch sẽ ăn, ngủ tại nhà của người dân địa phương thay vì tới khách sạn.
Với homestay, du khách có thể cảm thấy không tiện nghi bằng khi ở khách sạn, nhưng bù lại họ sẽ có được những trải nghiệm thú vị, một góc nhìn mới gần gũi và thực tế hơn về cuộc sống và nền văn hóa mà họ đang đặt chân tới. Đó là lý do tại sao loại hình cư trú này đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Có thể thấy hiện nay homestay xuất hiện khá nhiều tại các trung tâm du lịch nổi tiếng như: Đà Lạt, Hội An, Sapa, Mai Châu, Quảng Ninh… Tuy nhiên, hầu hết những homestay này có quy mô khá nhỏ (dưới 5 phòng). Do đó, chủ sở hữu thường có suy nghĩ rằng không cần sử dụng phần mềm quản lý. Tuy nhiên, điều đó có đúng?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu những lợi ích mà một phần mềm quản lý mang lại cho homestay.
1. Giúp tăng công suất bán phòng mà không lo vấn đề overbooking
Trong thời buổi nhà nhà làm homestay, người người kinh doanh homestay như hiện nay, sự cạnh tranh vì thế ngày càng trở nên gay gắt. Để thu hút lượt đặt phòng, nhiều chủ sở hữu homestay đã đăng bán phòng trên các kênh OTA. Đây là một cách hiệu quả. Tuy nhiên, một vấn đề gây khó khăn cho các homestay là việc cập nhật số phòng trống trên các kênh OTA. Việc này tốn rất nhiều thời gian, công sức nếu số lượng kênh OTA nhiều và nhân viên homestay phải thực hiện một cách thủ công, chưa kể phải đảm bảo tính kịp thời. Mỗi khi có booking đổ về, chỉ cần homestay không kịp thời đóng phòng, overbooking sẽ rất dễ xảy ra, và homestay sẽ bị phạt. Đối với một số trang OTA nổi tiếng, nếu để tình trạng overbooking xảy ra nhiều lần thì homestay sẽ bị khóa tài khoản vĩnh viễn. Và chắc bạn cũng biết, không dễ dàng để một homestay được chấp nhận khi đăng ký bán phòng trên một OTA. Nếu được thì thời gian xét duyệt cũng lâu. Đặc biệt ở những homestay có quy mô nhỏ (ít phòng), nguy cơ overbooking càng cao.
Xem thêm:
- 5 Quy định về tiêu chuẩn thiết kế homestay bạn cần biết
- [Chia sẻ] Công thức tính doanh thu khi kinh doanh homestay
Một phần mềm quản lý tích hợp hệ thống quản lý kênh phân phối sẽ giúp homestay giải quyết vấn đề này. Mỗi khi có booking đổ về, hệ thống sẽ tự động trừ số phòng trống hiện tại, sau đó đăng bán phòng trên tất cả các kênh OTA với số phòng trống đã được cập nhật, giúp homestay tránh được tình trạng overbooking.
2. Nhà quản lý không còn phải đau đầu với việc quản lý thu chi của homestay
Dù là một homestay có quy mô nhỏ thì việc quản lý thu chi, lưu lượng tiền mặt hàng ngày cũng là cả một vấn đề đối với nhà quản lý. Việc ghi chép thủ công bằng sổ sách rất tốn thời gian và công sức, đồng thời rất dễ xảy ra sai sót. Tuy nhiên, nếu sử dụng phần mềm quản lý thì đây không còn là vấn đề nữa. Mọi giao dịch, thanh toán đều sẽ được lưu vào trong phần mềm. Sau đó, phần mềm sẽ tự động xử lý những thông tin này để tạo ra các báo cáo. Dựa vào đó, nhà quản lý có thể kịp thời đưa ra những quyết định, điều chỉnh.
3. Có thể quản lý homestay từ xa
Rất nhiều chủ sở hữu homestay còn có một công việc khác như nhân viên văn phòng, kinh doanh nên không phải lúc nào họ cũng có thể có mặt tại homestay. Một phần mềm quản lý ứng dụng công nghệ điện toán đám mây sẽ giúp những người này có thể quản lý homestay từ xa. Chỉ với một thiết bị có kết nối internet, nhà quản lý có thể dễ dàng đăng nhập vào tài khoản và kiểm tra các giao dịch tại homestay. Thậm chí, hiện nay còn có những phần mềm có đi kèm ứng dụng di động giúp việc nhận thông tin còn dễ dàng hơn. Mọi thông tin về giao dịch của homestay sẽ được gửi thẳng về điện thoại của nhà quản lý. Nhờ tính năng này, nhà quản lý có thể yên tâm khi đi làm, công tác hay du lịch và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Xem thêm:
- Kinh doanh homestay ở Đà Lạt 2019: Có còn là “quả ngọt”?
- Thủ tục kinh doanh dịch vụ Homestay như thế nào?
Ngoài ra, một trong những lý do khiến chủ sở hữu homestay ngại đầu tư vào phần mềm quản lý là do lo ngại chi phí cao. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều phần mềm rất rẻ, với chi phí chỉ từ 9.000 đồng/phòng/tháng. Do đó, bạn nên mạnh dạn đầu tư. Đây sẽ là một khoản đầu tư có lợi về dài hạn.
Như vậy, có thể thấy dù homestay có quy mô nhỏ thì việc sử dụng phần mềm quản lý là rất cần thiết. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm như vậy, hãy dùng thử ezCloudhotel – phần mềm quản lý khách sạn, homestay vừa và nhỏ chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh việc tích hợp 200+ kênh bán phòng phổ biến nhất toàn cầu, giúp homestay tăng cơ hội bán phòng, ezCloudhotel còn sở hữu nhiều tính năng hữu ích khác, giúp công việc kinh doanh và quản lý homestay trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Một phần mềm quản lý tốt là chìa khóa để kinh doanh homestay thành công!