Hiện nay, nhu cầu du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển mở ra nhiều cơ hội cho ngành dịch vụ kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên, kinh doanh khách sạn là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, nếu muốn kinh doanh khách sạn, trước hết bạn cần nắm rõ những thủ tục pháp lý để được cấp phép kinh doanh khách sạn. Những thủ tục này đã được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật như: Luật Du lịch 2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CPThông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL.

Những thủ tục pháp lý để được cấp phép kinh doanh khách sạn

Làm thế nào để được cấp phép kinh doanh khách sạn?

Điều kiện để được cấp phép kinh doanh khách sạn

– Có đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú
– Đáp ứng tiêu chuẩn về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và an toàn vệ sinh thực phẩm
– Đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, kỹ thuật, bao gồm:

  • Có ít nhất 10 phòng, mỗi phòng rộng tối thiểu 9m2 hoặc 12m2 tùy thuộc là phòng đơn hay phòng đôi
  • Cơ sở vật chất ít nhất phải đáp ứng tiêu chuẩn 1 sao: Có hệ thống điện và hệ thống cấp nước sạch và thoát nước, chỗ để xe cho khách, nhân viên trực hàng ngày và được tập huấn về nghiệp vụ du lịch…
  • Khách sạn phải xây dựng cách trường học, bệnh viện tối thiểu 100m
  • Khách sạn không được xây dựng gần khu vực an ninh quốc phòng
  • Không xây dựng gần khu vực ô nhiễm môi trường

Xem thêm:

Các giấy phép cần có và thời gian cấp phép

1. Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp

– Thời gian cấp phép: 20 – 30 ngày
– Cơ quan cấp: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố
– Hồ sơ bao gồm:
+) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+) Điều lệ công ty
+) Danh sách thành viên hoặc cổ đông của công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
+) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

+) Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức

2. Giấy chứng nhận an ninh, trật tự

– Thời gian cấp: 7 – 10 ngày
– Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

– Thời gian cấp: 15 ngày
– Cơ quan cấp: Phòng cháy chữa cháy quận/huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy thuộc quy mô của khách sạn
*Công an phòng cháy chữa cháy sẽ thường xuyên kiểm tra khách sạn để đảm bảo luôn đáp ứng đủ điều kiện về an toàn, phòng cháy chữa cháy.

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm

– Thời gian cấp: 30 – 40 ngày
– Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm (thuộc Sở Y tế)
– Thời hạn của giấy chứng nhận: 3 năm

Xem thêm:

5. Thủ tục đăng ký xếp hạng sao cho khách sạn

– Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày
– Cơ quan thẩm định, xếp hạng:

  • Khách sạn 4 – 5 sao: Tổng cục du lịch
  • Khách sạn 1 sao, 2 sao và 3 sao: Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh

– Hồ sơ đăng ký xếp hạng, thẩm định bao gồm:

  • Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú
  • Bản tự đánh giá về chất lượng của cơ sở lưu trú
  • Danh sách quản lý và nhân viên
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận nghiệp vụ, giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý

– Thời hạn của quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch: 3 năm

 

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)