Phân biệt sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ

4

Trong hoạt động kinh doanh lưu trú, việc kinh doanh loại hình Khách sạn và nhà nghỉ đều có những giá trị riêng, bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ chưa? . Vậy khái niệm kinh doanh nhà nghỉ và khách sạn khác nhau như thế nào?

Phân biệt sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ

Theo quy định của pháp luật tại khoản 22 Điều 3 Nghị định  96/2016/NĐ-CP bao gồm các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (kinh doanh khách sạn theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch. Theo đó, Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định các loại cơ sở lưu trú là:

  • Khách sạn.
  • Biệt thự du lịch.
  • Căn hộ du lịch.
  • Tàu thủy lưu trú du lịch.
  • Nhà nghỉ du lịch.
  • Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
  • Bãi cắm trại du lịch.
  • Các cơ sở lưu trú du lịch khác

Trong đó, điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về từng loại hình lưu trú như trong đó khách sạn và nhà nghỉ đó là:

– Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.

sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ

Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;

Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;

Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;

Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.

– Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.

Tiềm năng và rủi ro kinh doanh Nhà nghỉ và Khách sạn tại thị trường Việt Nam

Tiềm năng kinh doanh nhà nghỉ – khách sạn tại Việt Nam

Ngành kinh doanh nhà nghỉ khách sạn tại Việt Nam từ lâu đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở phân khúc thấp như nhà nghỉ, như vậy kinh doanh ngành này ở Việt Nam có những tiềm năng gì?

sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ

Ngành khách sạn Việt Nam đi lên mạnh mẽ nhờ sự phát triển của du lịch quốc tế và nội địa

Bên cạnh đó, sự phát triển của giao thông vận tải khiến việc đi lại trở nên dễ dàng hơn, nhu cầu du lịch cũng tăng lên. Nhiều gia đình cũng có nhu cầu du lịch với chi phí thấp nên phân khúc bình dân được ưa chuộng hơn.

Công nghệ 4.0 giúp khách sạn và nhà nghỉ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tiết kiệm được chi phí một cách mạnh mẽ. Đặc biệt việc kinh doanh khách sạn qua các kênh OTAs và website đã giúp cho nhiều chủ khách sạn kinh doanh dễ dàng hơn rất nhiều.

Rủi ro khi kinh doanh nhà nghỉ khách sạn tại Việt Nam

Khó khăn về vốn đầu tư kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

Là một ngành kinh doanh cần một lượng lớn tài chính để có được một địa điểm đẹp để thuê, chi phí xây dựng lớn cũng là một vấn đề. Ngoài ra, nếu bán phòng qua các TA và OTA, các khách sạn cũng phải chịu những mức phí không hề nhỏ để có được một khách hàng.

Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ có sức cạnh tranh cao

Với mức hơn 40.000 khách sạn vừa và nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam, các khách sạn luôn phải tham gia một thị trường với sức cạnh tranh vô cùng lớn. Bài toán đặt ra ở đây là cách khách sạn cần phải có được những đường hướng kinh doanh và tạo được sự khác biệt trong vận hành.

sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ

Khó khăn trong các quản trị kinh doanh nhà hàng khách sạn

Kinh doanh luôn tồn tại những tiềm năng và thách thức nhất định đây là những điều khô0ng thể thiếu được trong quá trình tham gia vào thương trường của bất cứ ngành nghề nào.

Ngành dịch vụ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ cũng không thể nằm ngoài guồng quay đó. Việc quản lý và kinh doanh khách sạn cần nhiều yếu tố từ doanh thu tới con người. Việc này cần rất nhiều thời gian, chiếm khá nhiều công sức của người quản lý.

Vậy nên các khách sạn sẽ cần có cho mình những công cụ hợp lý để đẩy nhanh quá trình kinh doanh. Qua đó giúp giảm thiểu công sức và chi phí vận hành, tăng trưởng doanh thu một cách mạnh mẽ,

Tham khảo

3.8/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)