Bán phòng trên Booking, Agoda, Expedia dường như đã trở thành một phần quan trọng trong việc kinh doanh khách sạn hiện nay. Những khách sạn đang dường như phụ thuộc vào các kênh OTAs để có được doanh thu ổn định và tăng trưởng. Điều này hoàn toàn là tự nhiên và không phải là một xu hướng tiêu cực, nhưng đôi khi các chủ khách sạn cũng cần chú ý tránh việc quá bị phụ thuộc vào các kênh bán phòng trung gian này để tránh ảnh hưởng đến dòng sinh lời của mình. Vậy phải làm sao để vừa bán phòng khách sạn trên kênh trung gian một cách hiệu quả vừa có thể đảm bảo được việc kinh doanh của khách sạn không bị thay đổi. ezFolio sẽ chia sẻ những điều cần chú ý vô cùng hữu ích cho các quản lý khách sạn khi bán phòng trên Booking.com.
1. Cần chú ý đến phần đánh giá
Khi đặt phòng khách sạn trực tuyến, khách hàng thường có thói quen xem các phần đánh giá trên các trang OTAs về khách sạn của bạn. Vì thế, khi bán phòng trên Booking.com bạn đừng quên việc thường xuyên theo dõi các phần nhận xét này ở cả Yelp và Tripadvisor. Bên cạnh đó, hãy cố gắng trả lời phản hồi của khách hàng càng nhanh càng tốt, bất kể chúng là những lời nhận xét tiêu cực hay tích cực.
2. Cung cấp giá trên Booking tương tự như trên website hay các OTAs khác
Booking sẽ không chấp nhận việc bạn để giá thấp hơn mức giá bán phòng trên trang web của họ, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả đôi bên, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến giá trị và danh tiếng của họ. Nếu chỉ vì bạn muốn thu hút khách hàng bằng cách đặt giá trên website rẻ hơn Booking hay OTAs khác thì chắc chắn bạn sẽ rất khó để hợp tác với họ. Và hầu hết các du khách rất nhạy cảm với giá và không đặt phòng thông qua website của khách sạn nếu giá đó không thể cạnh tranh với giá trên các kênh trung gian. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng các mức giá bạn đưa ra trên các kênh là hoàn toàn giống nhau. Nếu bạn muốn thu hút nhiều khách hàng về website của mình thay vì đặt phòng trên Booking, bạn có thể áp dụng một số dịch vụ khác như bữa sáng miễn phí, wifi free hay tặng phiếu giảm giá để làm giá trị của dịch vụ mà bạn cung cấp sẽ không bị vi phạm với điều khoản khi hợp tác với phía Booking.
Xem thêm:
- Những điều cần chú ý cho chủ khách sạn khi bán phòng trên Booking
- Hướng dẫn cách bán phòng trên Agoda hiệu quả cho các chủ khách sạn
3. Tối ưu hóa quá trình bán phòng trên Booking
Khi muốn có khách hàng ghé thăm khách sạn của bạn ngay trên Booking, hãy đảm bảo rằng tất cả các quy trình đều được tối ưu hóa để tăng được lượng truy cập, rank, cùng tỷ lệ xuất hiện nhiều hơn giúp khách hàng có thể thấy được khách sạn của bạn.
Bên cạnh đó, đừng quên chú ý đến các nút kêu gọi hành động như “Book Now” trên website, bởi khi khách hàng nhấp chuột vào khách sạn trên Booking về website thì chắc chắn họ sẽ bị thu hút sự chú ý của nút này nếu nó ở một vị trí bắt mắt trên website.
4. Tăng lượng bán phòng trên Booking một cách trực tiếp
Thêm một lời khuyên nữa là việc bán phòng trên Booking.com giống như là một chiến lược Marketing cụ thể. Và ở đây Booking chính là công cụ để thúc đẩy việc bán phòng. Theo nhận định của các chuyên gia thì một số lượng lớn khách du lịch sẽ sử dụng OTAs như một công cụ tìm kiếm để nghiên cứu và lập kế hoạch cho chuyến đi của họ.
Thống kê của Google cho thấy, 52% trong số khách hàng sẽ truy cập trang website của bạn khi nhìn thấy khách sạn của bạn trên các kênh bán phòng trung gian này. Vì thế, khi bán phòng trên Booking.com hay kênh OTAs nào khác thì cần phải đảm bảo được mọi thông tin trên website và các kênh này là đồng nhất.
5. Khuyến khích khách hàng quay lại đặt phòng nhiều lần
Việc thúc đẩy bán phòng khách sạn bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng của khách sạn và đây cũng là một chiến lược hiệu quả để khách sạn thu về lượng doanh thu lớn. Với 5 lời khuyên về việc bán phòng trên Booking mà ezFolio đã chia sẻ, hi vọng rằng sẽ giúp ích được cho khách sạn trong quá trình kinh doanh này.