Kinh doanh khách sạn là một ngành nghề không mới nhưng chưa bao giờ giảm sức nóng cả về tăng trưởng lẫn cạnh tranh. Tìm hiểu thật kỹ về đối thủ cạnh tranh của mình giúp các chủ đầu tư vạch ra những bản chiến lược kinh doanh thông minh và hiệu quả nhất khi bước chân vào lĩnh vực khách sạn.
1. Tìm hiểu đối thủ qua chính website, fanpage của họ
Trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, khách hàng đang dần có thói quen ngồi ở nhà và check địa điểm khách sạn khi họ muốn đi du lịch hay có những chuyến công tác xa. Chính vì vậy việc đầu tư cho hệ thống website, fanpage đang được các chủ khách sạn tập trung mạnh trong chiến lược marketing của mình.
Trên website của các khách sạn thường xuyên cập nhật về các hoạt động mới có thể bằng hình ảnh hoặc những đoạn text thông tin, qua đó bạn có thể nắm được những hoạt động của đối thủ. Hơn thế, từ những thông tin trên website bạn còn có thể biết được mục tiêu, tầm nhìn, những sản phẩm, dịch vụ mới cũng như đội ngũ nhân sự,…của đối thủ.
Qua fanpage mà đối thủ xây dựng, bạn có thể biết được những thông tin mới nhất, nóng nhất về các chương trình hoạt động, chiến dịch quảng bá của họ. Đồng thời, cũng có thể biết được những đánh giá mà khách hàng dành cho họ qua lượng tương tác, ý kiến phản hồi. Đây là cách tìm hiểu vô cùng đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng cao.
2. Tìm hiểu thông tin đối thủ qua khách hàng
Đây là một phương pháp tìm hiểu đối thủ mang về nguồn thông tin hiệu quả và đáng tin cậy. Hiện nay, có rất nhiều trang diễn đàn, trang web đánh giá về khách sạn được xây dựng, là nơi để khách hàng đưa ra nhận định, đánh giá về những khách sạn mà họ đã ở.
Bạn có thể gợi ra vấn đề bằng các câu hỏi mang tính cá nhân, như: Sắp tới mình định đi du lịch ở Mũi Né đang muốn tìm khách sạn, ai đã từng đi Mũi Né gợi ý dùm với ạ? Sẽ có hàng loạt các gợi ý được đưa ra, họ sẽ cho bạn biết được những ưu, nhược điểm của khách sạn mà họ đề cử. Bạn có thể thu về một số lượng lớn thông tin của các đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực với mình.
Hay những câu hỏi tập trung trực tiếp vào đối thủ cạnh tranh, như: Cuối tuần gia đình mình đi chơi ở Đồ Sơn đang định đặt phòng ở khách sạn A nhưng không biết dịch vụ với chất lượng thế nào, có bạn nào ở khách sạn này rồi cho mình xin ít thông tin, .v.v. Chắc chắn bạn sẽ có được nguồn thông tin hữu ích từ nhiều đối tượng khách hàng đã từng đến khách sạn này.
Qua chính những khách hàng của đối thủ bạn có thể thu được những nguồn thông tin đáng giá, như: dịch vụ, giá cả, chất lượng phục vụ,…. Đây là một thủ thuật marketing đòi hỏi phải có sự khéo léo và đầu tư nhiều về thời gian. Có nhiều khách sạn đang sử dụng cách này làm chiến thuật để tạo hiệu ứng, lôi kéo khách hàng và “dìm” đối thủ của mình.
Vì vậy, khi tìm hiểu thông tin qua kênh này cũng đòi hỏi các chủ đầu phải có sự chọn lọc kỹ lưỡng, để thu về nguồn tin xác thực nhất.
3. Tìm hiểu đối thủ qua nhà cung cấp của họ và các chuyên gia trong ngành
Các nhà cung cấp đồ dùng, trang thiết bị khách sạn hay các dịch vụ, là những người am hiểu về khách hàng của họ. Việc tạo mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp của khách sạn đối thủ, chắc chắn sẽ giúp bạn thu được những nguồn tin vô cùng đáng giá.
Hãy tìm kiếm một chuyên gia độc lập có kinh nghiệm trong ngành để trò chuyện. Với kinh nghiệm phong phú về ngành khách sạn, các chuyên gia sẽ đưa ra những quan điểm, cách nhìn nhận của họ về thị trường và về đối thủ của bạn.
Ngoài ra bạn cũng có thể trực tiếp tìm hiểu đối thủ của mình qua những buổi nói chuyện, giao lưu với họ. Những thông tin ngoài lề tưởng chừng như vô bổ đó có thể giúp bạn có được thông tin hữu ích về cách nhìn nhận, triển khai vấn đề của đối thủ.
ezFolio hy vọng với chút thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích nhất cho các bạn. Để có thêm thông tin chi tiết về các giải pháp quản lý và kinh doanh khách sạn hãy click ngay Nút “Dùng thử miễn phí” phía dưới để ezFolio được hỗ trợ bạn nhé!