5 thách thức trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và cách vượt qua

Kinh doanh khách sạn trước thách thức từ airbnb

Những năm gần đây, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tại Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các khách sạn trong nước cũng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ezCloudhotel tìm hiểu những thách thức trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn hiện nay cũng như cách vượt qua những thách thức đó.

1. Sự phát triển của mô hình Airbnb

Airbnb không phải là một công ty kinh doanh khách sạn mà là một mô hình trung gian kết nối giữa người cho thuê phòng và khách du lịch. Airbnb được thế hệ trẻ đặc biệt ưa chuộng do mức giá rẻ hơn nhiều so với các khách sạn truyền thống. Với chính sách thu phí 3% từ người cho thuê và 12% từ người đi thuê, Airbnb ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt và hiện được định giá hơn 30 tỷ USD.

Bắt đầu tiến vào thị trường Việt Nam từ năm 2015 với khoảng 1.000 phòng được cho thuê. Tính đến giữa năm 2017, con số này đã tăng gấp 6,5 lần, chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mô hình này dần trở thành mối đe dọa đối với mô hình kinh doanh khách sạn truyền thống. Trong đó, các khách sạn vừa và nhỏ là đối tượng cảm nhận điều này rõ hơn ai hết khi thị phần đang bị thu hẹp lại. Đối mặt với mối đe dọa này, các khách sạn cần phải làm gì?

Các khách sạn cần phải tập trung vào những điểm khác biệt mà các phòng cho thuê trên Airbnb không có. Cải tiến không ngừng, đầu tư vào công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ giúp các khách sạn vượt qua thử thách trong cuộc cạnh tranh gay gắt này.

Kinh doanh khách sạn trước thách thức từ airbnb

2. Kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao

Đây là một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Bạn có thể thấy ngày nay, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn từ các dịch vụ của khách sạn: wifi miễn phí, hệ thống giải trí hiện đại, những trải nghiệm độc nhất, check-in, check-out nhanh chóng…

Để đáp ứng yêu cầu này, khách sạn không còn cách nào khác ngoài việc đầu tư vào các công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Đây là yêu cầu bắt buộc trong thời buổi cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn đang trở nên gay gắt.

Dù ngân sách có thể không nhiều, nhưng tối thiểu khách sạn cũng phải đầu tư một phần mềm quản lý khách sạn. Phần mềm này sẽ giúp nhân viên lễ tân thực hiện nghiệp vụ check-in, check-out… nhanh hơn, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Xem thêm:

3. Xu hướng tiếp thị thay đổi

Internet phát triển đã thay đổi nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, trong đó có hoạt động tiếp thị. Những hình thức tiếp thị theo kiểu truyền thống đã không còn hiệu quả. Thay vào đó, các khách sạn đã chuyển sang các hình thức tiếp thị trực tuyến như: các kênh OTA (đại lý du lịch trực tuyến), website, quảng cáo facebook, google…

So với hình thức tiếp thị truyền thống, những hình thức tiếp thị trực tuyến tỏ ra hiệu quả hơn hẳn. Những hình thức này cho phép khách sạn có thể tiếp cận được một lượng khách hàng đông đảo trên toàn đất nước Việt Nam (hay thậm chí toàn thế giới) chỉ với vài cú click chuột.

Một trong những hình thức tiếp thị trực tuyến hiệu quả mà các khách sạn cần tập trung là tiếp thị qua các kênh OTA. Đây là cách nhanh chóng giúp khách sạn thu hút được lượt đặt phòng. Càng đăng ký bán phòng trên nhiều kênh OTA, bạn càng có cơ hội bán được nhiều phòng.

Tuy nhiên, việc đăng bán phòng thủ công trên từng kênh OTA sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bởi vậy, bạn nên đầu tư một hệ thống quản lý kênh phân phối. Với hệ thống này, bạn có thể đăng bán phòng trên tất cả các kênh OTA cùng một lúc chỉ với vài cú click chuột. Đặc biệt, hệ thống này còn giúp khách sạn tránh được vấn đề overbooking với tính năng tự động cập nhật lại số phòng trống trên tất cả các kênh OTA mỗi khi có một booking đổ về.

Kinh doanh khách sạn trên OTA tránh overbooking

4. Vấn đề an toàn dữ liệu

Đây không còn là một vấn đề mới. Các mối đe dọa về trộm cắp dữ liệu số, tấn công virus, rò rỉ dữ liệu đã trở thành một mối quan tâm lớn của các chủ khách sạn trên toàn cầu.

Mặc dù vậy, rất nhiều khách sạn vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức tới vấn đề này. Điều này là rất đang lo ngại khi mà Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất.

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như kinh doanh khách sạn, dữ liệu khách hàng là rất quan trọng. Nếu mất dữ liệu, mọi hoạt động của khách sạn sẽ bị ngưng trệ. Hơn nữa, các khách hàng (đặc biệt là khách nước ngoài) rất quan tâm tới những thông tin cá nhân của mình. Việc rò rỉ dữ liệu khách hàng sẽ khiến hình ảnh của khách sạn bị giảm sút nghiêm trọng. Tệ hơn nữa, nhiều khách hàng sẽ không còn tin tưởng và muốn đặt phòng ở khách sạn nữa.

Giải pháp ở đây là đầu tư một phần mềm quản lý khách sạn ứng dụng công nghệ điện toán đám mây. Với công nghệ này, dữ liệu của khách sạn sẽ được bảo mật, sao lưu và có thể phục hồi ngay lập tức trong trường hợp mất dữ liệu. Ví dụ, phần mềm quản lý khách sạn ezCloudhotel tự động back-up dữ liệu 5 phút một lần, giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách sạn.

Xem thêm:

5. Khó khăn khi xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Hiện nay, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những khoản ưu đãi khi đặt phòng trên internet nên việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng là một thách thức to lớn trong kinh doanh khách sạn.

Mặc dù khó khăn, nhưng đây là việc các khách sạn nên làm bởi theo nghiên cứu, chi phí để tiếp cận khách hàng mới lớn hơn từ 5 – 25 lần so với chi phí tiếp cận khách hàng cũ.

Để xây dựng lòng trung thành của khách hàng, trước hết các khách sạn cần nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Chẳng khách hàng nào muốn quay trở lại một khách sạn đã để lại ấn tượng xấu với họ.

Ngoài ra, thường xuyên giao tiếp với các khách hàng cũ cùng là một cách tốt để nuôi dưỡng mối quan hệ, để họ luôn nhớ về khách sạn. Bạn có thể gửi email chúc mừng họ vào dịp sinh nhật, năm mới hoặc những chương trình khuyến mại, giảm giá… Để làm được điều này, thứ bạn cần là một phần mềm quản lý khách sạn có tính năng email marketing.

Bên cạnh đó, hãy xây dựng “chương trình khách hàng thân thiết”, dành tặng những khoản ưu đãi, giảm giá đối với những khách hàng thường xuyên đặt phòng khách sạn.

Trên đây là những thách thức to lớn mà bạn sẽ gặp phải khi kinh doanh khách sạn. Điều tuyệt vời là bạn có thể dễ dàng vượt qua hầu hết những thách thức đó chỉ với một phần mềm quản lý khách sạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm như vậy, hãy dùng thử ezCloudhotel – phần mềm quản lý khách sạn vừa và nhỏ, đã giúp rất nhiều khách sạn ở Việt Nam tăng công suất bán phòng lên đến 35%.

Một phần mềm tốt là chìa khóa giúp các khách sạn vượt qua những thách thức trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn!

dùng thử miễn phí ezCloudhotel

 

4.6/5 - (8 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)