Cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, mở ra những cơ hội xen lẫn thách thức cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, trong đó có kinh doanh khách sạn. Vậy các khách sạn cần phải làm gì để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh?
Trong bài viết dưới đây, ezFolio sẽ chia sẻ với bạn 6 mẹo kinh doanh khách sạn không thể không biết trong thời đại 4.0.
1. Sử dụng hình ảnh chất lượng cao trên website với caption và phần mô tả chi tiết
Như bạn đã biết, ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Khi truy cập vào website khách sạn, mọi sự chú ý của du khách sẽ đổ dồn vào những hình ảnh trên đó. Những hình ảnh chất lượng cao sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tạo nên một sự kết nối về mặt cảm xúc. Mặt khác, những hình ảnh chất lượng thấp (kích thước nhỏ, ảnh bị vỡ, thiếu sáng…) sẽ khiến họ rời bỏ website.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là bạn phải show ra những hình ảnh mà khách truy cập muốn thấy. Rất nhiều khách sạn tập trung vào những hình ảnh bên ngoài tòa nhà của họ mà quên mất rằng hình ảnh buồng phòng mới là thứ được xem nhiều nhất. Khách truy cập muốn xem những khu vực mà họ sẽ dành thời gian nhiều nhất: phòng ngủ, bể bơi, nhà hàng và hành lang. Do đó, hãy tập trung show nhiều những hình ảnh kiểu này và đừng quên kèm theo những dòng tiêu đề và mô tả hấp dẫn.
2. Liệt kê các tiện nghi và đảm bảo chúng đã được cập nhật chính xác
Mỗi loại du khách sẽ có những nhu cầu khác nhau và do đó chú trọng đến những tiện nghi khác nhau. Ví dụ, khách hàng doanh nhân sẽ thích những khách sạn có phòng hội nghị, dịch vụ in ấn hoặc một cái bàn làm việc ở trong phòng trong khi khách hàng gia đình sẽ thích bể bơi và một cái cũi (dành cho trẻ nhỏ) ở trong phòng.
Tiện nghi là một trong những yếu tố quyết định du khách có đặt phòng tại khách sạn của bạn hay không. Do đó, hãy đảm bảo mọi thông tin về tiện nghi là chính xác và đã được cập nhật. Ví dụ, nếu khách sạn của bạn có bể bơi nhưng nó đang được tu sửa thì hãy cho khách hàng biết điều đó. Nếu khách hàng đến khách sạn vì háo hức muốn trải nghiệm một tiện nghi nào đó mà không được đáp ứng thì chắc chắn họ sẽ để lại đánh giá tiêu cực.
Xem thêm:
- 10 xu hướng phát triển của ngành kinh doanh khách sạn trong năm 2019
- 6 Bí mật kinh doanh khách sạn đắt khách chưa bao giờ được tiết lộ
3. Đừng nói quá về khách sạn của bạn
Mặc dù giá cả đã phản ánh một phần thị trường mục tiêu lẫn loại hình khách sạn, bạn vẫn phải truyền thông làm sao để khách hàng hiểu chính xác về khách sạn của bạn. Nói đơn giản, đừng để khách hàng mong đợi những tiện nghi 5 sao nếu bạn chỉ là một khách sạn nhỏ.
Mỗi du khách đều có sẵn những tiêu chí khác nhau khi lựa chọn khách sạn, do đó, luôn có đủ nhu cầu cho cả các resort sang trọng lẫn những nhà nghỉ ven đường. Điều quan trọng là bạn phải nói rõ những tiện nghi mà khách sạn của bạn cung cấp và khách hàng mục tiêu của bạn. Điều đó không chỉ giúp tăng lượt đặt phòng mà còn mang lại sự hài lòng cho khách hàng bởi họ biết đã nhận được chính xác những gì mà họ mong đợi.
4. Cá nhân hóa trải nghiệm của mỗi khách hàng cho phù hợp với nhu cầu của họ – một hành động nhỏ có thể mang lại ấn tượng kéo dài
Cá nhân hóa sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn vì nhu cầu của họ đã được đáp ứng chính xác. Từ đó, họ có thể trở thành khách hàng thân thiết của khách sạn hoặc giới thiệu khách sạn của bạn cho người thân và bạn bè của họ. Việc cá nhân hóa nên bắt đầu từ trước khi khách đăng ký đặt phòng. Lấy ví dụ như trường hợp của khách sạn Port Inn Kennebunk ở Maine.
Khách sạn này đã giới thiệu những trải nghiệm đã được cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng khác nhau như: các cặp đôi, gia đình, những người yêu chó, những người thích phiêu lưu, những người yêu thích lịch sử… Đây là một cách tuyệt vời để cho khách hàng thấy khách sạn của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của bất kỳ khách du lịch nào.
Không dừng lại ở đó, khách sạn nên cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trong suốt thời gian họ lưu trú tại khách sạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chỉ một hành động nhỏ như nhớ tên khách hàng cũng mang lại sự hài lòng rất lớn.
Khách sạn 57 ở Sydney, Úc đã làm rất tốt điều này. Một thông điệp cá nhân hóa được viết trên gương là điều đầu tiên khách hàng nhìn thấy khi bước vào phòng. Những dòng chữ chúc mừng sinh nhật hay cảm ơn vì đã nghỉ tại khách sạn của chúng tôi một lần nữa đi kèm những hashtag như #57Selfie hay #57Hotel. Những hashtag này khuyến khích khách hàng chụp ảnh selfie trước gương và đăng lên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram.
Những nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User Generated Content) như thế này sẽ được ưu tiên hiển thị hơn so với những nội dung do chính khách sạn tạo ra.
5. Phản hồi lại những đánh giá của khách hàng, kể cả những đánh giá tiêu cực
Đánh giá của khách hàng ảnh hưởng rất lớn tới lượt đặt phòng trực tiếp. Theo TripAdvisor, 96% du khách cho biết đánh giá là yếu tố quan trọng khi họ tìm kiếm một khách sạn, và 79% sẽ đọc 6 – 12 đánh giá trước khi quyết định đặt phòng. Càng nhận được nhiều đánh giá tích cực, khách sạn của bạn càng có khả năng thu hút được lượt đặt phòng.
Ngoài ra, việc nhận được một đánh giá tiêu cực cũng không phải là một dấu chấm hết. Hãy tận dụng chúng như là một cơ hội để hiểu được bạn cần làm gì để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, đừng quên phản hồi lại những đánh giá của khách hàng (kể cả những đánh giá tiêu cực) bởi 85% du khách cho biết họ đánh giá rất cao những khách sạn như vậy. Việc tích cực phản hồi khách hàng cho thấy bạn thực sự quan tâm đến trải nghiệm của họ.
Xem thêm:
- Kinh doanh khách sạn – Môi trường khó khăn và đầy rủi ro
- Làm thế nào để kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả cao?
6. Ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh khách sạn
Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý và kinh doanh khách sạn là điều vô cùng cần thiết, nếu bạn không muốn tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.
Công nghệ đầu tiên mà các khách sạn cần phải đầu tư là một phần mềm quản lý khách sạn. Với những tính năng hữu ích như: quản lý lễ tân, quản lý buồng phòng, quản lý nhà hàng, kết nối khóa từ… phần mềm sẽ giúp việc quản lý và kinh doanh khách sạn của bạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, một công nghệ khác mà bạn cần đầu tư là hệ thống quản lý kênh phân phối (Cms). Nếu đã từng bán phòng trên các kênh OTA, bạn sẽ hiểu nỗi khổ của việc cập nhật phòng trống. Nếu không cập nhật kịp thời thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng overbooking. Và hệ thống quản lý kênh phân phối được tạo ra để giải quyết vấn đề này. Mỗi khi có booking đổ về, hệ thống sẽ tự động trừ số phòng trống hiện tại, sau đó đăng bán phòng trên tất cả các kênh OTA với số phòng trống đã được cập nhật. Nhờ đó, bạn sẽ không còn phải lo vấn đề overbooking nữa.
Nếu bạn đang tìm kiếm những giải pháp công nghệ trong quản lý và kinh doanh khách sạn như ở trên, hãy dùng thử ezFolio – phần mềm quản lý khách sạn 3 – 5 sao toàn diện nhất, được tin dùng bởi 1.000+ khách sạn trên 5+ quốc gia Đông Nam Á.
Một phần mềm quản lý toàn diện là chìa khóa để kinh doanh khách sạn thành công!