Ngày nay, nếu khách sạn của bạn không tận dụng email marketing để giao tiếp và tương tác với khách hàng thì bạn đang đánh mất một cơ hội lớn để bán phòng. Email marketing là một cách tuyệt vời để khách sạn tăng nhận diện thương hiệu, xây dựng và nuôi dưỡng quan hệ với khách hàng tiềm năng để thu hút họ đặt phòng khách sạn. Tuy nhiên, câu hỏi là: Khách sạn nên gửi những thông tin gì đến người nhận?
Trong bài viết dưới đây, ezCloudhotel sẽ chia sẻ với bạn 8 loại email mà khách sạn nên gửi trong một chiến dịch email marketing.
1. Email chào mừng
Khi nhắc đến chiến dịch email marketing, email chào mừng là một trong những email quan trọng nhất. Tại sao?
Bởi đó là lần đầu tiên bạn tương tác 1-1 với đối tượng mà bạn muốn xây dựng và nuôi dưỡng quan hệ. Email chào mừng sẽ xây dựng nền tảng cho những tương tác trong tương lai. Một email chào mừng được viết tốt sẽ gây ấn tượng mạnh với người nhận, tạo dựng niềm tin và lòng trung thành ngay từ lần đầu tiên.
Vậy làm thế nào để tạo ra một email chào mừng hiệu quả?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của chiến dịch email marketing, tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất là cá nhân hóa.
Tất cả những chiến dịch email marketing thành công đều dựa trên tính cá nhân hóa – một yếu tố khiến người nhận tin rằng email này được gửi riêng cho cá nhân họ.
Dưới đây là một vài thống kê thể hiện tầm quan trọng của tính cá nhân hóa:
– Những email cá nhân hóa giúp tăng tỷ lệ click trung bình 14% và tỷ lệ chuyển đổi trung bình 10%.
– Những email với tiêu đề được cá nhân hóa được mở nhiều hơn 26% so với những email không được cá nhân hóa.
– Những email được cá nhân hóa có tỷ lệ giao dịch cao hơn gấp 6 lần.
Mẹo: Khi gửi email cho những người đăng ký, hãy cá nhân hóa tiêu đề email, lời chào và nội dung email với tên của người nhận. Đó là điều tối thiểu mà bạn có thể làm khiến người nhận cảm thấy họ được quan tâm.
2. Email theo đuổi (follow up)
Email theo đuổi là loại email quan trọng tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua trong một chiến dịch email marketing.
Tại sao?
Mỗi tuần, người dùng online phải chìm ngập trong hàng đống email quảng cáo từ những công ty, doanh nghiệp, trong đó có cả các khách sạn đối thủ của bạn. Hộp thư đến của họ giờ đây đã quá tải. Kết quả là, rất nhiều email này sẽ bị bỏ qua và không bao giờ được mở.
Là quản lý khách sạn, bạn cần hiểu rằng hầu hết khách hàng sẽ phải đọc nhiều hơn một email mới ra quyết định hành động theo điều bạn muốn.
Mẹo: Đừng cảm thấy nản lòng nếu khách hàng không phản hồi lại email đầu tiên mà bạn gửi. Hãy cố gắng gửi ít nhất 1 – 2 email follow up trước khi chuyển địa chỉ email đó vào danh sách inactive. Không có một công thức chung để viết một email follow up thành công. Đây là điều mà bạn phải test qua thời gian để biết được loại thông điệp, thời gian, độ dài… của email. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên tắc chung mà bạn nên tuân theo. Dưới đây là 3 cái đáng nhớ nhất:
– Giữ cho email follow up ngắn.
– Khiến khách hàng hiểu rõ điều mà bạn muốn họ thực hiện (ví dụ: phản hồi, click vào đường link…).
– Tập trung vào khách hàng, chứ không phải bạn. Đừng cố gắng bán hàng một cách trực tiếp. Hãy cố gắng giúp người nhận lập được một chuyến đi hoàn hảo và có những trải nghiệm đáng nhớ.
3. Email với câu hỏi mở
Một cách nữa để khuyến khích người nhận tương tác với bạn là gửi email với một câu hỏi mở mà họ có thể phản hồi lại chỉ trong vài giây. Dưới đây là một số câu hỏi ví dụ:
– Bạn có câu hỏi gì về khách sạn của chúng tôi?
– Đâu là điều bạn quan tâm nhất khi lưu trú tại khách sạn?
– Điều gì khiến bạn không muốn đặt phòng tại khách sạn của chúng tôi?
– Bạn có tìm thấy tất cả những thông tin mà bạn cần không?
– Có điều gì chúng tôi có thể giúp đỡ bạn không?
Nếu bạn chưa gửi email follow-up bao giờ, hãy thử ngay bây giờ.
Mẹo: Gửi một email với 1-2 câu hỏi mở đơn giản cho những người trong danh sách inactive và xem họ có phản hồi lại không. Lưu ý, giữ cho những email này càng đơn giản càng tốt. Đảm bảo người nhận có thể phản hồi trong vòng 5 phút. Mục tiêu của bạn là khiến họ phản hồi để bạn có thể tiếp tục nuôi dưỡng quan hệ và dần dần chuyển đổi họ thành khách đặt phòng.
Xem thêm:
- Cách tăng tỷ lệ mở Email Marketing cho khách sạn
- 6 mẹo tăng tỷ lệ open trong email marketing khách sạn
4. Email kể chuyện (storytelling)
Ngày nay, du khách không chỉ quan tâm đến phòng, giá và tiện nghi của khách sạn mà còn cả những trải nghiệm độc nhất và không thể nào quên.
Bên cạnh đó, họ cũng dựa vào ý kiến của người khác – bạn bè, người thân và cả những người xa lạ – khi lựa chọn điểm đến và nơi lưu trú.
Do đó, để thu hút khách hàng tiềm năng đặt phòng khách sạn, bạn cần chia sẻ những câu chuyện hấp dẫn về khách sạn hoặc những khách hàng đã đặt phòng tại khách sạn.
Mẹo: Khi gửi email marketing, hãy chia sẻ những câu chuyện thú vị mà bạn tin rằng sẽ thúc đẩy người nhận đặt phòng khách sạn. Đó có thể là video cảm nhận của một khách hàng cũ khi lưu trú tại khách sạn, một bài blog kể về một nhân viên mà khách hàng nào cũng yêu quý, hay câu chuyện về quá trình thành lập của khách sạn và điều gì khiến nó trở nên đặc biệt.
5. Email share những bài blog
Nếu bạn viết blog trên website khách sạn, hãy share những bài viết đó cho những người đăng ký nhận bản tin email. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong chiến dịch email marketing, bạn cần phải biết cách cân bằng giữa những email bán hàng và email chia sẻ thông tin hữu ích. Viết blog là cách tốt nhất để cung cấp những thông tin giá trị cho độc giả của khách sạn.
Nếu bạn chưa viết blog, hãy bắt đầu ngay hôm nay. Và đừng quên chia sẻ những bài viết đó với độc giả qua email.
6. Email giới thiệu về những điểm nổi bật của khách sạn
Dù du khách ngày nay ngày càng quan tâm đến những trải nghiệm, tuy nhiên, sau cùng họ vẫn phải xem xét khách sạn của bạn trước khi quyết định có đặt phòng hay không.
Do đó, bạn cần gửi ít nhất một email giới thiệu về những điểm nổi bật của khách sạn với những hình ảnh chất lượng cao, phần mô tả về dịch vụ của khách sạn. Trong email này, bạn cần gắn thêm những đường link dẫn đến video, thư viện ảnh hoặc bất kỳ page nào trên website giúp người nhận có cái nhìn tổng thể về khách sạn của bạn.
Mẹo: Bạn có thể chia nhỏ nhóm người nhận email của khách sạn, và gửi những thông tin giá trị tới từng nhóm. Ví dụ, nếu bạn biết một nhóm những người quan tâm đến thư giãn, bạn có thể gửi những hình ảnh về dịch vụ spa, bể bơi và những dịch vụ thư giãn khác mà khách sạn cung cấp.
7. Email gợi ý những việc cần làm ở một địa điểm cụ thể
Để xây dựng niềm tin và hình ảnh của khách sạn như một nguồn cung cấp những thông tin hữu ích, hãy tổng hợp những việc nên làm ở một địa điểm cụ thể, sau đó gửi nó trong một chiến dịch email marketing.
Hãy nhớ rằng, du khách ngày nay đăng ký nhận bản tin email không chỉ muốn nhận những thông tin về phòng, giá của khách sạn, họ còn muốn nhận những thông tin giúp họ lên kế hoạch cho chuyến đi. Họ muốn biết những thứ họ nên trải nghiệm khi đến một địa điểm cụ thể, những thứ cần phải tránh…
Mẹo: Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng. Họ làm gì trong thời gian lưu trú tại khách sạn? Họ muốn đến thăm địa danh nào? Đâu là những thứ họ ghét nhất? Sau đó, hãy tạo ra một danh sách, ví dụ như: 24 điểm đến thú vị (hoặc trải nghiệm cần phải thử) khi đến thăm Hà Nội. Chia nhỏ danh sách này để gửi trong 3 chiến dịch email marketing khác nhau để nuôi dưỡng quan hệ với người nhận.
Xem thêm:
- Hướng dẫn thực hiện email marketing trong kinh doanh khách sạn
- 6 mẹo giúp bạn nuôi dưỡng quan hệ với khách hàng qua email marketing
8. Email cung cấp những thông tin khuyến mãi
Cuối cùng, đừng quên gửi những email chia sẻ thông tin khuyến mãi của khách sạn. Đúng là du khách ngày nay bị hấp dẫn bởi hình ảnh đẹp, cá nhân hóa, email kể về những trải nghiệm… nhưng họ vẫn luôn cảm thấy thích thú khi nhận được những thông tin về khuyến mãi, giảm giá.
Trên đây là 8 loại email mà bạn nên gửi trong một chiến dịch email marketing khách sạn. Bạn thấy đó, việc này không hề khó. Tất cả những gì bạn cần là một phần mềm quản lý khách sạn tích hợp tính năng email marketing.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm như vậy, hãy dùng thử ezCloudhotel – phần mềm quản lý khách sạn vừa và nhỏ chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh tính năng email marketing, ezCloudhotel còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác như: quản lý kênh phân phối, kết nối khóa từ, quản lý từ xa qua ứng dụng di động… giúp công việc quản lý và kinh doanh khách sạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Một phần mềm quản lý tích hợp tính năng email marketing là chìa khóa để kinh doanh khách sạn thành công!