Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các loại hình lưu trú lần lượt ra đời. Không thể phủ nhận rằng các loại hình lưu trú hiện nay như: hotel, villa, homestay, aparment, resort… mang đến sức hút lớn dành cho các khách du lịch bởi kiến trúc, tiện ích, dịch vụ mà các loại hình mang lại. Ngoài ra, các mô hình này còn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi giá trị lợi nhuận, doanh thu “khủng” cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để kinh doanh resort – khu nghỉ dưỡng tại cần có những thủ gì, điều kiện gì? 

Sau đây, ezCloud sẽ chi sẻ với bạn “Thủ tục, điều kiện kinh doanh resort từ A – Z”.

1. Điều kiện kinh doanh resort 

#1. Điều kiện dành cho các cá nhân tổ chức người Việt Nam

Để kinh doanh dịch vụ khu nghỉ dưỡng các tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh bất động sản như sau:

Điều 9: Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Điều 10: Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

1.Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 12: Yêu cầu đối với dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh

1. Dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn và phải theo kế hoạch thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, đô thị, nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Dự án đầu tư bất động sản phải được thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Điều 13: Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản

1. Thực hiện việc đầu tư xây dựng, kinh doanh, quản lý khai thác dự án bất động sản theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm nguồn tài chính để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt.

3. Chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực; trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà, công trình xây dựng đó.

4. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

5. Không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản.

 #2. Điều kiện dành cho các cá nhân tổ chức nước ngoài đầu tư resort tại Việt Nam

Kinh doanh resort đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức nước ngoài. Điều này thu hút các tập đoàn, các ông lớn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh resort nổi tiếng: Six senses, Intercontinental Hotels Group,…. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố thu hút khách hàng tới resort, bởi sự lớn mạnh về thương hiệu cũng như kiến trúc, dịch vụ tại resort. 

Vậy với những cá nhân hay tổ chức nước ngoài muốn kinh doanh resort ở Việt Nam cần những điều kiện gì:

Điều 10: Luật kinh doanh bất động sản hiện hành của Việt Nam (năm 2006) quy định phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản trong phạm vi sau đây:

–  Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng;

– Kinh doanh dịch vụ bất động sản gồm: dịch vụ môi giới, đánh giá, sàn giao dịch, tư vấn, đấu giá, quảng cáo và quản lý bất động sản.

Mặt khác theo điều 125: Luật Nhà ở năm 2006 của Việt Nam quy định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Người mua nhà ở của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán phải nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo như quy định của pháp luật thì một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài có thể được sở hữu Resort ở Việt Nam. Với điều kiện tổ chức này phải bỏ vốn đầu tư dự án thành lập khu nghỉ dưỡng 100% và tuân thủ các điều kiện pháp lý như quyền sử dụng đất, năng lực tài chính, vốn đầu tư,…thì khu resort sẽ thuộc quyền quản lý của tổ chức nước ngoài đó.

Điều kiện dành cho các cá nhân tổ chức nước ngoài đầu tư resort tại Việt Nam

2. Quy trình và thủ tục xin giấy phép kinh doanh

Bất kỳ một lĩnh vự kinh doanh nào đều cần tuân thủ điều kiện và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc đầu tư kinh doanh resort là một ngành nghề có điều kiện, không đòi hỏi về điều kiện bằng cấp hay chứng chỉ của người đăng ký kinh doanh loại hình Resort.

Xem thêm: 4 mô hình resort đem lại doanh thu khủng cho nhà đầu tư

#1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh resort

Điều kiện để kinh doanh resort cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ thiết yếu sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận an toàn phòng cháy, chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận an toàn an ninh – trật tự.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với những resort kết hợp kinh doanh nhà hàng thực phẩm).

Điều kiện xin giấy phép kinh doanh resort

#2. Các bước tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh Resort

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh resort. Theo quy định, thủ tục xin giấy phép kinh doanh resort của bạn cần phải cam kết thực hiện đủ các điều kiện về an ninh, trật tự và chuẩn bị đủ các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có hiệu lực).
  • Bản khai lý lịch người đứng đầu theo pháp luật của cơ sở hoặc bản khai nhân sự
  • Danh sách những người làm trong cơ sở hoặc bộ phận ngành, nghề kinh doanh của cơ sở.
  • Biên bản kiểm tra của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
  • Sơ đồ cơ sở kinh doanh resort.

Bước 2: Dịch thuật và công chứng các giấy tờ liên quan.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh Resort cho cơ quan chức năng.

Bước 4: Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ kinh doanh sẽ nhận được giấy phép kinh doanh dịch vụ Resort.

Ngoài ra, một số những trường hợp sau đây các cá nhân, tổ chức không được phép kinh doanh resort:

 #3. Những trường hợp không được kinh doanh resort

  • Một tổ chức hay cá nhân bị luật doanh nghiệp, văn bản pháp luật cấm các hoạt động kinh doanh sẽ không được phép kinh doanh resort.
  • Chưa đủ 18 tuổi hoặc những người bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự và nghiện ma túy.
  • Người đã bị khởi tố hình sự do các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.
  • Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương, đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, tù án treo, người đang trong thời gian tạm hoãn phạt tù, đưa vào cơ sở giáo dục và chữa bệnh.
  • Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc những người có mức án tư 10 năm trở lên.

Trên đây là các “Thủ tục kinh doanh resort từ A – Z”, nếu các tổ chức, cá nhân muốn đầu tư vào kinh doanh mô hình resort cần phải nắm vững những điều kiện, thủ tục, quy trình để đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật để kinh doanh resort hiệu quả, tránh được những sai lầm, rủi ro không đáng có. ezCloud chúc bạn thành công!

Xem thêm: Resort là gì? Đặc điểm kinh doanh mô hình resort

4.7/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan

Tuyển dụng Graphic Designer

Mô Tả Công Việc:  –      Thiết kế giao diện các website của công ty và khách hàng. –      Thiết kế các banner, thương hiệu nhận

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)