Với một thị trường “màu mỡ” như kinh doanh khách sạn, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm và đẩy mạnh đầu tư vào thị trường tiềm năng này. Cùng với đó, các loại hình lưu trú khác lần lượt xuất hiện: resort, villa, aparment, homestay,… mang lại lợi nhuận và doanh thu khủng cho các khách sạn.
Hiện nay, mô hình resort đang có sự tăng trưởng nhanh và mạnh, thu hút các nhà đầu tư và khách hàng tới loại hình lưu trú này. Vậy làm thế nào để kinh doanh resort hiệu quả, giúp nhà đầu tư có doanh thu hiệu quả. Sau đây, ezCloud sẽ chia sẻ với bạn “4 mô hình resort đem lại doanh thu khủng cho nhà đầu tư”.
1. Resort là gì?
Resort có nghĩa là khu nghỉ dưỡng. Đây là một loại hình kinh doanh nghỉ dưỡng khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hay quần thể bao gồm các biệt thự, căn hộ… ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp và phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan du lịch của con người.
Nhìn chung, các khu resort hiện nay thường xa khu dân cư, không gian rộng và yên bình. Ở Việt Nam, đa số các khu resort cao cấp đều nằm cạnh ven biển như Phú Quốc, Côn Đảo, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng…
Vì resort cũng được coi là một loại hình khách sạn nên sự phân chia cấp bậc cũng có sự tương đồng. Tuỳ theo mức độ tiện nghi, hiện đại và khả năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách, resort cũng được sắp xếp theo 5 cấp độ tiêu chuẩn từ 1 cho đến 5 sao. Chất lượng và giá cả sẽ tăng dần theo số sao.
Xem thêm: Resort là gì? Đặc điểm kinh doanh mô hình resort.
2. Các mô hình kinh doanh resort
#1. Khu nghỉ dưỡng phức hợp (Market Resort)
Nội dung
Market Resort: Là khu nghỉ dưỡng phức hợp, có đầy đủ những tiện ích và các dịch vụ chính nhất, tất cả được tích hợp trong một quy mô khép kín và có mối quan hệ cộng sinh với một hoặc nhiều địa điểm khác trong lĩnh vực du lịch nhằm mục đích mang lại những trải nghiệm thú vị nhất cho tất cả du khách.
Khu nghỉ dưỡng phức hợp chính là loại hình nghỉ dưỡng cao cấp trong lĩnh vực thăm quan du lịch và hiện nay, mô hình này góp mặt trong các mô hình resort mini trở thành xu hướng trên thế giới. Chính vì vậy, mô hình resort phức hợp này có khuynh hướng phát triển nhanh và mạnh.
#2. Khu nghỉ dưỡng khép kín (Destination Resort)
Destination resort: Là khu nghỉ dưỡng khép kín sẽ được phân nhánh thành hai khu đó là khu du lịch nghỉ mát (Vacation resort) và Sòng Bạc (Casino). Sự phân loại này giúp thiết kế Resort được rõ ràng và hữu ích nhất như sau:
1. Khu du lịch nghỉ mát (Vacation resort): Những khu resort này được thiết kế độc đáo đan xen giữa các căn hộ, biệt thự và phân định theo điểm hấp dẫn và các tiện ích chính đối với du khách.
+ Khu du lịch chuyên ngành: Tại đây, có các hình thức vui chơi giải trí thú vị để thu hút được nhiều du khách.
+ Khách sạn hội nghị: Cung cấp công nghệ tiên tiến và các tiện ích như các dịch vụ hội họp, khách sạn hội nghị, khu du lịch chuyên ngành, sân golf, tennis resort, phòng triển lãm, nhà hàng,…
2. Sòng bạc (Casino): Khu nghỉ dưỡng Casino có rất nhiều tiện ích như spa chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, sân golf, các nhà hàng đặc sản, game kinh doanh khu resort truyền thống…và nhiều dịch vụ tiện ích hiện đại khác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Loại hình khu nghỉ dưỡng khép kín phát triển mạnh mẽ ở các nước đang phát triển.
#3. Khu nghỉ dưỡng tiện lợi (Property Resort)
Property resort: Là khu nghỉ dưỡng tiện lợi. Hiện nay, các nước trên thế giới đang cải tiến thêm nhiều tiện ích và dịch vụ chính yếu vào các khách sạn trong thành phố để được giống như một khu nghỉ dưỡng tiện lợi. Nghĩa là các khách sạn sẽ được thêm các cụm casino, spa, gần gũi cụm rạp hát, tòa nhà di tích lịch sử, khu mua sắm, những danh lam thắng cảnh và công trình khảo cổ…đây gọi là khu nghỉ dưỡng tiện lợi. Một khu nghỉ dưỡng tiện lợi thường sẽ nhỏ và chỉ có một hoặc hai tiện ích. Chình vì vậy mà loại hình nghỉ dưỡng này không có tính khép kín.
#4. Quần thể nghỉ dưỡng (Integrated Resort)
Integrated Resort: Là quần thể nghỉ dưỡng phức hợp 5 sao. Tất cả các loại tiện ích đa chiều, đa ứng dụng hiện đại nhất thế giới gần như được gom lại ở đây. Bên cạnh tất các dịch vụ như căn hộ 5 sao; khu vực hội nghị, khu vực triển lãm, khu vực trung tâm mua sắm, nhà hát, bể bơi vô cực, skybar … mô hình quần thể nghỉ dưỡng luôn có từ 2 – 4 % trên tổng diện tích dành cho khu vực Casino.
3. Ưu – nhược điểm kinh doanh resort
#1. Ưu điểm
– Hình thức tổ chức kinh doanh resort:
Hình thức tổ chức kinh doanh các resort đều sử dụng vốn của các doanh nghiệp vốn nước ngoài 100% hoặc liên doanh nước ngoài. Điều này đã tạo điều kiện cho những tập đoàn kinh doanh resort lớn như: Six senses, Intercontinental Hotels Group,…giúp nâng cao chất lượng hoạt động và thu hút khách hàng bởi thương hiệu của các tâp đoàn lớn cho resort.
– Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật:
Mô hình kiến trúc của các resort thường là các khu nhà thấp tầng bởi vị trí xây dựng resort ở các nơi có tài nguyên du lịch gần biển và các khu vực cao nguyên rừng núi. Những địa điểm này có khí hậu trong lành sẽ mang tới sự gần gũi với thiên nhiên lẫn môi trường. Môi trường kinh doanh của resort đảm bảo tới sự đầy đủ và sang trọng nhất dành cho khách hàng. Đồng thời diện tích các resort ngày càng được mở rộng từ 1 hecta đến 40 hecta thực sự rộng rãi.
– Cách thức tổ chức quản lý:
Các thức tổ chức quản lý khu nghỉ dưỡng đều được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, các khu du lịch tại Việt Nam đều áp dụng bộ phận chuyên trách quản lý công tác môi trường.
– Chất lượng lao động:
Một số khu resort ở Việt Nam có yêu cầu tiêu chuẩn khá cao về chất lượng lao động. Hầu hết nhân viên được tiểu chọn một cách cẩn thận về cả kỹ năng cho tới trình độ nhằm đảm bảo tới chất lượng dịch vụ.
#2: Nhược điểm
– Các khu resort có ở vị trí cách xa trung tâm:
Các resort thường lựa chọn vị trí xây dựng ở nơi có tài nguyên phong phú và rộng rãi để mang tới không khí trong lành cho khách du lịch thư giãn, dẫn đến tình trạng ở xa các khu thành phố nhộn nhịp. Do đó sẽ hạn chế khả năng tiếp cận được nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng thực phẩm và phải chịu chi phí vận chuyển đồ ăn uống, thực phẩm giá khá cao.
– Năng suất của một số khu resort cũng không cao:
Hiện nay công suất hoạt động của các khu resort vẫn chưa cao bởi resort đang phải chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong kinh doanh ngành du lịch. Thường xuyên dẫn tới tình trạng mùa cao điểm và mùa thấp điểm.
– Chất lượng nhân viên không cao:
Ở một số khu resort địa phương thì nguồn nhân lực chính là người địa phương. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ không cao, vốn ngoại ngữ kém, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng nghiệp vụ khác thấp.
– Vấn đề bảo vệ môi trường:
Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang được đặt lên hàng đầu. Một số khách du lịch còn lựa chọn các resort bảo vệ môi trường để lựa chọn lưu trú. Tuy nhiên, một số các resort còn chưa chú trọng đến vấn đề này như chưa có hệ thống xử lý rác thải, nước thải.
– Khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng:
Vị trí xây dựng resort là những ở nơi có tài nguyên phong phú và rộng rãi, dẫn đến tình trạng ở xa các trung tâm thành phố, cho nên việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trở nên khó khăn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ công trình cũng như tính chuyên nghiệp trong cơ sở vật chất của các resort.
Trên đây, là 4 mô hình resort đem lại doanh thu khủng cho nhà đầu tư và ưu nhược điểm khi kinh doanh resort. Nếu các nhà đầu tư đang có ý định kinh doanh resort đừng bỏ qua bài viết này nhé.
>> Xem thêm: Thủ tục kinh doanh Resort từ A-Z