Chi phí xây dựng homestay chi tiết giúp tối ưu nguồn vốn phân bổ, tiết kiệm chi phí và đảm bảo kinh doanh “có lời” ngay thời gian đầu.
Xu hướng lưu trú homestay đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt là giới trẻ. Chính vì vậy, mô hình kinh doanh này được các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Nếu bạn đang muốn kinh doanh homestay nhưng chưa biết chi phí bao gồm những gì? Hãy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ chi tiết những khoản chi phí cần có khi xây dựng homestay.
1. Homestay là gì?
Nội dung
- 1. Homestay là gì?
- 2. Tổng hợp các chi phí xây dựng homestay mà các chủ đầu tư cần biết
- 2.1 Chi phí xây dựng mặt bằng thiết kế homestay
- 2.2 Chi phí thuê đơn vị thiết kế homestay
- 2.3 Chi phí thủ tục pháp lý khi xây homestay
- 2.4 Chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhà thầu, nhân công
- 2.5 Chi phí mua sắm nội thất
- 2.6 Chi phí mua sắm ngoại thất
- 2.7 Chi phí điện, nước trong quá trình xây homestay
- 2.8 Các chi phí phát sinh khác trong quá trình xây dựng homestay
Homestay là loại hình lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ lại tại nhà dân để khám phá. Cũng như trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống văn hóa của người dân tại địa phương. Để hiểu rõ hơn, hãy hình dung về một loại hình lưu trú tại nhà người dân.
Tại đây, bạn sẽ được hòa mình vào không gian sinh hoạt với gia chủ, được nấu nướng, được làm việc, trò chuyện. Và ăn uống với họ như một thành viên trong gia đình. Từ đó, bạn sẽ có một cái nhìn gần gũi và chân thực hơn về văn hóa địa phương mà mình vừa đặt chân tới.
2. Tổng hợp các chi phí xây dựng homestay mà các chủ đầu tư cần biết
Cùng ezCloud tham khảo chi tiết các chi phí xây dựng homestay sau đây:
2.1 Chi phí xây dựng mặt bằng thiết kế homestay
Chi phí xây dựng mặt bằng là yếu tố đầu tiên cần phải cân nhắc trước khi đầu tư homestay. Đây là một trong những khoản chi phí lớn nhất. Vậy nên nếu bạn đã có sẵn mặt bằng để xây dựng thì chắc chắn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn. Mặt khác nếu không có sẵn đất hoặc nhà, bạn có thể thuê hoặc mua.
Tùy theo diện tích và vị trí mà giá cả có thể thay đổi khác nhau. Nếu như bạn quyết định mua mặt bằng ở các trung tâm du lịch hoặc các thành phố lớn thì mức giá có thể lên đến vài tỷ đồng. Điểm cộng của việc mua mặt bằng là bạn sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng và quản lý homestay.
Tuy nhiên nếu không có nhiều vốn đầu tư, bạn có thể thuê nhà để cải tạo lại theo ý muốn. Thông thường, giá thuê trung bình dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng cho mặt bằng từ 80 – 100m2. Hãy lưu ý xem xét tình hình, nhu cầu, hình thức kinh doanh cũng như tài chính để có thể lựa chọn được mặt bằng phù hợp.
Xem thêm:
- 7 rủi ro kinh doanh homestay bạn không thể không biết
- 4 mô hình homestay được lựa chọn nhiều nhất hiện nay
2.2 Chi phí thuê đơn vị thiết kế homestay
Tính thẩm mỹ là yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng. Nếu có khả năng thiết kế và khiếu thẩm mỹ, bạn có thể tự thiết kế homestay cho mình. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Đồng thời thể hiện được dấu ấn riêng, độc đáo của bản thân ngay trong căn homestay của mình.
Ngược lại, nếu không có năng khiếu trong lĩnh vực này thì bạn hãy thuê một đơn vị chuyên thiết kế và thi công xây dựng homestay. Khi đó, việc bạn cần làm chỉ là trao đổi, bày tỏ ý tưởng thiết kế với các kiến trúc sư. Để từ đó đưa ra bản thiết kế phù hợp, hoàn hảo nhất. Chi phí thiết kế homestay cao hay thấp còn phụ thuộc vào diện tích, quy mô, phong cách thiết kế, vật liệu xây dựng, chi phí nhân công,…
2.3 Chi phí thủ tục pháp lý khi xây homestay
Một bước không thể thiếu khi kinh doanh homestay chính là xin giấy phép xây dựng. Lệ phí cho việc này là 100.000 VNĐ/giấy phép. Trường hợp bạn không am hiểu về các loại thủ tục này thì có thể thuê các văn phòng luật. Tuy nhiên như vậy bạn sẽ phải mất thêm một khoản phí để chi trả cho họ.
2.4 Chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhà thầu, nhân công
Công đoạn thi công xây dựng sẽ chiếm một phần lớn ngân sách của bạn. Bạn có thể thuê trọn gói với đơn vị thiết kế bạn đã hợp tác. Hoặc tìm một đội ngũ thi công riêng.
Với chi phí cho nguyên vật liệu, mức giá cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào chất lượng của nó. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những nguyên vật liệu tốt khi xây dựng homestay. Như vậy, homestay của bạn sẽ bền và có thể sử dụng lâu dài hơn.
2.5 Chi phí mua sắm nội thất
Sau khi xây dựng, bạn cần mua sắm và bày trí các món đồ nội thất để hoàn thiện căn homestay. Mỗi khu vực của homestay sẽ cần những món nội thất riêng. Tùy theo phong cách thiết kế hướng đến mà bạn sẽ lựa chọn nội thất sao cho tương đồng về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu.
Một số đồ dùng cơ bản cho từng khu vực mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:
- Phòng ngủ: Giường, đệm, chăn, ga, gối, tủ quần áo, quạt, điều hòa,…
- Phòng vệ sinh: Bồn tắm, bồn rửa, vòi hoa sen, gương,…
- Phòng bếp: Tủ bếp, bồn rửa, tủ lạnh, dụng cụ nấu ăn,…
Xem thêm:
- 7 mô hình homestay độc đáo, “không đụng hàng” đảm bảo hút khách
- 4 cách thiết kế homestay đơn giản với chi phí thấp cho người ít vốn
2.6 Chi phí mua sắm ngoại thất
Bên cạnh nội thất, việc trang trí ngoại thất cũng góp phần làm tăng tính thẩm mỹ. Đồng thời mang lại không gian hài hòa, tổng thể thu hút cho homestay của bạn. Tuy nhiên, các món đồ ngoại thất cũng phải đảm bảo tương đồng với phong cách thiết kế của homestay. Thông thường, các chủ đầu tư sẽ lựa chọn cho căn homestay của mình một không gian nhiều hoa, cây xanh. Ngoài ra còn có các chi tiết khác như bể cá, xích đu, bàn ghế ngắm cảnh,… Do đó, để có một không gian ngoại cảnh đẹp thì bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ.
2.7 Chi phí điện, nước trong quá trình xây homestay
Đây là một khoản chi phí không quá lớn khi xây dựng homestay. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, bạn cũng sẽ cần sử dụng khá nhiều điện và nước. Vậy nên cần liệt kê cụ thể, rõ ràng để có thể tính toán chi phí một cách chính xác nhất.
2.8 Các chi phí phát sinh khác trong quá trình xây dựng homestay
Trong quá trình xây dựng, có thể sẽ phát sinh thêm một số chi phí khác. Bởi vậy, bạn cần chuẩn bị một khoản dự phòng cho những chi phí phát sinh đó.
Trên đây là những thông tin về chi phí xây dựng homestay mà các chủ đầu tư nên biết. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công trong quá trình lên kế hoạch xây dựng homestay của mình. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về kinh doanh khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.