Homestay là gì? Những rủi ro kinh doanh homestay điển hình nhất mà các chủ đầu tư cần tránh trong hoạt động kinh doanh của mình.

Kinh doanh homestay hiện là lĩnh vực đang được các chủ đầu tư vô cùng quan tâm. Tuy nhiên, giống như mọi lĩnh vực kinh doanh khác, bạn sẽ gặp phải những rủi ro bất ngờ. Những rủi ro này có thể đến từ khách hàng, chủ nhà hay luật pháp. Do đó, trước khi bắt tay vào kinh doanh homestay, bạn cần nắm rõ những rủi ro có thể gặp phải. Trong bài viết dưới đây, ezCloud sẽ chia sẻ với bạn 7 rủi ro kinh doanh homestay bạn không thể không biết.

1. Homestay là gì?

Về bản chất, homestay là một loại hình lưu trú. Tại đó, khách du lịch sẽ nghỉ ngơi tại nhà dân để trải nghiệm, khám phá. Cũng như tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng của địa phương. Trong quá trình lưu trú, bạn sẽ được sinh hoạt, nấu nướng và ăn uống với gia chủ như một thành viên trong gia đình. Từ đó có cái nhìn gần gũi và chân thực hơn về văn hóa địa phương mà bạn đặt chân tới.
Loại hình này đặc biệt phù hợp với đất nước có nền văn hóa đa dạng như Việt Nam. Đó cũng là lý do vì sao kinh doanh homestay đang trở thành một từ khóa rất “hot” trong giới trẻ hiện nay.

homestay đà lạt

2. Kinh doanh homestay cần chuẩn bị những gì ?

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh homestay và chưa biết nên chuẩn bị những gì thì hãy tham khảo một số nội dung sau:

2.1. Vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh loại hình này có thể dao động từ vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng. Tất cả phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và tài chính của từng người. Tuy nhiên theo chuyên gia chia sẻ, số vốn an toàn nhất khi đầu tư homestay là khoảng 300 – 500 triệu đồng. Bởi trong quá trình vận hành homestay sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh khác. Điều này bắt buộc nhà đầu tư phải bỏ tiền ra để bù lỗ trong thời gian đầu. Đặc biệt là khi homestay chưa có nhiều khách.

2.2. Nghiên cứu thị trường

Đây là một bước quan trọng không thể thiếu khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào. Trước hết, bạn cần phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, tìm hiểu thông chi tiết về tệp khách hàng đó. Đồng thời trả lời những câu hỏi: Họ là ai? Bao nhiêu tuổi? Sở thích là gì?,… Những điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định vị trí và phong cách homestay hướng đến. Qua đó, đáp ứng được mọi nhu cầu khắt khe mà khách hàng đặt ra.

Xem thêm:

2.3. Địa điểm kinh doanh

Vị trí xây dựng hoặc thuê mặt bằng được cho là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của việc kinh doanh homestay. Sở hữu vị trí đẹp, gần các khu trung tâm du lịch, thuận tiện đi lại,… là một điểm cộng giúp homestay nhận được sự quan tâm từ du khách.

mô hình homestay độc đáo

Đối với các địa phương nổi tiếng về lĩnh vực du lịch như Đà Lạt, Sapa,… cần lựa chọn vị trí homestay ở gần các điểm vui chơi, du lịch nổi tiếng. Mặt khác, nếu bạn muốn kinh doanh homestay ở các thành phố lớn. Điển hình như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh. Hãy chọn địa điểm ở gần trung tâm sầm uất để du khách có thể tiện đi lại và vui chơi.

2.4. Hoàn thành thủ tục giấy phép kinh doanh homestay

Giống như các loại hình dịch vụ lưu trú khác, homestay cũng là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Để sở hữu các điều kiện kinh doanh homestay, bạn cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Cụ thể như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP 46, Nghị định 46/2012/NĐ-CP,…
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần chú ý chuẩn bị các giấy phép như: Giấy phép đăng ký kinh doanh homestay, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự và giấy công nhận xếp hạng. Khi sở hữu đầy đủ các thủ tục giấy phép này, homestay của bạn mới chính thức đi vào hoạt động.

3. Những rủi ro khi kinh doanh homestay mà bạn nên lưu ý

Rủi ro kinh doanh homestay là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Sau đây, ezCloud sẽ chỉ ra những rủi ro phổ biến nhất mà các chủ đầu tư nên lưu ý khi doanh homestay:

3.1 Khách review xấu và thiếu chính xác

Chắc bạn cũng biết tầm quan trọng của những review khi mua sắm online. Điều này cũng tương tự khi đặt phòng online. Khách hàng thường dựa vào những review để quyết định có đặt phòng tại homestay của bạn hay không. Nếu homestay của bạn nhận quá nhiều review xấu thì sẽ khó mà hút được khách. Do đó, điều quan trọng là bạn cần nâng cao chất lượng phục vụ để làm hài lòng khách hàng.

review thiếu chính xác

Tuy nhiên, ngay cả khi làm đúng, bạn vẫn có thể nhận được những review xấu. Rất nhiều khách hàng sẵn sàng “tặng” homestay một review tiêu cực mà chưa chắc đã phản ánh đúng thực tế. Với những review thiếu chính xác như vậy, bạn hoàn toàn có thể liên hệ và khiếu nại với các kênh OTA để được giải quyết. Nếu bạn chứng minh được mình đúng thì họ sẽ hỗ trợ bạn xóa những review không chính xác đó đi.

3.2 Khách vô ý thức, “dùng như phá”

Tâm lý và hành vi ứng xử của khách hàng rất đa dạng. Có nhiều người văn minh nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít những người rất vô ý thức. Họ sẵn sàng xả rác bừa bãi, làm hỏng đồ đạc, để máy lạnh chạy cả ngày… Vấn đề là bạn chỉ có thể biết được khách là dạng người nào sau khi họ lưu trú tại homestay của bạn. Để tránh xảy ra những trường hợp như vậy, bạn cần nhắc nhở khách về những nội quy, quy định của homestay. Thậm chí, cần soạn thảo thành những văn bản quy định rõ các hình phạt, mức đền bù đối với từng hành vi cụ thể.

Xem thêm:

3.3 Khách sử dụng ma túy, hoạt động mại dâm

Đây là nỗi lo lớn nhất đối với những chủ kinh doanh homestay. Còn gì đáng ngại hơn khi có người dám ngang nhiên phạm tội trong ngôi nhà của bạn. Nếu bị phát giác, có thể bạn sẽ bị liên lụy, hay việc dọn dẹp “hậu quả” sau đó cũng đủ khiến bạn “phát ốm”. Để hạn chế rủi ro gặp phải, bạn cần:

sử dụng ma túy trong homestay

  • Theo dõi danh sách blacklist (danh sách đen) từ các chủ homestay khác chia sẻ để tránh gặp phải những khách hàng như vậy
  • Ký thỏa thuận thuê nhà cho mục đích lưu trú (để tránh tội chứa chấp tội phạm)
  • Khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng

3.4 Khách no-show

No-show là tình trạng khách đã đặt phòng nhưng không đến check-in và nhận phòng. Có một vài lý do để xảy ra tình trạng này, ví dụ như:

  • Do khách đặt phòng đã lâu vì sợ cháy phòng nên quên mất
  • Khách bận đột xuất, hoặc bị tai nạn, ốm đau…
  • Khách tìm được một homestay khác hấp dẫn hơn

Dù là vì bất cứ lý do gì thì việc khách no-show sẽ gây tổn thất tới doanh thu của homestay. Để hạn chế tình trạng no-show của khách, bạn cần:

  • Thiết lập chính sách hủy đặt phòng, quy định rõ thời hạn cho phép khách hủy đặt phòng mà không mất phí. Quá thời hạn đó, khách sẽ phải trả một khoản phí
  • Gần đến ngày check-in, hãy liên hệ với khách để tránh trường hợp họ quên

3.5 Chủ nhà đòi lại nhà

Rất nhiều người thuê lại nhà người khác để kinh doanh homestay. Và khi chủ nhà thấy công việc kinh doanh thuận lợi đã đòi lại nhà để tự mình kinh doanh. Do đó, khi ký hợp đồng với chủ nhà, bạn cần thỏa thuận rất kỹ về những điều khoản đền bù cũng như thời gian thông báo trước khi đòi nhà. Đảm bảo số tiền đền bù hợp đồng phải bù lại được chi phí bạn đã đầu tư. Thời gian thông báo trước để bạn kịp xử lý những khách đã đặt phòng.

ký hợp đồng với chủ nhà

3.6 Thiếu giấy phép chứng nhận

Kinh doanh homestay là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do đó, bạn cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện. Cũng như xin được đầy đủ giấy chứng nhận trước khi kinh doanh. Nếu không, bạn sẽ bị xử phạt, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh.

3.7 Vấn đề khai báo khách lưu trú

Đây là một trong những rủi ro kinh doanh homestay phổ biến mà các chủ đầu tư thường gặp phải. Vậy nên, bạn cần khai báo trước 23h khách lưu trú tại homestay để tránh sự “ghé thăm” bất ngờ của cảnh sát khu vực.

Trên đây là những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi kinh doanh homestay. Cũng như cách để hạn chế những rủi ro đó. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thành công trong hoạt động kinh doanh homestay của mình. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về kinh doanh khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.

 

5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)