Giải pháp IoT tạo mạng lưới kết nối đồng bộ, tự động hóa mọi thiết bị mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Khách sạn đang áp dụng công nghệ, đặc biệt là IoT, để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Giải pháp IoT giúp khách sạn thiết lập mạng lưới thiết bị, lưu trữ dữ liệu và quản lý từ xa. Việc nâng cao tính thông minh và hiện đại của khách sạn giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Khách sạn có thể giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Đồng thời, gia tăng lợi nhuận với chi phí tiết kiệm.
1. Giải pháp IoT cho khách sạn
Nội dung
1.1 Giải pháp IoT là gì?
Internet vạn vật (Internet of things – IoT) là kết nối mọi thiết bị kỹ thuật số với Internet. Chẳng hạn như máy điều hòa, máy đo nhiệt độ,… IoT được sử dụng rộng rãi trong khách sạn bao gồm các thiết bị kỹ thuật số và thiết bị kết nối qua Internet. Công nghệ này giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa chi phí. Điều này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh khách sạn 4.0. Bằng việc biến thiết bị trở nên “thông minh”, chúng có khả năng lưu trữ dữ liệu và kết nối với nhau. Từ đó, tăng mức độ tự động hóa, cho phép điều khiển và quản lý tập trung trên thiết bị di động từ xa.
1.2 Internet vạn vật đang mở ra một kỷ nguyên mới
Internet giống như hệ thống đầu não cho mọi hoạt động hiện nay. Đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số. Sự xuất hiện của nó tạo ra nhiều thay đổi vượt bậc trong mọi lĩnh vực. Internet vạn vật (IoT) mở rộng kết nối mọi thiết bị, cho phép thay đổi, kết nối và truyền dữ liệu. Đã đến lúc kết nối trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người trở thành tổng thể liên mạch. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được dự đoán sẽ liên kết tất cả máy móc đơn lẻ. 50% doanh nghiệp toàn cầu sẽ vận hành trên nền tảng IoT vào năm 2020. Một số công việc được tự động hóa, thay thế sức lực của con người.
2. Lợi ích của công nghệ IoT
2.1 Thị trường và một số ưu điểm vượt trội
IoT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Nó đang là giải pháp hữu ích trong sản xuất, bán hàng với ưu điểm vượt trội. Nó cho phép thu thập dữ liệu để mang đến các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Công nghệ IoT đẩy mạnh quy mô thị trường hậu cần toàn cầu năm 2019 đạt 34 tỷ USD. Nó được định giá đến 63,7 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ CAGR khoảng 12,4%.
Theo thống kê của Research and Market, quy mô thị trường IoT Việt Nam đạt khoảng 2,5 tỷ USD năm 2021. Tốc độ tăng trưởng lên đến 22,6%/năm. Đến năm 2027, quy mô thị trường IoT Việt Nam dự kiến đạt khoảng 8,5 tỷ USD. Dưới đây là một số lợi ích thiết thực mà IoT mang lại:
Cung cấp lượng dữ liệu lớn
IoT có khả năng thu thập dữ liệu lớn. Đồng thời, cung cấp cho khách sạn các thông tin xác thực và hữu ích nhất. Đây là nền tảng vững chắc giúp cải thiện sản phẩm, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro,…
Tăng tính kết nối
Việc kết nối máy móc với cảm biến nhờ Internet giúp doanh nghiệp theo dõi mọi quá trình từ xa. Từ đó, dễ dàng và nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề đang gặp phải. Đồng thời, có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Dữ liệu được áp dụng chủ động và đẩy mạnh cập nhật phần mềm.
Cung cấp dịch vụ
Rất nhiều phần mềm được sản xuất đi kèm với bảo trì và phân tích dữ liệu. Điều này giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng.
Tối ưu sản phẩm
Với tài sản dữ liệu quý giá, doanh nghiệp có thể tận dụng được tối đa thông tin. Từ đó, có thể bố trí, thiết kế phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng phát triển.
2.2 Lợi ích trong kinh doanh khách sạn
Với khách sạn
- Mọi hoạt động được tự động hóa với máy móc hiện đại. Từ đó tiết kiệm tối đa chi phí nhân sự, lễ tân, dọn phòng,…
- Tương tác trực tiếp với khách hàng giúp gắn kết mối quan hệ và chủ động nâng cấp khách sạn.
- Ít gián đoạn và hạn chế tình trạng lỗi trong quá trình sử dụng.
- Dễ dàng thu thập, quản lý và tận dụng tốt dữ liệu.
- Nắm bắt được insight khách hàng để triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp.
Với khách hàng
- Các giải pháp IoT mang đến trải nghiệm tiện ích và hiện đại cho khách hàng.
- Dễ dàng check in/check out nhanh chóng
- Đưa ra đa dạng gợi ý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng
- Các dịch vụ được đảm bảo chất lượng và mang tính cá nhân hóa
- Có được trải nghiệm hiện đại và thoải mái nhất. Chẳng hạn như hệ thống nước nóng lạnh thông minh, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
- Khách hàng hài lòng hỗ trợ khách sạn quảng bá và gia tăng mức độ nhận diện
Xem thêm:
- CRS – Hệ thống đặt phòng trung tâm tối ưu doanh thu từ mọi kênh
- Công nghệ RFID là gì? Kết nối từ hiện đại đến tiện nghi
3. Vai trò của giải pháp IoT cho khách sạn trong tương lai
3.1 Thúc đẩy khách sạn phát triển
Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp quản lý khách sạn hiệu quả và dễ dàng. Tất cả các thiết bị được kết nối thông minh bởi trung tâm điều khiển. Người điều hành có thể dễ dàng nắm bắt tình hình kinh doanh và hoạch định chi phí sử dụng phù hợp. Từ đó, đưa ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp, thúc đẩy khách sạn phát triển.
3.2 Mạng kết nối nhanh chóng và thuận tiện
Lắp đặt hệ thống internet giúp khách sạn dễ dàng phủ rộng và kết nối. Hệ thống mạng bên trong và bên ngoài ổn định và an toàn. IoT thúc đẩy khách sạn đầu tư một đường truyền mạnh mẽ. Từ đó, đảm bảo liên kết mạnh mẽ và hiệu quả.
3.3 Kết nối dịch vụ khách sạn và khách hàng
Liên kết các dịch vụ trong khách sạn giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa dịch vụ. Người tư vấn không cần dành quá nhiều thời gian để giới thiệu dịch vụ. Khách hàng cũng có thể tham khảo và lựa chọn dễ dàng hơn. Kết nối dịch vụ là việc khách sạn hợp tác với các nhà cung cấp khác tạo ra các gói du lịch trọn gói. Điều này giúp tăng tương tác và mức độ hài lòng của khách hàng. Đồng thời, gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Sử dụng công nghệ IoT mang lại sự tin tưởng cho khách hàng. Có thể sử dụng phân tích hành vi trên internet để xây dựng chiến lược thị trường.
3.4 Dự báo và tiến hành bảo trì kịp thời
Sử dụng cảm biến giúp dự đoán hiệu suất thiết bị và cảnh báo các sự cố xảy ra. Nhờ đó, khách sạn có phương án sửa chữa kịp thời trước khi hỏng hóc. Việc khắc phục trước sự cố giúp giảm thiểu tối đa nguy hiểm có thể ra với khách hàng.
4. Những công nghệ ứng dụng giải pháp IoT cho khách sạn
IoT trở thành nền tảng đột phá trong mọi lĩnh vực. Với khả năng kết nối, lưu trữ dữ liệu và tự động hóa, kinh doanh khách sạn đã có những bước tiến đáng kể. Cùng ezCloud tìm hiểu ngay những công nghệ ứng dụng giải pháp IoT cho khách sạn dưới đây.
4.1 Tự động hóa thiết bị trong phòng khách sạn
Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về tính tiện lợi và tự động hóa. Bởi vậy, khách sạn không ngừng tích hợp công nghệ hiện đại trong phòng nghỉ. Chẳng hạn như tự động đóng mở đèn, điều hòa,… Chưa kể, một số tiện ích còn được thiết lập với tình huống phù hợp. Điều này đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình nghỉ dưỡng.
4.2 Tích hợp thiết bị công nghệ thông minh cho khách sạn
Khách sạn thông minh được lắp đặt thiết bị điện ứng dụng công nghệ IoT. Ngoài ra, còn có khả năng kết nối và điều khiển từ xa. Công nghệ này giúp căn phòng trở nên tân tiến và hiện đại hơn. Hệ thống điều khiển nhiệt độ thông minh và phù hợp nhất. Giải pháp âm thanh đa vùng phát nhạc tại nhiều nơi,… Hay bật tắt thiết bị dễ dàng trên điện thoại. Từ đó, mang đến trải nghiệm thoải mái như ở nhà cho khách hàng.
4.3 Điều khiển từ xa qua thiết bị di động
Các thiết bị được kết nối với phần mềm quản lý hỗ trợ điều khiển từ xa. Trang bị table được trang bị trong phòng để điều khiển. Khách hàng sẽ có được những trải nghiệm tiện ích công nghệ tuyệt vời trong kỳ nghỉ dưỡng.
4.4 Điều khiển bằng giọng nói
Tích hợp các công cụ điều khiển bằng giọng nói trong phòng khách sạn rất quan trọng. Một số thiết bị hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói như Amazon Alexa, Google Assistant,… Trợ lý phòng điều khiển còn cho phép khách yêu cầu dịch vụ phòng, đặt bàn hoặc spa trong hệ thống khách sạn với một thiết bị trong phòng. Ngoài ra, có thể điều khiển mở/ tắt tivi, chuyển kênh phát sóng. Điều này mang đến sự tiện nghi và thoải mái cao nhất cho khách hàng. Khách sạn cũng tiết kiệm được chi phí năng lượng và bảo trì.
4.5 Thực tế ảo tăng cường
Thực tế ảo được ứng dụng trong quá trình khách đặt phòng. Công nghệ này mang đến cái nhìn trực quan nhất cho khách lựa chọn được phòng ưng ý. Ngoài ra, thực tế ảo tăng cường còn cho phép khách hàng tìm kiếm các địa điểm vui chơi, ăn uống gần đó. Đồng thời, dễ dàng so sánh giá giữa các bên. Điều này giúp khách hàng chủ động trong lịch trình của mình.
4.6 Xác nhận sinh trắc học trong vận hành khách sạn
Sinh trắc học là công nghệ nhận diện, xác thực bảo thông qua các đặc tính riêng của mỗi cá nhân. Chẳng hạn như vân tay, khuôn mặt,…. Việc ứng dụng công nghệ này giúp khách sạn nhanh chóng xác nhận thông tin trong đặt phòng, check in, check out,… Vừa tiết kiệm thời gian, vừa tăng mức độ hài lòng cho khách hàng. Bởi toàn bộ thông tin được lưu trú trên hệ thống khách sạn. Dữ liệu này được sử dụng cho quy trình chăm sóc khách hàng lần sau. Tất cả đều được bảo mật giúp hỗ trợ khách hàng tối đa.
5. TOP xu hướng ứng dụng IoT hiệu quả trong khách sạn hiện nay
5.1 Phòng khách sạn tự động hóa
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong nhà thông minh giúp nâng tầm chất lượng dịch vụ. Chẳng hạn trong Starwoods Hotel & Resorts, cường độ ánh sáng đèn Led có thể được điều chỉnh dựa trên ánh sáng tự nhiên. Từ đó, có thể tiết kiệm năng lượng và tăng cường khả năng đồng bộ.
5.2 Phòng siêu cá nhân
Ưu điểm vượt trội của Internet of Things trong khách sạn là khả năng cá nhân hóa. Chỉ với điện thoại hoặc máy tính bảng được tích hợp. Khách sạn có thể điều khiển hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí tại chỗ. Chưa kể, việc thay đổi nhiệt độ phòng cũng khiến các thiết bị khác điều chỉnh đồng bộ. Thậm chí, một số loại tivi còn có thể chào bằng tên khách hàng.
5.3 Thông tin dựa trên vị trí
Bluetooth, GPS và công nghệ đèn hiệu đang mở ra các tiềm năng mới trong việc cung cấp thông tin dựa trên vị trí. Điều này cho phép các công ty trong ngành khách sạn và dịch vụ lưu trú gửi tin nhắn tới khách hàng vào thời điểm phù hợp. Ví dụ, có thể gửi tin nhắn SMS về các món trong thực đơn tại nhà hàng khi khách ở gần, hoặc tiếp thị các dịch vụ phòng tập thể dục khi họ ở gần khu vực tập thể dục. Hơn nữa, có thể cung cấp thông tin cập nhật về các tùy chọn giao thông địa phương hoặc các điểm tham quan gần đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng dữ liệu vị trí để tối ưu hóa nguồn lực nhân sự.
5.4 Dự đoán và bảo trì thiết bị thông minh
Internet of Things (IoT) mang lại tiềm năng theo dõi hoạt động thiết bị liên quan đến ngành khách sạn mỗi giây. Nó cung cấp cảnh báo về hiệu suất kém hoặc hoạt động bất thường thông qua cảm biến. Điều này giúp bộ phận kỹ thuật can thiệp kịp thời để khắc phục sự cố trước khi thiết bị ngừng hoạt động hoàn toàn, đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị quan trọng không thể tạm dừng hoạt động.
5.5 Ứng dụng IoT được tương tác qua di động
Ngày nay, việc sử dụng điện thoại di động trở nên phổ biến ở mọi nơi và được coi là thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, các giải pháp công nghệ mới tập trung vào việc phát triển các thiết bị thân thiện với nền tảng điện thoại di động. Ví dụ, ứng dụng Fibaro Home Center cho phép điều khiển các thiết bị nhà thông minh trong phòng. Trong lĩnh vực khách sạn, điện thoại di động cũng có thể được sử dụng để gửi yêu cầu dịch vụ như đặt phòng, thanh toán nhanh chóng tại quầy lễ tân.
5.6 Cá nhân hóa đến từng khách hàng
Sử dụng công nghệ IoT (Internet of Things), thông tin về sở thích của khách hàng có thể được áp dụng để đề xuất những dịch vụ phù hợp tại khách sạn. Điều này giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Hơn nữa, tính cá nhân hóa cũng có thể được thể hiện thông qua việc cài đặt các thiết bị thông minh trong phòng khách sạn, tùy chỉnh theo từng khách hàng cụ thể. Bao gồm việc điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ thông minh và cài đặt các kênh TV ưa thích.
5.7 Quản lý năng lượng hiệu quả
Các thiết bị thông minh có khả năng tắt đi khi không sử dụng và theo dõi hiệu suất sử dụng đều mang lại tiết kiệm điện. Áp dụng công nghệ IoT trong ngành khách sạn thông qua hệ thống quản lý năng lượng thông minh có thể giúp giảm đáng kể chi phí năng lượng, lên đến 20%.
5.8 Thẻ khóa điện tử
Công nghệ IoT cho phép khách sạn gửi thẻ khóa điện tử trực tiếp đến điện thoại của khách trước giờ nhận phòng. Thay vì sử dụng thẻ vật lý hoặc chìa khóa cơ. Khách có thể sử dụng điện thoại để mở phòng và không cần phải mang theo chìa khóa riêng biệt. Sau đó, đồng bộ và cho phép khách đến phòng của họ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho việc nhận phòng và mang lại trải nghiệm thuận lợi hơn cho khách hàng.
6. Một số thách thức về Internet vạn vật
Internet vạn vật (IoT) là một hệ thống kết nối các thiết bị thông qua công nghệ hiện đại. Chẳng hạn như Wi-Fi, 4G/5G, Bluetooth, dịch vụ đám mây và dữ liệu. Đây là bước tiến quan trọng trong công nghệ đã tồn tại hàng thập kỷ trước.
Khả năng mở rộng
IoT mở rộng khá hơn so với Internet thông thường vì mọi thứ hợp tác trong một môi trường mở. Điều này đòi hỏi các chức năng cơ bản như giao tiếp và khám phá dịch vụ phải hoạt động hiệu quả cả trong môi trường nhỏ và lớn.
Tự tổ chức
Việc quản lý các thiết bị thông minh trong IoT không nên dựa vào thao tác con người. Thay vào đó, cần thiết lập kết nối tự phát có khả năng tự tổ chức và cấu hình để phù hợp với môi trường cụ thể.
Khối lượng dữ liệu
Dữ liệu lớn (big data) sẽ được thu thập từ mạng cảm biến và các nguồn dữ liệu lớn. Điều này đòi hỏi cơ chế và công nghệ mới để lưu trữ, xử lý và quản lý dữ liệu khổng lồ này.
Khả năng tương tác
Mỗi đối tượng thông minh trong IoT có khả năng thông tin, xử lý và truyền thông riêng. Các tiêu chuẩn chung là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp và hợp tác của chúng.
Tự động khám phá
Trong môi trường động, các dịch vụ phù hợp cho mọi thứ trong IoT phải được tự động xác định, đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ thích hợp để mô tả chức năng của chúng.
7. Tạm kết
Giải pháp IoT đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khả năng kết nối mọi vật và cung cấp thông tin thời gian thực mang lại sự linh hoạt và quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, để tận dụng tiềm năng, đầu tư thông minh và sự hợp tác là điều cần thiết. Sự sáng tạo liên tục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp tục tối ưu hóa giải pháp IoT. Tóm lại, IoT không chỉ là công nghệ, mà còn là cơ hội và thách thức đối với các ngành công nghiệp. Chinh phục IoT giúp khách sạn định hình thành công và tiến bộ trong thời đại công nghiệp 4.0. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về Kinh doanh khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.