Thế hệ Gen Z đang được nhiều nhóm ngành hàng quan tâm vì sự khác lạ trong tâm lý và nhu cầu tiếp nhận thông tin. Hơn thế nữa, nhóm tuổi này cũng sẽ là tương lai cho sự phát triển xu hướng của xã hội khi các thế hệ Gen X và Y ngày một già đi. Trong nhóm ngành Du lịch, Gen Z cũng đang bắt đầu có những tác động không hề nhỏ, vậy nhu cầu và tâm lý hành vi của nhóm tuổi hành ra sao? Cùng ezCloud khám phá qua những số liệu sau.
Gen Z (Thế hệ Z) là cụm từ ám chỉ đến nhóm người sinh ra từ năm 1995 đến năm 2012 (một số khác cho rằng từ 1997 đến 2015), thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21.
Trên thế giới, Gen Z có khoảng 2,6 tỷ người trên toàn thế giới, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen Z đang chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người. (Nhóm cộng đồng Gen Z rộng hơn đã có gần 2 tỷ người trên toàn cầu (Liên Hợp Quốc, Vụ Kinh tế Xã hội, Phòng Dân số, 2015).
Nhóm tuổi này còn có sự nhanh nhạy cực lớn trong các xu hướng phát triển xã hội như mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Youtube,..).. Đây là nhóm tuổi có sự tách biệt về nhận thức so với lứa tuổi còn lại và có tính cá nhân, cái tôi cực cao kéo theo đo là những tâm lý độc lập, tự chủ, dễ thay. Vậy nên để làm hài lòng được nhóm tuổi này, các ngành hàng luôn cần biến đổi liên tục và Du lịch cũng không thể nằm ngoài.
Xem thêm: Giải pháp quản lý và vận hàng khách sạn ezCloudhotel
Đối với Gen Z, mục đích chuyến đi của họ thường tập trung vào những nhu cầu giải trí và nghỉ dưỡng, có rất ít nhu cầu về thăm bạn bè hay đi công tác hay học tập. Theo báo cáo, trong số lượng người được hỏi, giải trí và nghỉ dưỡng chiếm tới 90%.
Chính những nhu cầu khác nhau đó dẫn đến những điểm chênh lệch khi lựa chọn độ dài chuyến đi. Nhóm các bạn trẻ Gen Z đang lựa chọn những kỳ nghỉ ngắn ngày, gói gọn trong 2-3 ngày (48.26%). Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng thích sự riêng tư với nhóm bạn và gia đình, có xu hướng lựa chọn những chuyến đi ít người, chỉ khoảng 2-3 người (48.26%). Khác với Gen Z, Gen Y và X khá tương đồng khi mong muốn một chuyến đi dài hơi 4-5 ngày.
Để giải thích về sự khác biệt này, nhóm du khách này đang có độ tuổi trẻ, mới đi làm, tâm lý xê dịch còn cao nên họ sẽ muốn khám phá một địa điểm nhanh chóng, theo hướng “tranh thủ” thời gian nghỉ khi đi làm. Bên cạnh đó, đây là nhóm kinh tế chưa thực sự dư dả và chủ động như hai nhóm còn lại.
Trên đây là phần một của nghiên cứu tâm lý nhóm tuổi khách hàng khi đi du lịch hiện nay. ezCloud sẽ tiếp tục gửi đến khách hàng những thông tin chuyên sâu hơn để các doanh nghiệp có thể dễ dàng phác hoạ được chân dung khách hàng dễ dàng hơn.
Tham khảo số liệu: expedia.com