Hộ kinh doanh có được kinh doanh khách sạn hay không?

ho-kinh-doanh-co-duoc-kinh-doanh-khach-san-1

Khi đăng ký kinh doanh khách sạn, sẽ có rất nhiều điều khiến bạn phải băn khoăn. Một trong số đó là việc hộ kinh doanh có được kinh doanh khách sạn hay không? Đây là vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh. Vì thế, việc tìm hiểu thật kỹ các thông tin này là điều rất quan trọng.

Mọi người thường nghĩ rằng hoạt động kinh doanh khách sạn thường đòi hỏi quy mô lớn. Vì thế, các cá nhân muốn kinh doanh theo quy mô nhỏ thường băn khoăn không biết hộ kinh doanh có được kinh doanh khách sạn hay không? 

Hơn nữa, việc đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cũng sẽ có sự khác biệt rất lớn so với với hình thức doanh nghiệp về trách nhiệm pháp lý. Chính vì thế, việc nhiều người mơ hồ không biết rõ liệu lựa chọn hộ kinh doanh để đăng ký khi kinh doanh khách sạn có hợp pháp hay không cũng là điều dễ hiểu.

Hộ kinh doanh có được kinh doanh khách sạn hay không?

Hộ kinh doanh có được kinh doanh khách sạn không?

Với câu hỏi hộ kinh doanh có được kinh doanh khách sạn hay không thì câu trả lời của nó là CÓ. Theo quy định của pháp luật thì kinh doanh ngành nghề khách sạn không bị hạn chế về quy mô hay hình thức kinh doanh. Dù là hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hay công ty cổ phần đều được. Việc lựa chọn hình thức kinh doanh nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính của người đầu tư.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Mặc dù pháp luật không nghiêm cấm việc bạn đăng ký kinh doanh khách sạn theo hình thức hộ gia đình nhưng sẽ có một số quy định kèm theo mà bạn phải tuân thủ.

Yêu cầu khi kinh doanh khách sạn theo hình thức hộ gia đình là gì?  

Những yêu cầu khi kinh doanh khách sạn theo hình thức hộ kinh doanh cá thể

Thứ nhất, việc kinh doanh khách sạn theo hộ kinh doanh của bạn không được sử dụng số lượng lao động quá 10 người. Nếu vượt quá số lượng quy định, bạn phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Điều này đã được quy định rõ trong Nghị Định 78/2015/NĐ – CP, tại Khoản 3, Điều 66.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện về an ninh, trật tự được pháp luật quy định tại khoảng 22, Điều 3 thuộc Nghị định 96/2016/NĐ – CP.

Thứ ba, khi chuẩn bị thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn theo hộ gia đình, bạn cũng phải có đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, bạn chỉ có thể kinh doanh khách sạn tại duy nhất một địa điểm trong phạm vi lãnh thổ cả nước. Đồng thời, hoạt động kinh doanh không được sử dụng con dấu. Nếu trong trường hợp kinh doanh có thua lỗ thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, kể cả đó là tài sản cá nhân.

Thứ năm, người đứng tên đăng ký kinh doanh phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên. Đây là điều kiện bắt buộc để đảm bảo việc kinh doanh của bạn là hợp pháp.

Nếu bạn đang thắc mắc hộ kinh doanh có được kinh doanh khách sạn hay không thì ở bài viết trên, ezCloud đã giúp bạn giải đáp nỗi băn khoăn này. Hy vọng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ có sự cân nhắc thật kỹ để đưa ra quyết định chính xác cho hoạt động kinh doanh của mình. 

4.7/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)