Là một chủ khách sạn, để gia tăng doanh thu bán phòng, bạn phải nắm rõ về những kênh mà khách sạn có thể đăng bán phòng. Khách lưu trú tại khách sạn đến từ nguồn nào? Và kênh nào đang mang lại hiệu quả nhiều nhất hiện nay? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về “Các kênh bán phòng tốt nhất trong kinh doanh khách sạn hiện nay”
1. Kênh online
1.1 OTA (Online Travel Agent) – Đại lý du lịch trực tuyến
Nội dung
OTA (Online Travel Agent) là đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm dịch vụ du lịch như: phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay… cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các giao dịch mua bán, thanh toán đều được thực hiện thông qua hình thức online. Mô hình OTA đã rất phát triển trên thế giới với những tên tuổi lớn như: Agoda.com, Expedia.com, Booking.com… Ở Việt Nam, các trang như: Avia.vn, ivivu.com, Abay.vn… chính là các mô hình OTA.
Khi khách đứa sạn lên các OTA chưa phải là kết thúc công việc mà mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Để sử dụng OTA một cách hiệu quả, các khách sạn phải thường xuyên theo dõi lượng khách đặt phòng theo ngày, theo tháng để cập nhật thông tin phòng, số phòng muốn bán. ezCloudhotel là phần mềm quản lý khách sạn có kết nối bán phòng với hơn 200 kênh OTA trên khắp thế giới. Với ezCloudhotel bạn không cần phải truy cập vào hàng chục website đặt phòng để cấu hình các thông tin về phòng, phần mềm sẽ làm tất cả những hành động này cho bạn.
1.2 GDS (Global Distribution System) – Hệ thống phân phối phòng toàn cầu
GDS (Global Distribution System) là mạng lưới đặt chỗ được điện toán hóa trên toàn thế giới. GDS trong khách sạn là một mạng lưới lưu trữ thông tin phòng tồn, biểu giá của các khách sạn, kết nối bởi một hệ thống đặt phòng trung tâm. Ngoài ra, GDS còn có tính năng tự động cập nhật phòng tồn, giá bán, đảm bảo thống nhất thông tin cho du khách khi đặt phòng online, tránh tình trạng trùng lặp. Khi hợp tác với các GDS, các công ty du lịch có trên hệ thống này sẽ lấy thông tin đặt phòng của khách sạn để bán cho khách du lịch của họ.
Xem thêm:
- Một số kênh phân phối bán phòng mà chủ khách sạn nên biết!
- Top 12 kênh bán phòng khách sạn – Doanh thu cao nhất châu Á
Về cơ bản, GDS có thể tăng doanh thu đặt phòng và doanh thu của khách sạn bằng cách đặt các khách sạn trên các “kệ siêu thị” toàn cầu. Cách tiếp cận này đặc biệt hiệu quả trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Khách sạn có thể có nguồn thu từ khách hàng quốc tế, đặc biệt nếu khách sạn gần sân bay, trung tâm hoặc gần các tòa nhà chính phủ, doanh nghiệp. Để tận dụng tối đa kết nối GDS, điều quan trọng là khách sạn của bạn phải kết nối đúng cách. Điều này có nghĩa là chọn một nhà cung cấp có thể cung cấp một loạt các dịch vụ GDS toàn diện.
1.3 Airlines
Đây là kênh bán phòng khách sạn thông qua các hãng hàng không. Khi bán phòng qua kênh này, các hãng hàng không sẽ đưa thông tin đặt phòng của khách sạn lên website đặt vé của hãng. Khi khách hàng vào book vé máy bay có thể kết hợp đặt phòng khách sạn thông qua những gợi ý của website. Để đem lại hiệu quả doanh thu cao nhất, các khách sạn nên tìm hiểu và mở rộng mối quan hệ liên kết hợp tác với các hãng hàng không lớn và uy tín hiện nay như: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VietJet Air, Bamboo Airways, Hàng không Hải Âu.
1.4 Website khách sạn
Mỗi khách sạn đều cần có một website của riêng mình. Đây là kênh bán phòng cần được quảng bá mạnh hơn vì khi khách booking trực tiếp qua website thì khách sạn sẽ không phải mất chi phí hoa hồng cho bên thứ 3, từ đó sẽ có được lợi nhuận cao hơn.
Để tăng lượng đặt phòng trực tiếp từ website khách sạn, có 7 mẹo nhỏ các chủ khách sạn có thể áp dụng như: sử dụng hình ảnh khách sạn đẹp và chất lượng, tối ưu hóa website thân thiện với người dùng, công khai mức giá cạnh tranh, tận dụng ưu thế của truyền thông mạng xã hội, website đa ngôn ngữ, đa dạng hóa hình thức thanh toán, tích hợp những tính năng – thông tin thiết yếu.
2. Kênh offline (Khách ngoại tuyến)
2.1 TA (Travel Agent)
TA (Travel Agent) là công ty, đại lý du lịch, lữ hành. Đây là một đơn vị trung gian giữa khách hàng và các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch như các công ty hàng không, khách sạn, nhà hàng… TA làm nhiệm vụ tư vấn, lên sẵn lịch trình tour du lịch và bán cho khách hàng, sau đó nhận tiền hoa hồng từ các dịch vụ này.
Trong thị trường với nhiều sự cạnh tranh, giải pháp để khách sạn khai thác kênh bán phòng TA đạt hiệu quả cao nhất là cạnh tranh về giá và ưu đãi. Trong thời gian đầu mới mở, bạn nên chào với mức giá cạnh tranh nhất với những khách sạn cùng phân khúc trong khu vực để có nguồn khách hàng ổn định và tạo mối quan hệ với các TA. Bạn có thể đặt ưu đãi giá với TA trong khoảng 3 tháng đầu, sau đó mới nâng giá hoặc thảo thuận giữa 2 bên để đạt mức giá tốt nhất.
2.2 Corporation
Corporation là thuật ngữ chỉ các công ty, doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Đây là nguồn khách quan trọng và chiếm số lượng lớn. Nhiều công ty, doanh nghiệp lớn thường xuyên có nhu cầu du lịch, công tác. Bộ phận sales của khách sạn sẽ phải giữ mối liên hệ với các công ty này và ký những hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn.
Để mang về hiệu quả doanh thu cao nhất từ kênh bán phòng này, khách sạn cần tạo điều kiện về mức giá phòng tốt kết hợp các chương trình ưu đãi về dịch vụ khác trong khách sạn với các Corporation.
2.3 Mice
Xem thêm:
- Bán phòng đa kênh – chiến lược khôn ngoan khi kinh doanh khách sạn
- 8 Kênh OTA phục vụ bán phòng khách sạn, homestay hàng đầu 2019
MICE là từ viết tắt của 4 từ: MEETING (hội họp), INCENTIVE (khen thưởng), CONFERENCING (hội thảo), EXHIBITION (triển lãm). Đây là loại hình du lịch được rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Tại những khách sạn lớn, được trang bị đầy đủ các phòng họp, phòng hội nghị và hội trường lớn, hiện đại thì việc tổ chức kết hợp các dịch vụ trên mang lại nguồn thu rất lớn.
Thông qua MICE, khách sạn không những có thể bán phòng mà còn tăng thêm danh tiếng của khách sạn. Bởi khách đến MICE là các doanh nhân, chính khách, người có địa vị xã hội – đối tượng khách hàng có khả năng chi tiêu cao và mối quan hệ xã hội lớn.
2.4 Government
Các cơ quan chính phủ như: bộ ngoại giao, bộ công an, bộ quốc phòng, bộ y tế, bộ nội vụ… cũng tổ chức các hoạt động du lịch, công tác cho nhân viên giống như các Corporation. Thông qua các cơ quan chính phủ cũng là một kênh bán phòng khách sạn quan trọng. Trong bộ phận Sales khách sạn, có đội ngũ Sales GOV để phục vụ đối tượng khách hàng này.
2.5 Non-government
Non-government là các cơ quan phi chính phủ như: đài tiếng nói, đài truyền hình, viện khoa học xã hội Việt Nam.. Non-government cũng như Government là nguồn khách tạo doanh thu cho khách sạn hiệu quả từ các hoạt động du lịch, công tác của nhân viên.
2.6 Hotellier
Hotellier chỉ những nhân viên khách sạn cũng có nhu cầu nghỉ dưỡng khách sạn tại các địa phương khác hoặc khách du lịch đang ở khách sạn này muốn đặt thêm phòng ở khách sạn khác. Vì vậy, các khách sạn có thể hợp tác chéo bằng cách cung cấp giá phòng, trao đổi nguồn khách lẫn nhau.
2.7 Embassy
Embassy là đại sứ quán, trụ sở ngoại giao của một quốc gia. Những nhà đại sứ làm việc trong các đại sứ quán cũng có các hoạt động công tác, di chuyển và lưu trú tại các khách sạn. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguồn khách tạo doanh thu bán phòng cho khách sạn. Với khách hàng đến từ các đại sứ quán, khách sạn cần đảm bảo hình ảnh và phong cách làm việc chỉn chu, chuyên nghiệp và đáp ứng được tốt nhất các tiêu chuẩn ngoại giao quốc tế.
2.8 Walk-in
Walk in là thuật ngữ chỉ cách bán phòng khách sạn trực tiếp, nghĩa là khách hàng không đặt trước qua bất cứ kênh nào. Khách hàng sẽ tự tìm đến khách sạn và book phòng trực tiếp tại quầy lễ tân. Với việc bán phòng cho khách walk in, khách sạn sẽ bán được phòng với giá cao nhất và ít phí tổn nhất. Tuy nhiên, nguồn khách này là nguồn khách cuối cùng mà khách sạn nghĩ đến vì không ước lượng được trong kế hoạch kinh doanh.
Tổng hợp có 12 kênh bán phòng mang lại doanh thu cho khách sạn đến từ nguồn online và offline. Hy vọng với bài viết này, các chủ khách sạn sẽ có được những giải pháp để khai thác các kênh này mang về lợi nhuận cao nhất!