Nói đến Hà Giang người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp hùng vĩ của rừng núi nơi địa đầu của tổ quốc. Hà Giang giống như một cô gái trẻ, mỗi mùa mang một nét đẹp khác nhau. Núi rừng Tây Bắc luôn để lại cho khách vãng lai những cảm xúc khó tả khi ngang qua miền đất này. Đi du lịch Hà Giang, kinh nghiệm được đúc kết dưới đây sẽ giúp các bạn có trải nghiệm lý thú.
Vẻ đẹp nên thơ của Hà Giang
I. Vẻ đẹp 4 mùa của Hà Giang
Xuân – Hạ – Thu – Đông mỗi mùa mang một vẻ khác nhau, riêng Hà Giang thì bốn mùa vẹn cả bốn.
Mùa xuân
Nội dung
- Mùa xuân
- Mùa hạ
- Mùa thu
- Mùa đông
- 1. Trang phục
- 2. Giày dép
- 3. Gậy tự sướng, máy ảnh, pin dự phòng
- 4. Tiền mặt
- 1. Tự túc bằng xe máy
- 2. Đi xe Ô tô
- 3. Với các bạn miền Nam muốn đi du lịch Hà Giang
- 1. Homestay và Hostel
- 2. Hotel
- 1. Mã Pì Lèng
- 2. Cột cờ Lũng Cú
- 3. Thung lũng Sủng Là
- 4. Dinh thự vua Mèo
- 5. Phố cổ Đồng Văn
- 1. Thắng cố
- 2. Thắng dền
- 3. Bánh tam giác mạch
- 4. Bánh cuốn trứng
- 1. Rượu ngô
- 2. Cơm lam Bắc Mê
Mùa xuân hoa cải nở rộ
Những cơn gió lạnh thổi nhè nhẹ làm rơi lác đác những cánh hoa đào hoa mận hồng thắm. Ngoài ruộng hoa cải nở vàng rực. Cái lạnh se se, những mái nhà đơn sơ nép dưới chân núi hòa cùng sắc hoa của núi rừng Tây Bắc tạo thành bức tranh mỹ miều.
Mùa hạ
Lúa đòng Hà Giang vào mùa hè
Mùa hè mang nóng nực đến mọi miền nước Việt. Vào hạ Hà Giang khoác lên mình sắc xanh của những thửa ruộng bậc thang lúa làm đòng. Nắng vàng theo chân các mẹ các chị ra nương cả ngày dài. Nhờ những cơn gió heo may mà mùa này Hà Giang lại rất trong lành mát mẻ.
Mùa thu
Tam giác mạch Hà Giang
Mùa thu là lúc thời tiết dễ chịu nhất ở mọi miền tổ quốc, không nóng và không quá lạnh. Hà Giang mùa này ngập tràn sắc hồng dịu nhẹ của hoa tam giác mạch. Buổi sáng những tia nắng nhanh chóng làm tan những hạt sương còn vương trên lá cây đêm hôm trước. Đây cũng là lúc các bạn trẻ thích lên Hà Giang nhất. Cảnh sắc và tiết trời tạo nên một Hà Giang đẹp quyến rũ mềm mại lắm đấy!
Mùa đông
Hà Giang vào mùa đông hoa ban trắng nở rộ (Ảnh: Hồng Quang)
Thay cho những cánh đồng tam giác mạch, hoa ban trắng nở rộ trước hiên nhà. Ông mặt trời ít cười hơn, để dành khoảng không cho những đám mây nhỏ lang thang khắp trời.
Em bé Hà Giang (Ảnh: Tùng Lâm)
Sương mù giăng kín lối các em bé đến trường. Ai đã đến Hà Giang mà không phải chạnh lòng khí thấy các em chỉ mang chiếc áo mỏng tanh và đi dép lê giữa cái lạnh thấu xương? Hứng chịu cái khắc nghiệt ấy từ nhỏ tạo nên những chàng trai cô gái rắn rỏi và kiên cường. Vậy nên ta nói để trỗi dậy những xúc cảm mãnh liệt, hãy đến với Hà Giang vào mùa đông.
II. Hành trang cần chuẩn bị
1. Trang phục
Mùa hạ và mùa thu, tiết trời mát mẻ, cùng xúng xính váy áo chụp ảnh, các bạn hãy chuẩn bị trang phục thật đẹp. Về đêm nhiệt giảm sâu nên đừng quên mang theo những chiếc áo khoác mỏng để tránh bị cảm nhé!
Mùa lạnh rơi vào tầm tháng 11 đến tháng 3. Nhiệt độ Hà Giang và các tỉnh phía Bắc lúc nào cũng thấp hơn ở Hà Nội, trời còn có thể mưa phùn. Quần áo ấm, áo giữ nhiệt, tất, gang tay và một chiếc ô gấp nhỏ xinh là những thứ không thể thiếu để chuyến đi của bạn “ấm áp” và trọn vẹn hơn.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn tự túc từ A đến Z mới nhất 2019
- Bỏ túi Kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc, đầy đủ nhất 2019
2. Giày dép
Đồng hành cùng mỗi chuyến đi là giày dép bảo vệ đôi bàn chân của chúng ta. Hà Giang có nhiều con đường vẫn còn đơn sơ, đó là đặc điểm của làng mạc Tây Bắc. Do vậy hãy chuẩn bị cho mình 1-2 đôi giày thể thao (nên là tối màu), hoặc dép quai hậu đế mềm để thuận tiện đi lại tại các điểm dừng chân và tham quan nhé!
3. Gậy tự sướng, máy ảnh, pin dự phòng
Để lưu lại những kỉ niệm thú vị ở núi rừng Tây Bắc hoặc thỏa sức “so deep” cùng rừng hoa tam giác mạch nên thơ, đừng quên đặt trong hành lý của mình máy ảnh hoặc gậy tự sướng để có những shoot hình đẹp nhé!
Chiếc điện thoại cả ngày dài cần dùng để liên lạc, chụp ảnh … tốn nhiều pin, mà bạn đâu thể trở lại khách sạn hay Homestay để sạc được. Lúc này Pin dự phòng sẽ là cứu tinh “chữa cháy” cho bạn.
4. Tiền mặt
Hãy có một khoản tiền để đi đường dùng cho xăng xe hoặc ăn uống. Đi đâu cũng vậy các bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt, dự trù số tiền cần dùng và mang dư khoảng 30-50%, còn lại hãy để trong thẻ vì thành phố Hà Giang và mỗi huyện của Hà Giang đều có cây ATM.
III. Phương tiện, đi du lịch Hà Giang bằng gì?
1. Tự túc bằng xe máy
Đi xe máy đến Hà Giang
Hà Nội cách thành phố Hà Giang quãng đường dài khoảng 300 km. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cung đường sau:
+ Hà Nội – Sơn Tây (đi đường 21 ở Cổ Nhuế) -> đi tới cầu Trung Hà -> ngã 3 thị xã Sơn Tây rẽ phải -> Cổ Tiết -> cầu Phong Châu -> thị xã sông Thao -> thị xã Phú Thọ -> Đoan Hùng rẽ đi Tuyên Quang -> tới đây bạn không đi qua thành phố mà chọn hướng đường quốc lộ 2 thẳng tới Hà Giang.
+ Hoặc đi theo cung đường thứ hai: Hà Nội – Đi cầu Thăng Long – rẽ sang Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang.
Lái xe đường dài cần trang bị bộ đồ bảo hộ và mũ bảo hiểm full-face thật an toàn. Hãy chú ý tốc độ và di chuyển cẩn thận trên những cung đường khó đi ở đây nhé!
2. Đi xe Ô tô
Đi ô tô đến Hà Giang
Di chuyển bằng Ô tô đến Hà Giang hết khoảng hơn 6 tiếng. Các bạn nên đặt vé Online, vừa thuận tiện mà nhiều xe còn được chọn chỗ ngồi. Giá vé dao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Bạn có thể tham khảo một số nhà xe sau:
-
Xe sáng:
– Nhà xe Quang Nghị – Limousine VIP 14 chỗ, xuất bến số 9 chợ Gạo, Hoàn Kiếm lúc 7h00, giờ đến 13h00 số 55 Minh Khai Hà Giang. Giá vé 300.000 đồng một lượt.
-
Xe trưa:
– Nhà xe Quang Tuyến – giường nằm 44 chỗ, xuất bến bến xe Mỹ Đình lúc 10h00, giờ đến 16h15 bến xe Hà Giang. Giá vé 200.000 đồng một lượt
-
Xe chiều:
– Nhà xe Vietculturetours – Limousine 9 chỗ VIP, xuất bến số 3 hàng Chiếu, Hoàn Kiếm lúc 15h00, giờ đến 21h00 số 1 Nguyễn Trãi Hà Giang. Giá vé 350.000 đồng một lượt.
– Nhà xe Khanh Hằng – giường nằm 4 chỗ, xuất bến bến xe Mỹ Đình lúc 17h15, giờ đến 23h15 bến xe Hà Giang
-
Xe tối:
– Nhà xe Đăng Quang – giường nằm 40 chỗ, xuất bến bến xe Gia Lâm lúc 20h30, giờ đến 2h30 bến xe Hà Giang. Giá vé 200.000 đồng một lượt
Đến Hà Giang, chọn một nơi để nghỉ ngơi, các Homestay hay Hostel ở Hà Giang hầu như đều cung cấp dịch vụ thuê xe máy phục vụ du khách, giá giao động 150.000 – 200.000 đồng một ngày.
Đi Ô tô lên Hà Giang sẽ giúp chúng ta giữ được sức khỏe tốt hơn để đến các điểm du lịch và đồng thời cũng đảm bảo an toàn hơn.
3. Với các bạn miền Nam muốn đi du lịch Hà Giang
Các bạn bay ra sân bay Nội Bài sau đó đi taxi ra ngã ba quốc lộ 2 và đường cao tốc vào sân bay (ngay ngã ba để rẽ vào sân bay) xe giường nằm đi Hà Giang sẽ đón các bạn ở đây.
Khi đến Hà Giang các bạn tìm Homestay/Hostel rồi thuê xe máy đến các điểm check-in.
IV. “Trạm nghỉ” – đến Hà Giang thì ở đâu?
Hà Giang phát triển thành điểm du lịch rất hút du khách nên các Homestay và Hostel, Hotel mọc lên như nấm. Tuy vậy trước khi đi Hà Giang các bạn nên đặt phòng trước để tránh bối rối khi tìm phòng mà hết chỗ, nhất là khi đi nhóm nhiều người.
1. Homestay và Hostel
Homestay và Hostel tại Hà Giang
Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch ngày càng tăng của Hà Giang, người dân địa phương xây lên những Homestay và Hostel để tiếp đón thực khách. Homestay và Hostel đề có phòng đôi và phòng Dorm cho những khách du lịch phương xa dừng chân. Ở phòng dorm tạo điều kiện cho những người xa lạ được tiếp xúc và làm quen với nhau, rút ngắn khoảng cách về vùng miền và để hòa chung vào một nền văn hóa duy nhất: nét văn hóa bình dị của Hà Giang.
2. Hotel
Hà Giang là điểm du lịch “bụi” vì thế nên các khách sạn không được xây lên nhiều. Tuy vậy với những ai muốn có không gian riêng tư và đầy đủ tiện nghi thì các bạn có thể tìm khách sạn ở Hà Giang trên các trang đặt phòng trực tuyến.
V. Địa điểm check-in không thể bỏ lỡ
1. Mã Pì Lèng
Mã Pì Lèng – con đèo huyền thoại của Hà Giang
Du lịch Hà Giang phát triển nhờ tiếng vang của nơi này. Là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, bạn không thể bỏ qua Mã Pì Lèng khi đến Hà Giang. Từ Mã Pì Lèng nhìn xuống có thể thấy dòng sông Nho Quế màu xanh ngọc bích đẹp hút hồn. Là con đèo dốc và cao, chinh phục được Mã Pì Lèng sẽ đem lại cảm giác khoan khoái và vui thích. Tuy vậy vì là con đèo có đường đi hiểm trở nên bạn hãy thật chú ý an toàn. Tuổi trẻ ai cũng nên một lần vượt Mã Pì Lèng để có được trải nghiệm đáng giá.
Sông Nho Quế màu ngọc Bích đẹp mê hồn
Vẻ đẹp của Mã Pì Lèng được Vlogger nổi tiếng Chan La Cà chia sẻ trong video dưới đây:
2. Cột cờ Lũng Cú
Điểm địa đầu tổ quốc – cột cờ Lũng Cú là điểm đặt bút của nét vẽ trong bản đồ Việt Nam. Nếu chưa đặt chân đến cột cờ Lũng Cú thì coi như bạn chưa đến Hà Giang. Ở đây có lá cờ tổ quốc rộng 54m2 tượng chưng cho 54 dân tộc anh em.
Cột cờ Lũng Cú Hà Giang – đỉnh đầu Tổ quốc
Chỉ cần đứng dưới bóng cờ thôi là cảm xúc man mác tự hào dân tộc đã dâng lên rồi. Đứng trên cột cờ Lũng Cú và buổi chiều nắng vàng rực, gió thổi bay mái tóc các bạn nữ, thổi bay luôn cả những âu lo muộn phiền, đó là lúc bạn như con chim tung cánh giữa bầu trời tự do.
3. Thung lũng Sủng Là
Ngôi nhà của Pao ở thung lũng Sủng Là – Hà Giang
Sủng Là được mệnh danh là thung lũng nơi đá nở hoa. Nơi đây có ngôi nhà trong bộ phim “Chuyện của Pao” đạt giải trong liên hoan phim quốc tế. Cách đây hơn 100 năm diện tích đất trồng thuốc phiện ở thung lũng Sủng Là lớn nhất huyện Đồng Văn. Giờ đây, thay bằng rừng thuốc phiện là những rừng hoa tam giác mạch bạt ngàn, đánh dấu một bước chuyển mình của văn minh nhân loại.
Xem thêm:
- Bỏ túi Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc, trọn bộ 2022
- Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu tự túc, giá rẻ 2019
4. Dinh thự vua Mèo
Dinh thự vua Mèo
Với tuổi đời gần 100 năm, dinh thự là nơi ở của vua Mèo Vương Chính Đức. Người dân Sủng Là đã thấy ở đó sừng sững công tiêu trình tốn 15 vạn đồng bạc Đông Dương (tương đương 150 tỷ đồng lúc bấy giờ). Nơi ở của vua Mèo chính là hình ảnh cho thấy “biệt thự” ở vùng cao thời xưa xây dựng như thế nào.
5. Phố cổ Đồng Văn
Nằm tại trung tâm thị trấn Đồng Văn, phố cổ Đồng Văn và chợ Đồng Văn tạo thành một địa điểm tham quan hấp dẫn. Phố cổ Đồng Văn còn giữ lại những dãy nhà cổ là nhà trình tường 2 tầng, trước hiên treo chiếc đèn lồng Trung Quốc.
Phố cổ Đồng Văn nằm tại trung tâm thị trấn Đồng Văn
Gam màu nâu vàng với thiết kế độc đáo của những dãy nhà cổ đem lại cảm giác vừa ấm áp vừa hoài niệm. Chắc hẳn nếu có nhà văn nhà thơ nào đến nơi đây vào ngày nắng vàng giữa tiết trời se lạnh, heo heo gió thổi qua kẽ tóc thì sẽ dạt dào cảm xúc và đặt bút viết nên một tác phẩm văn học để đời.
VI. Món ngon – ăn gì khi đến Hà Giang
1. Thắng cố
Thắng cố là món ăn đặc trưng của người H’mông
Thắng cố là món ăn truyền thống của ngường H’mông, được nấu từ thịt và nội tạng ngựa (hoặc bò, dê, lợn). Đến Hà Giang nhất định bạn phải thử ăn một bát thắng cố nhé vì đó là một món ăn rất rất đặc trưng ở đây. Bạn có thể ra các chợ phiên Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ để thưởng thức một tô thắng cố với giá chỉ 20.000 đồng.
2. Thắng dền
Thắng dền thơm ngon
Gần giống như bánh trôi nước, thắng dền được làm từ bột gạo nếp nặn tròn nho nhỏ. Có vị thơm ngậy của nước cốt dừa lại thêm cay cay vị gừng. Thắng dền có nhân đỗ hoặc không có nhân tùy sở thích mỗi người. Mùa đông hoặc chớm đông lên Hà Giang, ngồi một quán ven đường, ăn một bát thắng dền còn nóng ấm thì thích tuyệt.
3. Bánh tam giác mạch
Bánh tam giác mạch ở Hà Giang
Vẻ đẹp dịu ngọt của rừng tam giác mạch ở Hà Giang thì ra có thể nếm được bằng loại đồ ăn được làm từ chính loài hoa xinh tươi ấy: bánh tam giác mạch. Để làm bánh tam giác mạch người ta đập từng bó hoa tam giác mạch vào khúc gỗ, lấy hạt tam giác mạch phơi khô, đem xay nhuyễn, nặn bánh với nhân đậu xanh rồi hấp lên. Vào mùa hoa tam giác mạch tàn, bạn có thể thấy và mua bánh tam giác mạch ở hầu hết các phiên chợ. Một chiếc bánh tam giác mạch to bằng 2 bàn tay chỉ có giá 10.000 đồng.
4. Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn trứng ở Hà Giang
Mỗi lượt tráng bánh người ta cho thêm trứng vào, bánh cuốn trứng kết hợp với nước lèo thơm nóng tạo thành một món ăn ngon – bổ – rẻ. Ngay gần chợ Đồng Văn có quán bà Bích làm bánh cuốn trứng rất nổi tiếng. Buổi sáng còn mơ màng hơi sương mà được ngồi ăn một đĩa bánh cuốn trứng nóng và thơm nức là khởi đầu tuyệt hảo cho ngày mới.
VII. Đặc sản Hà Giang
1. Rượu ngô
Rượu ngô ở Hà Giang là đặc sản bạn có thể mua về cho người thân. Điều làm nên khác biệt giữa rượu ngô Hà Giang và những nơi khác là men lá dùng làm rươu. Uống rượu ngô trở thành văn hóa của người Hà Giang do thời tiết mát vào mùa hè, lạnh vào mùa đông, ban đêm luôn phải đắp chăn nên uống vài ly rượu ngô sẽ giúp làm cơ thể ấm lên.
Rượu ngô có màu trắng chứ không phải màu vàng của ngô như nhiều người nghĩ. Để mua rượu chuẩn bạn hãy hỏi những người dân trong bản để biết được nơi nấu rượu uy tín.
2. Cơm lam Bắc Mê
Cơm lam Bắc Mê nức tiếng
Cơm lam được chế biến bằng cách cho gạo vào ống tre hoặc nứa, bọc bên ngoài 1 lớp lá dong hoặc lá chuối để đem nướng. Cơm lam Bắc Mê thơm, dẻo lại để được cả ngày dài mà không bị thiu nên được người dân tộc đem ra nương rẫy để ăn trưa. Trên đường về qua Bắc Mê bạn nhớ dừng chân thưởng thức món đặc sản này. Và đừng quên mua món ngon này về làm quà cho bạn bè và người thân sau một chuyến du lịch Hà Giang đầy trải nghiệm đáng nhớ nhé.