Quản trị khách sạn là gì? Giải đáp chi tiết từ A – Z

quản trị khách sạn là gì

Quản trị khách sạn là gì? Công việc, ngành học “hot” tiềm năng nhờ đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng đội ngũ

Quản trị khách sạn là công việc và ngành học được rất nhiều người theo đuổi. Môi trường năng động, tiềm năng thị trường lớn và cơ hội phát triển rộng mở là những lý do khiến nó ngày càng thu hút. Vậy quản trị khách sạn là gì? Công việc ra sao? Ngành học như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Ngành Quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn là gì? Nó được định nghĩa là tổ chức, quản lý tất cả hoạt động của khách sạn một cách khoa học và hiệu quả. Người quản lý khách sạn sẽ có bộ quy tắc quản trị thống nhất và triển khai riêng tương ứng với từng bộ phận.

2. Phân biệt Hospitality Management và Hotel Management

2.1 Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ

Hospitality management trang bị cho sinh viên các kỹ năng và kiến ​​thức liên quan đến quản trị khách sạn. Một số ngành được đề cập đến như sau: Khách sạn và khu nghỉ mát, Công nghiệp thư giãn, Đồ ăn và đồ uống, Du lịch, Quản lý sự kiện.
Hotel management liên quan đến việc học các kỹ thuật quản lý áp dụng cho quản trị khách sạn, tiếp thị, dọn phòng, bảo trì, phục vụ ăn uống,… Quản lý khách sạn tập trung vào ngành khách sạn và hoạt động của nó. Đây là điểm khác biệt của nó với Hospitality management.

2.2 Phạm vi công việc

Phạm vi công việc của Hospitality management khá mở rộng và liên quan đến nhiều ngành khác nhau như thực phẩm và đồ uống, du lịch, quản lý sự kiện,… Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị, bạn có thể đảm nhận những công việc trong các lĩnh vực khác nhau như quản lý sự kiện, quản lý khu nghỉ dưỡng,… Đồng thời, chịu trách nhiệm quản lý các thành viên trong nhóm hay cấp dưới.
Đối với hotel management, phạm vi làm việc chỉ xoay quanh ngành khách sạn và hoạt động của nó. Do đó, các công việc đảm nhận chỉ có trong lĩnh vực khách sạn như quản lý khách sạn, dọn phòng,… Với vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm việc quản lý các hoạt động trong quyền hạn của mình.

đào tạo kỹ năng bộ phận buồng phòng

3. Công việc của ngành Quản trị khách sạn

3.1 Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh

Phối hợp với các bộ phận liên quan để đặt ra mục tiêu, định hướng và xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Đồng thời, triển khai thực hiện với hiệu quả cao nhất. Từ đó, mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận lớn.

3.2 Quản lý, điều phối các hoạt động trong khách sạn

Duy trì, đảm bảo hoạt động và kiểm tra thường xuyên tiến trình hoạt động của các bộ phận. Đồng thời, kiểm soát chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đi kèm. Giám sát thái độ, chất lượng phục vụ và năng suất lao động của nhân viên. Kiểm tra công tác bảo trì – bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản của khách sạn. Từ đó, có những điều chỉnh phù hợp.

3.3 Xây dựng quy trình hoạt động tiêu chuẩn cho khách sạn

Phối hợp với các bộ phận liên quan trong khách sạn để xây dựng mô tả công việc, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ cho từng bộ phận, từng vị trí. Nhờ vậy, đảm bảo tiến trình hoạt động đồng nhất và dễ dàng điều chỉnh cho các bộ phận phù hợp với định hướng mới.

đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên

3.4 Các công việc khác

  • Đại điện cho khách sạn phát ngôn với cơ quan báo chí, truyền thông.
  • Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nhà cung cấp, chính quyền địa phương,…
  • Phê duyệt, đánh giá kế hoạch, công việc của các bộ phận thuộc phạm vi quản lý. Trực tiếp tham gia vào các kế hoạch marketing, tiếp thị, truyền thông quảng bá hình ảnh khách sạn.
  • Chủ động đề xuất với cấp trên giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và doanh thu.
  • Đề ra kế hoạch kinh doanh, quy tắc quản lý nhân sự.
  • Tổ chức và tham gia các buổi đào tạo, huấn luyện cho cấp dưới.
  • Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ trong khách sạn.
  • Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó.

đề xuất ý tưởng kinh doanh khách sạn

Xem thêm:

4. Tất tần tật về ngành học Quản trị khách sạn

Cùng ezCloud khám phá ngay mọi “bí mật” về ngành học Quản trị khách sạn hot rần rần.

4.1 Yêu cầu khi làm việc ngành Quản trị khách sạn là gì?

  • Có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa – xã hội

Tiếp xúc với đa dạng du khách từ mọi miền đất nước và nước ngoài, nhân viên quản trị khách sạn cần am hiểu và có kiến thức sâu sắc về nhiều khía cạnh. Chẳng hạn như văn hóa, ẩm thực, phong tục, truyền thống, tâm lý và con người,… Khi đó, bạn mới có thể tương tác, phục vụ khách hàng tốt cũng như hạn chế tối đa sai sót liên quan đến văn hóa và chính trị. Đồng thời, gia tăng hiệu quả tương tác và mang lại mức độ hài lòng cao nhất cho khách hàng.

  • Tự tin, nhiệt tình, nhạy bén và giao tiếp tốt

Xây dựng, duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ là yếu tố tiên quyết cần có của một người quản trị khách sạn. Giao tiếp là hoạt động xuyên suốt quá trình phối hợp làm việc giữa các phòng bạn. Do đó, bạn cần nắm bắt tâm lý đối phương, thân thiện, linh hoạt để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề phát sinh. Đừng quên lắng nghe đẻ đáp ứng tốt nhất mọi vấn đề của khách hàng và nhân viên.

  • Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và chỉnh chu

Thấu hiểu khách hàng và nhân viên giúp bạn chiếm trọn cảm tình của mọi người. Là một người quản lý và định hướng các hoạt động liên quan đến kinh doanh khách sạn, tất cả các nghiên cứu, định hướng, xây dựng kế hoạch cần chính xác, đúng đắn và phù hợp. Tinh ý và thấu hiểu khách hàng để có sự bày trí, sắp xếp và phục vụ tốt nhất; Hỗ trợ, động viên và giúp nhân viên tự tin làm việc và đạt hiệu quả cao;Tác phong chuyên nghiệp, đầu tóc chỉn chu và gọn gàng nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

  • Tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc

Là một nhà quản trị, bạn cần tổ chức, điều phối và theo dõi kỹ càng các hoạt động. Đồng thời, triển khai đến từng bộ phận và nhân viên có liên quan. Do đó, bạn cần có kiến thức và kỹ năng tốt về quản lý, sắp xếp công việc để đảm bảo tiến trình làm việc đúng tiến độ và hoàn thành mục tiêu.

quản lý bộ phận lễ tân

  • Chịu được áp lực công việc

Ngành dịch vụ nói chung và ngành quản trị khách sạn nói riêng luôn có những áp lực về doanh thu. Đặc biệt là phải đảm nhận khối lượng công việc cùng số lượng khách hàng lớn. Bởi vậy, nhà quản trị phải chịu được áp lực công việc cao. Khi đó, họ có thể sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết hiệu quả mọi vấn đề.

  • Khả năng ngoại ngữ tốt

Ngoài khả năng am hiểu văn hóa địa phương, kiến thức chuyên môn vững chắc. Nhà quản lý cần trang bị khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh. Điều này rất quan trọng để giúp bạn tiếp nhận thông tin và giao tiếp hiệu quả với mọi khách hàng.

  • Kỹ năng quản lý, tổ chức sự kiện

Một nhà quản trị cần nắm được bao quát và tạo môi trường gắn kết với khách hàng và các nhân viên. Do đó, với kỹ năng quản lý, tổ chức sự kiện tốt, bạn có thể thực hiện nhiều chương trình mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, có những nhận định, đánh giá để hoàn thiện các sự kiện.

  • Kỹ năng ứng biến linh hoạt, xử lý sự cố và rủi ro

Trong ngành dịch vụ, rủi ro và các sự cố phát sinh là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt cần giải quyết nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Do đó, nhà quản trị khách sạn cần ứng biến linh hoạt, nhận biết và nhanh chóng xử lý.

tác phong nhân viên ngành quản trị kinh doanh

4.2 Tiềm năng ngành học Quản trị khách sạn

Theo thống kê năm 2022, ngành quản trị khách sạn được đánh giá là một trong những ngành đòi hỏi nguồn nhân lực cao. Đồng thời, có khả năng xin việc dễ nhất. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành du lịch tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh. Đồng thời, được chú trọng phát triển thành ngành mũi nhọn.

Thống kê trung bình mỗi năm ngành du lịch nước ta cần đến 40 nghìn lao động. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu tuyển dụng nhân lực nhà hàng khách sạn trong giai đoạn từ đây đến năm 2025 sẽ đạt mức 21,600 người/năm. Dù nguồn nhân lực lớn nhưng cấp quản lý trong khách sạn đang thiếu hụt trầm trọng. Rất nhiều khách sạn, nhà hàng hiện nay phải thuê quản lý nước ngoài do nhân sự trong nước không đáp ứng được nhu cầu.

đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên

4.3 Học Quản trị khách sạn ra trường làm gì?

Một số công việc có thể đảm nhận như sau:

  • Nhân viên tại các khách sạn, resort, khu du lịch, nghỉ dưỡng.
  • Làm việc tại các doanh nghiệp, công ty du lịch, lữ hành trên cả nước.
  • Các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông về du lịch.
  • Bộ phận du lịch các Sở, ban, ngành.

thực hành kỹ năng phục vụ ăn uống

4.4 Các trường đào tạo ngành Quản trị khách sạn

Du lịch phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực có năng lực ngày càng cao. Với tiềm năng thị trường lớn như vậy, ngành Quản trị Khách sạn đã được mở rộng ở nhiều trường. Trải dài tại các trường từ Bắc vào Nam thuận tiện cho sinh viên đăng ký theo học. Ngoài các trường trong nước, một số bạn trẻ lựa chọn hình thức du học nước ngoài. Các trường dẫn đầu về chất lượng đào tạo tiêu biểu trong nước phải kể đến:

  • Miền Bắc: ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội,…
  • Miền Trung: Đại học Du lịch – ĐH Huế, ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng…
  • Miền Nam: ĐH Tài chính – Marketing, ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, ĐH Văn Lang…

4.5 ​Hình thức tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn

Tùy từng trường mà đưa ra hình thức và yêu cầu tuyển sinh khác nhau. Nhưng nhìn chung, có một số hình thức xét tuyển sau:

  • Dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
  • Xét tuyển học bạ, dựa theo kết quả học tập THPT (lớp 12 / 5 học kỳ THPT, trừ HK2 lớp 12).

Ngoài ra, một số trường còn:

  • Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (đạt giải HSG quốc gia, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế…).
  • Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường.
  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL).

Xem thêm:

4.6 Tổ hợp tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn

Một số tổ hợp môn tương ứng với từng hình thức xét tuyển thường thấy là:

  • A00 (Toán – Lý – Hóa)
  • A01 (Toán – Lý – Anh)
  • C00 (Văn – Sử – Địa)
  • D01 (Toán – Văn – Anh)
  • D07, D10, D78, D90, D96…

4.7 Điểm chuẩn ngành Quản trị khách sạn

Tùy vào nhu cầu về số lượng học sinh ứng tuyển, số lượng học sinh đầu vào, chất lượng đào tạo mà mức điểm chuẩn khác nhau. Theo thống kê, mức điểm chuẩn ngành Quản trị khách sạn năm 2022 tại các trường trọng điểm tương đối cao, đều trên 20 điểm và nhỉnh hơn so với năm 2021. Một số trường khác sẽ có mức điểm chuẩn thấp hơn, bằng hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với mức điểm sàn công bố của Bộ GD&ĐT, khoảng 13-18 điểm.

4.8 Lưu ý khi chọn trường học ngành Quản trị khách sạn là gì?

  • Căn cứ vào sở thích và năng lực bản thân.
  • Dựa theo nhu cầu thị trường.
  • Tìm hiểu kỹ về ngành học và cơ hội việc làm sau ra trường.
  • Tham khảo kỹ lưỡng các thông tin về mức điểm qua các năm, chương trình học, đào tạo của trường, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học phí,…
  • Lưu ý hình thức tuyển sinh, tổ hợp môn thi/ xét tuyển, thời gian nhận hồ sơ… để đăng ký nguyện vọng và nộp hồ sơ phù hợp.
  • Tìm hiểu thông tin liên hệ của trường nếu có thắc mắc muốn được giải đáp.

sinh viên ngành quản trị kinh doanh

Trên đây là toàn bộ thông tin về quản trị khách sạn là gì và ngành học liên quan. Với tiềm năng thị trường, ngày càng có nhiều người theo đuổi ngành nghề này. Vừa được tạo điều kiện đào tạo qua trường lớp. Vừa có thể trải nghiệm với nhiều vị trí và đơn vị khác nhau. Du lịch là ngành mũi nhọn mà Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển. Đây là cơ hội thuận lợi để đội ngũ nhân lực có được nền tảng và khả năng thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, nhân lực cần thường xuyên tự trau dồi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về quản lý khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.

4.7/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)