Khái niệm về General Manager – Chức vụ cấp cao có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các khách sạn, nhà hàng.
General Manager là mục tiêu của rất nhiều nhân sự đang hoạt động trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Vậy công việc này có gì đặc biệt mà lại khiến nhiều người khao khát. Ngay sau đây, hãy cùng ezCloud đi tìm hiểu sâu hơn về vị trí này.
1. General Manager là gì?
Nội dung
Cụm từ General Manager được sử dụng để chỉ Tổng Quản lý – Người có khả năng lên kế hoạch, ra quyết định, phân công công việc cho những phòng ban, bộ phận khác. General Manager sẽ quản lý toàn bộ mặt tài chính (lợi nhuận, tổn thất, doanh thu). Cũng như giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Một số CEO, đơn vị hay Phó Chủ tịch có thể kiêm luôn công việc của General Manager. Tùy theo quy mô, hệ thống nhân sự của nhà hàng, khách sạn đó.
2. Mô tả công việc General Manager trong khách sạn
Từng nhà hàng, khách sạn sẽ có cách phân công công việc riêng cho vị trí General Manager. Nhưng hầu hết, một người Tổng Quản lý sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ mà ezCloud kể sau:
- Phối hợp cùng các bộ phận liên quan để lập kế hoạch kinh doanh định kỳ cho nhà hàng, khách sạn.
- Có trách nhiệm với chiến lược marketing, kinh doanh, quản lý ngân sách, doanh thu, lợi nhuận của khách sạn.
- Quản lý, giám sát hoạt động của các bộ phận, phòng ban. Nhằm đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận.
- Khảo sát, phân tích thị trường. Tìm hiểu về xu hướng phát triển qua từng thời kỳ. Từ đó, đưa ra những hướng giải quyết, chính sách phù hợp với từng hạng mục.
- Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ cùng các bộ phận liên quan. Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng bằng cách cải thiện dịch vụ, sản phẩm mà nhà hàng, khách sạn cung cấp.
- Đại diện đón tiếp khách VVIP, VIP.
- Giải quyết các phàn nàn, khiếu nại, vấn đề phát sinh khác.
- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.
- Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng. Đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên.
- Lên kế hoạch, theo dõi và duyệt sửa chữa, mua sắm trang thiết bị.
- Tổ chức các cuộc họp định kỳ và các cuộc họp đột xuất.
- Đại diện báo cáo công việc, báo cáo tài chính với cấp trên.
Xem thêm:
- Quản trị khách sạn là gì? Giải đáp chi tiết từ A – Z
- Duty manager là gì? Các công việc của họ trong khách sạn?
3. Mức lương General Manager trong khách sạn
Tại Việt Nam hiện nay, mức lương của General Manager rơi vào khoảng 15 – 80 triệu đồng/ tháng. Trong đó, General Manager tại các khách sạn 2 sao có thể nhận được từ 15 – 20 triệu đồng. Tại khách sạn 3 sao là 20 – 40 triệu, 40 – 80 triệu là mức lương tại khách sạn 4 sao. Còn riêng với khách sạn 5 sao, vị trí này sẽ do người nước ngoài đảm nhiệm. Tuy nhiên, với những khu nghỉ dưỡng, khách sạn có General Manager là người Việt. Mức lương của họ là trên 70 triệu đồng/ tháng.
4. Tố chất cần có của General Manager
4.1. Có tầm nhìn xa trông rộng
Nhiệm vụ cao cả nhất của người Tổng Quản lý là lãnh đạo, dẫn dắt khách sạn, nhà hàng phát triển. Do đó, General Manager cần phải có tầm nhìn xa trông rộng. Cùng với khả năng phán đoán chính xác để hướng khách sạn tới con đường đúng đắn. Tố chất này sẽ giúp bạn nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng của đội ngũ nhân viên khách sạn.
4.2. Khả năng lãnh đạo tốt
Để phân chia công việc và chỉ đạo nhân viên, khả năng lãnh đạo là tố chất bắt buộc phải có ở người Tổng Quản lý. Bên cạnh đó, khả năng này giúp General Manager đánh giá đúng thái độ và năng lực của từng nhân viên. Thông qua đó điều chỉnh phương án nhân sự phù hợp.
4.3. Có khả năng tư duy và sáng tạo
Người có khả năng tư duy và sáng tạo linh hoạt sẽ thúc đẩy hình thành các ý tưởng xây dựng. Và chiến lược kinh doanh độc đáo. Sáng tạo cũng chính là yếu tố tạo ra sự hứng thú, say mê trong công việc. Và gắn kết tinh thần đoàn kết vững mạnh trong nội bộ doanh nghiệp.
4.4. Có khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả
Khi gặp bất cứ tình huống phát sinh nào trong quá trình làm việc, General Manager cần bình tĩnh tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động chung cả khách sạn, nhà hàng.
4.5. Kỹ năng giao tiếp tốt
Thông qua kỹ năng giao tiếp, mọi người có thể đánh giá phần nào năng lực lãnh đạo của General Manager. Vì đặc thù công việc khiến những người Tổng Quản lý phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng. Cũng như thuyết phục cấp trên, đối tác đồng ý với các dự án, chiến lược mới.
4.6. Ham học hỏi và trau dồi kiến thức
Cách tốt nhất để General Manager hoàn thiện bản thân. Và vững bước trên chặng đường phía trước là không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức. Vốn kiến thức chuyên sâu và chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển thương hiệu vững mạnh hơn.
Xem thêm:
- Quản lý nhà hàng là gì? Các công việc một nhà quản lý phải làm
- Quản trị MICE là gì? Lợi ích MICE trong quản trị ra sao?
5. Khác biệt giữa General Manager và General Director
5.1. Định nghĩa
General Director (hay còn gọi là CEO) là giám đốc điều hành cấp cao trong tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận. Hay trong chính doanh nghiệp. Họ chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền được giao.
5.2. Cấp độ quản lý
- General Director: Trách nhiệm chính là đảm bảo nhân sự làm việc hiệu quả. Nhân sự ở đây bao gồm: General Manager và nhân sự cấp cao.
- General Manager: Quản lý, giám sát nhân sự và các hoạt động thường ngày của khách sạn. Bao gồm cả kinh doanh, quản lý nhân sự, hợp tác. Nhiệm vụ chính là tăng cường hiệu quả quản lý. Bằng cách tuyển dụng, định hướng, rèn luyện và tư vấn cho quản lý cấp dưới.
Hai cấp độ này cần phối hợp với nhau trong việc đề xuất và thực hiện chiến lược mới.
5.3. Tầm nhìn
- General Director: Định hướng đường đi cho doanh nghiệp. Việc này yêu cầu họ có tầm nhìn chiến lược cao hơn. Mỗi khi có phát sinh, họ cũng là người chịu trách nhiệm chính.
- General Manager: Thực hiện công việc hướng tới mục tiêu và tầm nhìn do General Director đề ra.
5.4. Lập kế hoạch
- General Director: Chỉ dẫn và định hướng cho General Manager thực hiện các hoạt động trong tương lai. Trực tiếp quyết định quá trình phát triển của doanh nghiệp.
- General Manager: Theo dõi, giám sát nhân viên thực hiện nhiệm vụ. Đảm bảo mọi hoạt động đang diễn ra theo đúng quy trình.
5.5. Quy trình làm việc
- General Director: Giám sát hiệu quả, hiệu suất công việc. Phát hiện ra điểm thiếu sót và đưa ra hướng giải quyết. Là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- General Manager: Làm việc theo hướng dẫn của General Director. Đảm bảo chất lượng chung của dịch vụ, sản phẩm khi đến tay khách hàng. Là đầu mối liên kết với khách hàng mục tiêu.
6. Tạm kết
Nhìn chung, để trở thành một General Manager giỏi, bạn không những cần kiến thức chuyên môn. Mà còn phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Như kỹ năng giao tiếp, quản lý, lập kế hoạch, giao quyền,… Hy vọng rằng những chia sẻ trên phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí Tổng Quản lý. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Quản lý khách sạn