Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về khái niệm rev là gì cũng như những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán phòng của khách sạn.

Doanh thu luôn được coi là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công của một cơ sở kinh doanh. Đặc biệt là trong ngành khách sạn, doanh thu bán phòng là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đồng thời từ đó chủ doanh nghiệp cũng có thể hoạt định được chiến lược phát triển của cơ sở lưu trú. Vậy rev là gì? Các yếu tố quyết định nào ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán phòng khách sạn? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm rev là gì?

Rev thực chất là ký tự viết tắt từ “Revenue” khi dịch sang tiếng Việt là doanh thu. Trong lĩnh vực khách sạn, rev được hiểu là tổng doanh thu xuất phát từ việc bán phòng trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là nguồn thu nhập chính, chiếm phần lớn của môt cơ sở lưu trú. Việc tăng trưởng doanh thu bán phòng là nhiệm vụ hàng đầu của chủ khách sạn bằng cách thực hiện nhiều chiến lược định giá, tiếp thị, quảng cáo khách sạn.

Để có thể hiểu rõ hơn, các bạn cần phân biệt Rev với một số chỉ số có liên quan. Điển hình như RevPAR (doanh thu trên mỗi phòng sẵn có), ADR (giá phòng trung bình), AOR (tỷ lệ lấp đầy trung bình)…

  • Rev: Tổng doanh thu bán phòng. Khoảng thu nhập này không bao gồm các nguồn thu khác đến từ các dịch vụ, tiện ích riêng lẻ.
  • RevPAR: Doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (bao gồm cả phòng có hoặc không có khách).
  • ADR: Giá trung bình một phòng khách sạn được bán trong một ngày nhất định.
  • AOR: Tỷ lệ lấp đầy trung bình, được tính bằng cách lấy số phòng có người ở chia cho tổng số phòng của khách sạn tại một thời gian nhất định.

Sự phân biệt này giúp chủ khách sạn có thể hiểu rõ về từng khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp cho khách sạn.

doanh thu khách sạn

2. Vai trò của doanh thu bán phòng trong ngành khách sạn

Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Rev là chỉ số phản ảnh chính xác nhất năng suất khai thác phòng của khách sạn. Doanh thu cao đồng nghĩa với việc khách sạn đang vận hành hiệu quả. Giá phòng được định giá phù hợp. Lượng bán phòng ổn định.

Hỗ trợ xây dựng chiến lượng định giá: Rev là yếu tố quan trọng giúp khách sạn điều chỉnh giá phòng theo mùa, tình hình thị trường, nhu cầu khách hàng. Điều này giúp tối ưu hóa lợi nhuận mà không làm giảm sức hấp dẫn của dịch vụ.

Tác động trực tiếp đến các chỉ số khác: Doanh thu bán phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số như lợi nhuận gộp (Gross Profit) và lợi nhuận ròng (Net Profit). Từ đó quyết định hiệu quả tổng thể của khách sạn.

3. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán phòng

3.1. Occupancy rate – Tỷ lệ lấp đầy

Occupancy rate là tỷ lệ được sử dụng để đo lường mức độ lấp đầy phòng nghỉ tại khách sạn trong một thời điểm nhấn định. Dựa vào occupancy rate, chủ khách sạn có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của cơ sở lưu trú. Nếu tỷ lệ cao thì điều đó chứng minh khách sạn đang bán phòng tốt. Chiến lược kinh doanh đang được thực hiện hiệu quả và ngược lại. Việc cải thiện tỷ lệ lấp đầy sẽ đòi hỏi sự cải thiện trong chất lượng dịch vụ và chiến lược tiếp thị.

3.2. Pricing strategy – Chiến lược định giá

Giá phòng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán phòng khách sạn. Một chiến lược định giá thông minh không chỉ đảm bảo lợi nhuận. Mà còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn. Cũng như thu hút số lượng lớn khách hàng ghé thăm. Để đạt được hiệu quả tối đa, khách sạn cần áp dụng chiến lược định giá động. Giá phòng sẽ thay đổi linh hoạt dựa trên thị trường, mùa vụ, nhu cầu khách hàng…

chiến lược định giá

3.3. Distribution Channels – Kênh phân phối

Doanh thu bán phòng sẽ bị ảnh hưởng từ việc sử dụng thông minh các kênh phân phối bán phòng. Điển hình như OTA (Online Travel Agency), website khách sạn, đặt phòng trực tuyến. Việc lựa chọn kênh phân phối thích hợp sẽ giúp tiếp cận tệp khách hàng tiền năng hiệu quả.

3.4. Áp dụng chính sách khuyến mãi và dịch vụ bổ sung

Các chương trình khuyến mãi hay cung cấp các dịch vụ bổ sung như bữa sáng miễn phí, nâng hạng phòng có thể nâng cao tỷ lệ khách hàng đặt phòng. Từ đó doanh thu bán phòng của khách sạn cũng sẽ được nâng cao.

4. Hướng dẫn cách cải thiện rev cho khách sạn

4.1. Tăng cường công suất bán phòng

Để tăng cường công suất bán phòng, đẩy mạnh các chiến lược marketing là yếu tố cốt lõi. Khách sạn có thể quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội, Google ads, email marketing… Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ vẫn là điều chinh phục sự hài lòng của khách hàng. Từ đó thúc đẩy việc hình thành tệp khách hàng trung thành.

4.2. Tối ưu hoá giá phòng

Các bạn có thể sử dụng chiến lược dynamic pricing (định giá động). Mục đích để điều chỉnh giá phòng theo thời gian thực. Chiến lược định giá này cần phải dựa trên nhu cầu thị trường, công suất phòng hiện tại…

định giá động phòng khách sạn

4.3. Đẩy mạnh bán phòng trực tuyến

Để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, việc đẩy mạnh bán phòng trực tuyến đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khách sạn có thể tích hợp hệ thống đặt phòng trực tuyến booking engine trên website. Điều này giúp tối ưu quá trình đặt phòng cho khách hàng. Đồng thời, các bạn có thể hợp tác với các nền tảng OTA nhằm tăng cường độ nhận diện thương hiệu. Việc kết hợp cả hai kênh trực tuyến này sẽ tạo ra lợi thế lớn cho khách sạn. Đồng thời tối ưu doạn thu và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về rev là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Kiến thức chung của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

Đánh giá bài viết!
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)