ROI là gì? Chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả kinh doanh nhằm định hướng, điều chỉnh và đảm bảo phát triển bền vững
Trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là với khách sạn, có rất nhiều thuật ngữ cần nắm vững để vận hành hoạt động tốt nhất. Nó sẽ là kim chỉ nam xuyên suốt và định hướng các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, quyết định đến khả năng mang về doanh thu, lợi nhuận và phát triển. Chính vì vậy, bạn cần biết rõ ROI là gì?. Để qua đó, có thể sử dụng chúng như những chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
1. Tổng quan về ROI
Nội dung
Có rất nhiều chỉ số khác nhau được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư đối với các chiến dịch hay dự án kinh doanh. Và ROI là chỉ số phiến và dễ dàng tính toán nhất.
1.1 Chỉ số ROI là gì?
ROI (Return on Investment) là gì? Đây là lợi tức đầu tư hay tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. Nó được sử dụng phổ biến nhằm đo lượng tỷ suất hoàn vốn và tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư. ROI hỗ trợ đo lường các hoạt động quảng cáo, chiến dịch tiếp thị vào tổng thể doanh thu. Nhờ đó, ban lãnh đạo có thể đánh giá các chiến dịch đã thực hiện và dự trù ngân sách cho các dự án tương lai. Trong đầu tư, ROI còn được dùng để chỉ “chi phí cơ hội” và hiệu quả vốn đầu tư. Nghĩa là phần lợi nhuận nhận được cho số vốn đầu tư bỏ vào công ty hay dự án.
Từ đó, có những điều chỉnh hoặc quyết định phù hợp trong tương lai. Đồng thời, so sánh các cơ hội kinh doanh và lựa chọn được chiến lược đúng đắn nhất. ROI rất quan trọng trong Marketing. ROI Marketing chính là thước đo lợi nhuận và hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị. Bằng cách đó, bạn có thể đo lường mức độ đóng góp vào tăng trưởng doanh thu tổng thể. Thông thường, ROI sẽ được dùng làm cơ sở phân bổ ngân sách chi tiêu cho các ý tưởng tiếp thị và chiến dịch hiện tại, tương lai.
1.2 Tầm quan trọng của ROI là gì?
Nhìn chung, đánh giá chỉ số ROI chính xác đem lại một số lợi ích sau cho doanh nghiệp:
- Tỷ lệ ROI càng cao thì khả năng sinh lời càng cao nhằm đánh giá các chiến dịch cùng ngành. ROI âm nghĩa là lợi nhuận thấp, nên đầu tư để tiết kiệm chi phí. Với ROI dương, doanh nghiệp nên đẩy mạnh để tăng doanh thu bán hàng.
- Cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu quả đầu tư dựa trên tỷ lệ chuyển đổi, số lượng hàng và doanh thu bán hàng. Xem xét các khoản đạt hiệu suất lợi nhuận. Bạn nên chọn các dự án có chỉ số ROI dương ròng. Tránh ROI âm, bị thua lỗ hoặc không tăng trưởng.
- Dễ thực hiện các phép so sánh để xác định được chiến dịch nào nên đầu tư, đẩy mạnh để đem lại kết quả lợi nhuận tốt nhất. So sánh chỉ số ROI với các khoản đầu tư khác nhau giúp tối ưu chi phí và triển khai chiến lược bán hàng phù hợp. Bởi đối với các dự án đầu tư cần thu hút thì chỉ số sẽ cao dẫn đến rủi ro cũng cao hơn.
- ROI còn hỗ trợ đánh giá khả năng trả lãi của doanh nghiệp. Từ đó, đo lường tác động đòn bẩy tài chính. Khi đánh giá chỉ số ROI, bạn cần cân nhắc thời gian mua bán đối với một khoản đầu tư. Thời gian chênh lệch thì ROI không ý nghĩa.
- Công thức tính toán đơn giản giúp nhà quản lý nhanh chóng đưa ra mục tiêu, định hướng bán hàng phù hợp và hiệu quả.
1.3 Những khó khăn gặp phải khi xác định ROI
Trong quá trình tính toán chỉ số ROI, bạn có thể gặp phải một số khó khăn nhất định. Chẳng hạn như các khoản đầu tư bị chồng chéo, khó xác định được khoản đầu tư mang về lợi nhuận nhiều nhất. Tuy nhiên, đừng quá chú tâm đến chỉ số ROI. Bạn chỉ cần đảm bảo đo lường chính xác kết quả mỗi khi bạn thực hiện một khoản đầu tư mới. Khi đó, ROI vẫn rất quan trọng và cần thiết.
2. Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROI
Ưu và nhược điểm của ROI là gì? Cùng ezCLoud khám phá ngay.
2.1 Ưu điểm
- Dễ dàng so sánh dữ liệu giữa các dự án.
- Hiệu quả đánh giá các dự án đầu tư ngắn hạn.
- Cho thấy tầm quan trọng của các hình thức marketing như Google Ads, SEO, Facebook Ads,…
- Mang đến cái nhìn tổng quan thông qua tỷ suất hòa vốn để đưa ra quyết định đầu tư hay không.
- ROI đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường.
- Dựa vào chỉ số ROI cùng các chỉ số tài chính khác để lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
- Giúp nhà đầu tư dễ dàng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính. Từ đó, đo lường được các dự án hoạt động trong ngành để chọn ra cổ phiếu phù hợp nhất.
2.2 Nhược điểm
- ROI chỉ phát huy tốt khi đánh giá các dự án ngắn hạn.
- ROI chỉ mang tính chất tương đối.
- Khó xác định nguyên nhân chỉ số ROI biến động cao/ thấp.
- Cần nhiều công cụ hỗ trợ để đo lường chính xác.
- ROI không phải chỉ số duy nhất quyết định có nên đầu tư hay không. Cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chỉ số khác.
- Cách tính khác nhau, kết quả khác nhau do không cùng hệ quy chiếu.
Xem thêm:
- Cách để tối ưu hóa lợi nhuận cho khách sạn của bạn
- 10 cách giúp khách sạn tiết kiệm chi phí và tối đa hoá doanh thu
3. Công thức tính ROI là gì?
3.1 Công thức 1
-
Về công thức tính tỷ suất hoàn vốn ROI
ROI (%) = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư
Doanh thu dự kiến = Giá thuê phòng 1 đêm x Số lượng phòng x A x 12 tháng
Khi ROI > 0, tỷ lệ hoàn vốn dương, lợi nhuận thu về vượt tổng chi phí. Tức là đầu tư có lãi. Nếu ROI < 0 nghĩa là kinh doanh thua lỗ và cần có sự điều chỉnh.
Ví dụ: Một người đã đầu tư 90 triệu vào một dự án kinh doanh và chi thêm 10 triệu để nghiên cứu liên doanh. Tổng chi phí đầu tư là 100 triệu. Nếu việc liên doanh đó tạo ra doanh thu 300 triệu nhưng phải chi ra 100 triệu cho nhân sự và chi phí quản lý. Lợi nhuận ròng thu về chỉ còn 200 triệu. Khi đó, giá trị cụ thể của ROI là 200%.
-
Về doanh thu dự kiến
Nên chọn tỷ lệ kín phòng ở mức trung bình 66% vì hoạt động kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ cao điểm hay thấp điểm. Vào mùa cao điểm, tỷ lệ kín phòng có thể đạt mức 100%. Còn mùa thấp điểm du lịch, chỉ số hạ xuống 30%.
Vậy Doanh thu dự kiến = Giá thuê phòng 1 đêm x số lượng phòng x 20 ngày/tháng x 12 tháng (20 ngày là 66% của 1 tháng có 30 ngày).
Đây chỉ là doanh thu dự kiến vì thực tế doanh thu sẽ chịu sự ảnh hưởng của 2 yếu tố. Đó là giá thuê phòng 1 đêm và tỷ lệ kín phòng.
-
Về chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư bao gồm tổng chi phí mặt bằng, quản lý – nhân sự, cơ sở vật chất – trang thiết bị, điện – nước, thực phẩm, các loại thuế,… phải chi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí này sẽ dễ tính hơn. Nó không chỉ áp dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn mà còn cho bất kỳ loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú nào. Cả kênh OTA.
-
Ví dụ
Ví dụ bạn thuê lại một căn nhà 11 phòng với giá thuê 60 triệu đồng/tháng. Nếu khai thác hết công suất thì các loại chi phí khác vào khoảng 9 triệu đồng/ tháng.
Nếu áp dụng tỷ lệ kín phòng 66% thì tổng chi phí = 60 + (9 x 66%) = gần 65,94 triệu đồng/tháng. Vậy chi phí đầu tư tương ứng với 12 tháng là 791,28 triệu đồng.
Mức giá thuê phòng trung bình trên các kênh OTA là 500.000 đồng/đêm. Doanh thu dự kiến = 500 x 11 x 20 = 110 triệu đồng/tháng. Vậy doanh thu dự kiến tương ứng với 12 tháng là 1 tỷ 320 triệu đồng
Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư = 1,320 tỷ – 791,28 triệu đồng = 528,72 triệu đồng/năm
Tỷ suất hoàn vốn: ROI (%) = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư = 528,72 / 791,28 = 66,8 %
Với ROI bằng 66,8% có nghĩa là mỗi 1 đồng đầu tư, bạn thu được 0,66 đồng lợi nhuận.
-
Phương hướng điều chỉnh ROI là gì?
Vào mùa du lịch thấp điểm, tỷ lệ kín phòng giảm xuống còn 30%. Lúc đó, doanh thu tháng sẽ chỉ còn = 500 nghìn x 11 phòng x 30 ngày x 30% = 49,5 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn sẽ vẫn phải trả số chi phí hàng tháng = 60 + 9 x 30% = 62,7 triệu đồng. Nếu không muốn bù lỗ 13,2 triệu đồng cho tháng đó (62,7 – 49,5 = 13,2), bạn cần phải:
– Điều chỉnh giá phòng giảm 40% còn 300.000 đồng/đêm. Mức giá thu hút giúp tỷ lệ kín phòng có thể được kéo lên mức 90%. Như vậy doanh thu tháng = 300 nghìn x11 phòng x 30 ngày x 90% = 89,1 triệu đồng. So với doanh thu dự kiến là 110 triệu đồng/tháng có thấp hơn nhưng lợi nhuận thu được = 89,1 – [60+(9×90%)] = 21 triệu đồng
– Điều chỉnh giá phòng giảm 20% còn 400.000 đồng/đêm. Với mức giá phòng ưu đãi này sẽ thu hút nhiều khách đặt phòng và khi đó, tỷ lệ kín phòng có thể được kéo lên mức 60%. Như vậy doanh thu tháng = 400 nghìn x11 phòng x 30 ngày x 60% = 79,2 triệu đồng. So với doanh thu dự kiến là 110 triệu đồng/tháng có thấp hơn nhưng lợi nhuận thu được = 79,2 – [60+(9×60%)] = 13,8 triệu đồng
Vì vậy, nếu không muốn bị thua lỗ, người quản lý phải tính toán để linh động điều chỉnh giảm giá phòng xuống mức hợp lý để tăng tỷ lệ kín phòng trong tháng lên, nhất là vào mùa thấp điểm vì lúc này “A” có thể hạ xuống còn 30%. Từ đó, mức bù lỗ càng ít, thậm chí có thể có doanh thu cao và có lãi.
3.2 Công thức 2
ROI = Lợi nhuận đầu tư/ Cơ sở đầu tư.
Vì vậy, khi thảo luận hoặc so sánh ROI, việc làm rõ phương trình nào đã được sử dụng để xác định tỷ lệ phần trăm quan trọng hơn cả. Mỗi công thức có thể đo lường các khoản đầu tư cụ thể. ROI được trình bày dưới dạng phần trăm thay vì tỷ lệ để có thể trở nên dễ hiểu hơn.
3.3 Cách tính ROI trong Marketing
ROI Marketing = Lợi nhuận ròng/ Chi phí đầu tư = (Tổng doanh thu – Chi phí Marketing)/ Chi phí Marketing
Các nhà tiếp thị có thể tính ROI thông qua các giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value). Qua đó, đánh giá được ROI dài hạn trong suốt vòng đời khách hàng:
CLV = (Tỷ lệ giữ chân) : (1 + Tỷ lệ chiết khấu : Tỷ lệ duy trì)
Ví dụ như chi phí ban đầu doanh nghiệp phải bỏ ra cho chiến dịch Marketing A là 50 triệu đồng. Sau khi đã kết thúc chiến dịch, đo lường doanh thu có được từ chiến dịch là 250 triệu đồng. Khi đó, ROI bằng 400%.
4. Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?
ROI giúp đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí ban đầu mà doanh nghiệp đã bỏ ra. ROI tăng trưởng càng lớn thì khả năng thu hồi vốn càng nhanh. Chỉ số ROI lý tưởng nhất cho các doanh nghiệp rơi vào khoảng 5:1. Chỉ số ROI cao hay thấp hơn 5:1 sẽ phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất hàng hóa thuần của doanh nghiệp. Không có mức cố định nào để đánh giá ROI tốt nhất. ROI càng cao, lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
5. Cách cải thiện ROI hiệu quả cho doanh nghiệp
5.1 Phân bổ ngân sách phù hợp
Doanh nghiệp cần phân bổ ngân sách phù hợp cho các dự án và chiến dịch marketing khác nhau. Xác định khoản nào nên đầu tư giúp đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, hãy đầu tư một cách thông minh và có chiến lược.
5.2 Thử nghiệm với các kênh tiếp thị khác nhau
Để tìm được kênh tiếp thị tốt nhất, bạn phải luôn luôn thử nghiệm các kênh chiến dịch khác nhau để tăng chỉ số ROI cao nhất. Một số kênh tiếp thị phổ biến như email, tiếp thị phản hồi trực tiếp, truyền thông xã hội, tiếp thị video và quảng cáo trả phí. Hiệu suất của các chiến dịch sẽ cho thấy kênh nào phản hồi tốt nhất. Từ đó, mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt và tăng giá trị vòng đời của khách hàng.
5.3 Tạo kế hoạch theo dõi ROI là gì?
Để đạt được mục tiêu tốt nhất, cần lên kế hoạch theo dõi chỉ số ROI. Từ đó, có thể đánh giá được chiến dịch này có thành công hay không. Thông qua đó, có thể đo lường, cân đối ngân sách hợp lý.
Ví dụ: nếu bạn đang khởi chạy một chiến dịch tiếp thị qua email, các chỉ số cần tập trung bao gồm tỷ lệ mở, nhấp và thoát. Nếu số lần mở cao nhưng tỷ lệ nhấp thấp, bạn có thể cần điều chỉnh nội dung email hoặc cải thiện nhóm mục tiêu. Mặt khác, nếu tỷ lệ mở và nhấp chuột cao, tỷ lệ thoát trên trang đích tương ứng cũng cao. Bạn cần thực hiện các điều chỉnh với trang đích. Trong quá trình này, các số liệu này cho phép bạn theo dõi ROI hiệu quả.
5.4 Tập trung vào các chỉ số quan trọng
Bằng các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu ROI đã có, bạn có thể lựa chọn các chỉ số để đo lường thành công chiến dịch của mình. Điều quan trọng là các con số cần phản ánh được sự tăng trưởng đối với các mục tiêu.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tăng lưu lượng truy cập vào trang web và tăng chuyển đổi tổng thể. Hàng nghìn lần hiển thị cho những quảng cáo đó có thể rất ấn tượng. Tuy nhiên, nó sẽ không phản ánh khả năng tạo lưu lượng truy cập hoặc chuyển đổi quảng cáo.
5.5 Sử dụng các công cụ phân tích
Sử dụng các công cụ, phần mềm phân tích, trực quan hóa dữ liệu là điều doanh nghiệp cần ưu tiên hàng đầu. Nhờ đó, có thể tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và nguồn lực. Điều này giúp gia tăng hiệu quả và độ chính xác của các chiến dịch tiếp thị. Từ đó, có thể cải thiện chỉ số ROI. Các phần mềm quản lý khách sạn như ezCloudhotel giúp tối đa hóa các hoạt động. Đồng thời, lưu giữ, trực quan hóa dữ liệu giúp người quản lý có cái nhìn trực quan hơn. Nhờ vậy, có thể xác định được đúng tệp khách hàng và định hướng kinh doanh trong tương lai.
Xem thêm:
- PMS là gì? Giải pháp công nghệ tối đa hóa hoạt động, doanh thu
- 4 chiến lược phi giá giúp tăng lợi nhuận khi kinh doanh khách sạn
6. Cách lựa chọn và thay thế ROI
Thước đo lợi tức còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR). Chỉ số này có thể thay thế cho ROI. Đây cũng là thước đo của tất cả các dòng tiền nhận được trong giai đoạn đầu. Các khoản đầu tư được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) tăng trưởng hàng năm. Nó tính đến thời gian của các dòng tiền. Đồng thời, là thước đo hiệu suất được ưa thích trong ngành công nghiệp phức tạp. Hai lựa chọn thay thế khác cho ROI là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tài sản (ROA). Hai chỉ số này không tính đến thời gian của dòng tiền và chỉ có thể được sử dụng cho thấy lợi tức hàng năm (hoàn toàn ngược lại với IRR hoàn vốn trọn đời).
Trên đây là toàn bộ các thông tin về ROI là gì. Chỉ số giúp khách sạn đánh giá hiệu suất kinh doanh và đảm bảo định hướng trong tương lai. Doanh nghiệp cần xác định chính xác chỉ số này để nắm bắt tình hình và hiệu quả kinh doanh. Qua đó, có phương hướng hoạt động hiệu quả và giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng. Hy vọng, thông qua bài viết, doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về chỉ số này cũng như cách đánh giá và phân tích phù hợp. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về quản lý khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.