7 rủi ro kinh doanh homestay bạn không thể không biết
Kinh doanh homestay là một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, giống như mọi lĩnh vực kinh doanh khác, bạn sẽ gặp phải những rủi ro bất ngờ. Những rủi ro này có thể đến từ khách hàng, chủ nhà hay luật pháp. Do đó, trước khi bắt tay vào kinh doanh homestay, bạn cần nắm rõ những rủi ro có thể gặp phải.
Trong bài viết dưới đây, ezCloud sẽ chia sẻ với bạn 7 rủi ro kinh doanh homestay bạn không thể không biết.
Rủi ro khi kinh doanh homestay
Rủi ro từ khách hàng
Nội dung
1. Khách review xấu và thiếu chính xác
Chắc bạn cũng biết tầm quan trọng của những review khi mua sắm online. Điều này cũng tương tự khi đặt phòng online. Khách hàng thường dựa vào những review để quyết định có đặt phòng tại homestay của bạn hay không. Nếu homestay của bạn nhận quá nhiều review xấu thì sẽ khó mà hút được khách. Do đó, điều quan trọng là bạn cần nâng cao chất lượng phục vụ để làm hài lòng khách hàng.
Tuy nhiên, ngay cả khi làm đúng, bạn vẫn có thể nhận được những review xấu. Rất nhiều khách hàng sẵn sàng “tặng” homestay một review tiêu cực mà chưa chắc đã phản ánh đúng thực tế. Với những review thiếu chính xác như vậy, bạn hoàn toàn có thể liên hệ và khiếu nại với các kênh OTA để được giải quyết. Nếu bạn chứng minh được mình đúng thì họ sẽ hỗ trợ bạn xóa những review không chính xác đó đi.
>> Xem thêm: Homestay là gì? Chia sẻ cách kinh doanh homestay “hái tiền triệu” cực dễ
2. Khách vô ý thức, “dùng như phá”
Tâm lý và hành vi ứng xử của khách hàng rất đa dạng. Có nhiều người văn minh nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít những người rất vô ý thức. Họ sẵn sàng xả rác bừa bãi, làm hỏng đồ đạc, để máy lạnh chạy cả ngày… Vấn đề là bạn chỉ có thể biết được khách là dạng người nào sau khi họ lưu trú tại homestay của bạn. Để tránh xảy ra những trường hợp như vậy, bạn cần nhắc nhở khách về những nội quy, quy định của homestay. Thậm chí, cần soạn thảo thành những văn bản quy định rõ các hình phạt, mức đền bù đối với từng hành vi cụ thể.
>> Xem thêm: Kinh doanh homestay: Bí quyết hái tiền triệu cho người ít vốn
3. Khách sử dụng ma túy, hoạt động mại dâm
Khách có thể sử dụng ma túy tại homestay
Đây là nỗi lo lớn nhất đối với những chủ kinh doanh homestay. Còn gì đáng ngại hơn khi có người dám ngang nhiên phạm tội trong ngôi nhà của bạn. Nếu bị phát giác, có thể bạn sẽ bị liên lụy, hay việc dọn dẹp “hậu quả” sau đó cũng đủ khiến bạn “phát ốm”. Để hạn chế rủi ro gặp phải, bạn cần:
- Theo dõi danh sách blacklist (danh sách đen) từ các chủ homestay khác chia sẻ để tránh gặp phải những khách hàng như vậy
- Ký thỏa thuận thuê nhà cho mục đích lưu trú (để tránh tội chứa chấp tội phạm)
- Khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng
4. Khách no-show
No-show là tình trạng khách đã đặt phòng nhưng không đến check-in và nhận phòng. Có một vài lý do để xảy ra tình trạng này, ví dụ như:
- Do khách đặt phòng đã lâu vì sợ cháy phòng nên quên mất
- Khách bận đột xuất, hoặc bị tai nạn, ốm đau…
- Khách tìm được một homestay khác hấp dẫn hơn
Dù là vì bất cứ lý do gì thì việc khách no-show sẽ gây tổn thất tới doanh thu của homestay. Để hạn chế tình trạng no-show của khách, bạn cần:
- Thiết lập chính sách hủy đặt phòng, quy định rõ thời hạn cho phép khách hủy đặt phòng mà không mất phí. Quá thời hạn đó, khách sẽ phải trả một khoản phí
- Gần đến ngày check-in, hãy liên hệ với khách để tránh trường hợp họ quên
Rủi ro từ chủ nhà
5. Chủ nhà đòi lại nhà
Rất nhiều người thuê lại nhà người khác để kinh doanh homestay. Và khi chủ nhà thấy công việc kinh doanh thuận lợi đã đòi lại nhà để tự mình kinh doanh. Anh Trường, một người có kinh nghiệm 2 năm kinh doanh homestay cho biết: “Tôi từng thuê một căn làm homestay nhưng sau đó chủ nhà thấy mình làm ăn tốt đã phá hợp đồng, đòi lại nhà. Mặc dù ở thời điểm đó, tôi mới hòa vốn đầu tư thiết kế, sửa sang…”
Do đó, khi ký hợp đồng với chủ nhà, bạn cần thỏa thuận rất kỹ về những điều khoản đền bù cũng như thời gian thông báo trước khi đòi nhà. Đảm bảo số tiền đền bù hợp đồng phải bù lại được chi phí bạn đã đầu tư. Thời gian thông báo trước để bạn kịp xử lý những khách đã đặt phòng.
Rủi ro với pháp luật
Rủi ro với luật pháp khi kinh doanh homestay
6. Thiếu giấy phép chứng nhận Kinh doanh homestay là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do đó, bạn cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện cũng như xin được đầy đủ giấy chứng nhận trước khi kinh doanh. Nếu không, bạn sẽ bị xử phạt, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh.
7. Vấn đề khai báo khách lưu trú
Bạn cần khai báo trước 23h khách lưu trú tại homestay để tránh sự “ghé thăm” bất ngờ của cảnh sát khu vực. Trên đây là những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi kinh doanh homestay cũng như cách để hạn chế những rủi ro đó. Chúc bạn thành công trong công việc kinh doanh homestay của mình!
Nếu bạn muốn quản lý homestay của mình hiệu quả hơn, tránh thất thoát, hãy dùng thử phần mềm quản lý homestay của ezCloud.