Tìm hiểu social proof là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành khách sạn sẽ giúp thu hút khách hàng và nâng cao trải nghiệm dịch vụ.
Trong những năm trở lại đây, nghệ thuật nắm bắt tâm lý của khách hàng được coi là chìa khoá giúp khách sạn nhanh chóng thành công. Trong đó, social proof được coi là một trong những hiện tượng tâm lý phổ biến nhất ở người. Nếu biết cách tận dụng hiện tượng này một cách thông minh. Khách sạn có thể nhanh chóng gia tăng doanh số, khẳng định vị thế trên thị trường. Vậy social proof là gì? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Social proof là gì?
Nội dung
Theo định nghĩa, social proof là “một hiện tượng tâm lý nơi con người giả định rằng hành động của người khác phản ánh hành vi đúng đắn”. Đó là bản chất tự nhiên của con người khi bước vào một tình huống mới, chúng ta sẽ nhìn những người xung quanh để hành xử theo.
Social proof được thúc đẩy bởi giả định rằng những người khác có nhiều kiến thức hơn bạn. Và theo nghĩa đơn giản nhất, nếu nhiều người thích thứ gì đó, khả năng cao bạn cũng sẽ thích nó.
Đó là lý do khi bạn nhìn thấy một trang Fanpage với hàng ngàn fan, theo bản năng bạn cũng sẽ tin rằng đó là một trang thú vị. Ngược lại, khi bắt gặp một trang chỉ có vài chục fan, bạn ít có khả năng nhấn nút “like” hơn.
3. Tận dụng social proof trong kinh doanh khách sạn
Vậy, làm thế nào để bạn nắm bắt được tất cả lợi ích mà social proof mang lại cho khách sạn? Câu trả lời đơn giản là bằng cách chủ động. Những phản hồi của khách hàng là rất quan trọng – không chỉ đối với khách sạn mà còn với tất cả những khách hàng tương lai đang tìm hiểu thông tin về khách sạn của bạn. Càng có nhiều phản hồi tích cực thì khách sạn càng dễ bán được phòng hơn.
Do đó, khi một khách hàng rất hài lòng với dịch vụ của khách sạn, bạn hãy khuyến khích họ đăng nhận xét lên website, fanpage của khách sạn hoặc các trang OTA. Sau đó, hãy dẫn lại những phản hồi tích cực này lên website của khách sạn. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn khi đặt phòng tại khách sạn, giúp tăng lượt đặt phòng cho khách sạn.
4. Ảnh hưởng của social proof đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng
4.1. Tâm lý phổ biến của người tiêu dùng
Theo tâm lý phổ biến, người tiêu dùng thường có thói quen tin tưởng những người mua hàng khác giống như họ chứ không đặt niềm tin vào người chủ bán hàng. Chính vì vậy, việc gia tăng niềm tin của khách hàng, các người chủ kinh doanh cần tìm kiếm những đánh giá, phản hồi tích cực từ những người sử dụng trước đó. Theo một kết quả khảo sát của Trustpilot:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng 98% khách hàng tìm kiếm bằng chứng xã hội (social proof) trước khi đưa ra quyết định mua sắm, bởi điều này giúp củng cố niềm tin vào thương hiệu. Trong đó, các yếu tố quan trọng nhất bao gồm:
- Đánh giá tích cực và xếp hạng sao: 82% khách hàng bị thu hút bởi sự kết hợp giữa xếp hạng sao và đánh giá tích cực, trong khi 79% bị ảnh hưởng bởi xếp hạng sao và 78% chú ý đến lời chứng thực từ khách hàng.
- Thế hệ khách hàng: Gen Z (72%), Millennials (66%), và Gen X (65%) đều thừa nhận rằng họ mua hàng dựa trên bằng chứng xã hội, cho thấy sức ảnh hưởng rộng khắp của yếu tố này đến mọi nhóm tuổi.
4.2. Vai trò của bằng chứng xã hội
Bên cạnh đó, các số liệu đáng chú ý từ các nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bằng chứng xã hội:
- 92% người tiêu dùng thường đọc đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng (BrightLocal).
- 82% người mua hàng tin tưởng đánh giá trực tuyến như lời khuyên từ bạn bè hoặc người quen (Nielsen).
- 93% người tiêu dùng cho biết đánh giá hoặc bình luận tích cực làm tăng khả năng họ chọn mua sản phẩm (Bazaarvoice).
Từ các thống kê trên, có thể khẳng định rằng bằng chứng xã hội là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh. Việc cung cấp đa dạng và rõ ràng các minh chứng như đánh giá, xếp hạng, hoặc lời chứng thực không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn tạo nên sự gắn kết lâu dài với khách hàng hiện tại. Điều này góp phần xây dựng sự trung thành, nâng cao uy tín thương hiệu, và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
5. Phân loại các bằng chứng xã hội phổ biến hiện nay
5.1. Lời chứng thực
Loại social proof đầu tiên đó chính là những lời giới thiệu ngắn gọn, đơn giản đến từ những khách hàng đang rất hài lòng với dịch vụ, sản phẩm của bạn. Thông thường, vị trí lý tưởng nhất để gắn những lời chứng thực này đó là trang đích website, landing page…
5.2. Xếp hạng và đánh giá
Các hình thức xếp hành và đánh giá thường được sử dụng là đánh giá theo số, xếp hạng theo một thang điểm nhất định. Các bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại social proof này tại các cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử.
5.3. Phương tiện truyền thông xã hội
Các khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn có thể để lại những lời khen “có cánh” trên các phương tiện truyền thông xã hội. Những bài đăng, bình luận này có thể là bằng chứng xã hội hiệu quả giúp bạn gia tăng lòng tin của khách hàng về sản phẩm của bạn.
5.4. Case study – Nghiên cứu điển hình
Đây là phương pháp sử dụng dữ liệu thực tế liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp để đưa ra những phân tích chi tiết. Thông qua số liệu và bằng chứng cụ thể, khách hàng không chỉ hiểu rõ hơn về giá trị sản phẩm mà còn thấy được cách nó giải quyết vấn đề và mang lại kết quả như mong đợi.
5.5. Phạm vi truyền thông
Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khi được xuất hiện trên các kênh truyền thông uy tín như báo chí, truyền hình hoặc các trang web đáng tin cậy sẽ gia tăng đáng kể mức độ tín nhiệm. Điều này giúp xây dựng niềm tin mạnh mẽ từ người tiêu dùng, đồng thời khẳng định chất lượng và giá trị thương hiệu của bạn.
5.6. Giải thưởng ngành
Những giải thưởng hoặc sự công nhận từ các tổ chức có uy tín trong ngành là minh chứng thuyết phục về chất lượng và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là một trong những hình thức bằng chứng xã hội mạnh mẽ nhất, giúp củng cố uy tín và thu hút sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng.
6. Điều gì xảy ra nếu gặp phải social proof tiêu cực?
Bạn đã biết quảng cáo truyền miệng hiệu quả như thế nào. Nếu khách hàng hài lòng, họ sẽ kể với một ai đó. Nếu họ không hài lòng, họ sẽ kể với một chục người khác. Và 10 người nói những điều tiêu cực về khách sạn của bạn vẫn là social proof. Nó sẽ ảnh hưởng đến các khách hàng tương lai của bạn, nhưng có lẽ không theo hướng mà bạn kỳ vọng.
Do đó, nếu khách sạn của bạn đang gặp vấn đề liên quan đến những đánh giá tiêu cực, đừng bỏ qua nó. Trong trường hợp này, bỏ qua có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bạn cần trở thành người giải quyết vấn đề. Liên hệ với khách hàng và hỏi họ cụ thể những gì đã xảy ra. Sau đó, khắc phục nó.
Social proof vô cùng mạnh mẽ. Nó có thể là cách nhanh nhất để xây dựng uy tín của khách sạn. Nó cũng có thể là lý do bạn đánh mất lượt đặt phòng. Khi bạn nghĩ đến kế hoạch marketing cho khách sạn, hãy đảm bảo thiết lập hệ thống giúp bạn thu hút phản hồi. Sau đó, sử dụng các kênh truyền thông xã hội của khách sạn để khuếch đại nó. Không có gì tốt bằng việc khách hàng tự quảng cáo cho khách sạn của bạn.
Bên cạnh việc sử dụng social proof, các khách sạn cũng có thể áp dụng dịch vụ tối ưu doanh thu bán phòng OTA được cung cấp bởi ezCloud giúp khách sạn tăng hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu quản lý thủ công:
- Tăng hiệu quả kinh doanh: Giải pháp giúp khách sạn tối ưu doanh thu từ các kênh OTA nhờ dữ liệu thị trường được cập nhật liên tục.
- Đồng bộ hóa dữ liệu: Kết nối trực tiếp từ Google và các trang OTA, đảm bảo dữ liệu bán phòng chính xác và đồng nhất.
- Giảm thiểu quản lý thủ công: Hệ thống tự động hóa các quy trình, tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân sự khách sạn.
- Công nghệ quản lý toàn diện: Phần mềm dễ sử dụng, được thiết kế phù hợp với mọi phân khúc khách sạn và thường xuyên cập nhật để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Chi phí hợp lý: Các giải pháp có mức giá phù hợp, đi kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
- Hỗ trợ chuyên nghiệp: ezCloud cung cấp đội ngũ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật tận tình, giúp khách sạn sử dụng hiệu quả phần mềm.
Xem chi tiết dịch vụ tại: https://ezcloud.vn/toi-uu-doanh-thu-ban-phong-ota
7. Lời kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản về social proof và tại sao nó lại quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Hy vọng bạn sẽ vận dụng được những kiến thức này vào công việc kinh doanh khách sạn của mình.
Tuy nhiên, để nhận được social proof tích cực, khách sạn cần cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời, khiến họ cảm thấy đặc biệt hài lòng. Để làm được điều đó, khách sạn nên đầu tư một phần mềm quản lý khách sạn. Chắc bạn cũng biết một trong những điều khiến khách hàng cảm thấy khó chịu nhất khi đến với khách sạn là thủ tục check-in, check-out… chậm chạp. Với phần mềm quản lý, nhân viên lễ tân sẽ thực hiện những nghiệp vụ này một cách nhanh chóng và chính xác hơn, mang lại sự hài lòng cho khách hàng và nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp cho khách sạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm như vậy, hãy dùng thử ezFolio – phần mềm quản lý khách sạn 3 – 5 sao, được tin dùng bởi 1.000+ khách sạn trên 5+ quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh tính năng quản lý lễ tân, ezFolio còn sở hữu nhiều tính năng khác như: quản lý buồng phòng, quản lý kênh phân phối, quản lý báo cáo, tích hợp thiết bị ngoại vi… giúp công việc quản lý và kinh doanh khách sạn của bạn trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.