Để mở một cơ sở sản xuất hay kinh doanh cần có sự chuẩn bị rất kĩ càng từ cơ sở vật chất, nhân lực cho đến tiền bạc, tuy nhiên vấn đề luật pháp cũng hề kém cạnh khi nó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động về sau này. Vậy với ngành Nhà hàng cần phải làm gì để chuẩn bị kỹ càng với các vấn đề luật pháp và hoàn thành được thủ tục kinh doanh nhà hàng khách sạn.

  • Thủ tục kinh doanh nhà hàng khách sạn
  • Điều kiện sở hữu nhà hàng

Tuỳ loại hình doanh nghiệp mở nhà hàng, pháp luật Việt Nam sẽ có những quy định khác nhau về điều kiện, hiện tại có 5 hình thức sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần.
  • Hộ kinh doanh.

Kinh nghiem kinh doanh nha hang khach san

Đối với cá nhân hay tổ chức sở hữu nhà hàng, thì sẽ có những quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 sau:

  • Đối với tổ chức thì phải là tổ chức có tư cách pháp nhân;
  • Đối với cá nhân thì không bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Điều kiện ngành nghề

Các điều kiện cơ bản để bạn có thể mở nhà hàng như:

  • Phải có giấy phép kinh doanh có ngành nghề nhà hàng, quán ăn hoặc cung cấp dịch vụ ăn uống.
  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng
  • Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Xin giấy phép con về bia, rượu, thuốc lá (nếu nhà hàng của bạn có hoạt động bán lẻ bia, rượu, thuốc lá)

Xem thêm: Kinh doanh Nhà hàng khách sạn và những điều cần chú ý

Ngoài ra cần phải có thêm chứng nhận phòng cháy chữa cháy trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên đối với nhóm ngành hàng liên quan đến vật liệu dễ chạy, nhiên liệu đốt, thì các nhà hàng khách sạn nên có cho mình để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Thu tuc kinh doanh nha hang

  • Tên nhà hàng

Để đảm bảo hoạt động trơn tru, việc đặt tên cần phải tránh việc đặt tên trùng với các cơ sở kinh doanh khác trên toàn quốc. Tên đặt phải có đảm bảo đủ 2 yếu tố loại hình và tên riêng. Ví dụ: Nhà hàng ABC,…

  • Trụ sở chính

Trụ sở chính có thể là là nhà riêng, đi thuê, đi mượn như có giấy tờ đầy đủ. Ngoài ra, địa chỉ phải được xác định rõ ràng gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố/đường hoặc thôn/xóm/ấp, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thành phố/thị xã, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Nếu ở chung cư thì chung cư đó phải có chức năng thương mại

  • Vốn sở hữu

Nhà hàng không bị yêu cầu về vốn, đối với nhà hàng thuộc doanh nghiệp thì doanh nghiệp không nên để vốn quá thấp, sẽ gặp trở ngại sau này

  • Con dấu

Về kích thước, hình dạng con dấu, được pháp luật quy định tại Thông tư 21/2012/TT-BCA như sau:

  • Đường kính: 36mm;
  • Vành ngoài phía trên con dấu: Mã số doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số giấy phép thành lập, hoạt động, số giấy chứng nhận đầu tư, sau dãy số thực là loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Vành ngoài phía dưới con dấu: Tên cấp huyện kèm theo tên cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính;
  • Giữa con dấu: Tên tổ chức dùng dấu.

Thu tuc kinh doanh nha hang

  • Thủ tục Kinh doanh nhà hàng  khách sạn cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty (Trừ doanh nghiệp tư nhân)
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của thành viên/cổ đông công ty
  • Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông

Trong trường hợp bạn muốn thành lập hộ kinh doanh, bạn cần có:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
  • Thủ tục mở nhà hàng
  • Nhà hàng chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo luật đã quy định
  • Nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư, hoặc qua kênh online: 

https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

Sau khi nhận được Chứng nhận doanh nghiệp, nhà hàng cần làm:

  • Công bố doanh nghiệp Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
  • Làm con dấu cho công ty.
  • Treo biển tại trụ sở.
  • Mở tài khoản ngân hàng, Thông báo số tài khoản lên cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử – TOKEN và khai thuế ban đầu, thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
  • In và đặt in hóa đơn.
  • Kê khai và nộp thuế môn bài.
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra cần thêm một số giấy tờ như: giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép bán lẻ rượu tại chỗ, giấy phép bán lẻ thuốc lá,…

Chi phí cho việc đăng ký: 

  • ​​Mức lệ phí đăng ký kinh doanh mới nhất đã được cập nhật tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 50.000 đồng. Trường hợp người đăng ký thực hiện việc đăng ký qua mạng điện tử sẽ không cần phải nộp mức phí này.
  • Mức lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm lần đầu: 150.000 đồng/lần;
  • Cơ sở pháp lý
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
4.8/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)