Kinh doanh nhà hàng khách sạn là gì? Lĩnh vực tiềm năng hứa hẹn đem lại lợi nhuận “khủng” cho các chủ doanh nghiệp.
Hiện nay, thị trường kinh doanh nhà hàng khách sạn ngày càng có sự phát triển và bứt phá rõ rệt. Song đây cũng là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi sự cạnh tranh tăng cao. Do đó để đạt được thành công, bạn buộc phải lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể cho nhà hàng của mình. Sau đây, ezCloud sẽ bật mí cho bạn những điều cần biết để kinh doanh nhà hàng khách sạn hiệu quả.
1. Kinh doanh nhà hàng khách sạn là gì?
Nội dung
Đây là hoạt động kinh doanh, buôn bán, cung cấp các dịch vụ. Nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách như dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm, giải trí, thưởng thức,… Mục đích của việc kinh doanh là nhằm tạo ra lợi nhuận. Đồng thời, bán thêm các dịch vụ sẵn của hệ thống nhà hàng khách sạn hoạt động dưới sự điều hành của khách sạn.
2. Ý nghĩa của việc kinh doanh nhà hàng khách sạn
Ngành F&B được đánh là một nguồn thu nhập lớn của các khách sạn. Đồng thời có vai trò chính yếu để tạo ra nguồn lực duy trì các bộ phận khác. Điều này có thể dễ dàng thấy được qua hai năm đại dịch Covid vừa rồi.
Mỗi địa điểm sẽ có từng văn hóa ẩm thực riêng. Đây cũng chính là nét độc đáo gây ấn tượng cho khách du lịch. Bởi vậy, việc các khách sạn tại phải thích ứng với văn hoá của khu vực đó là điều tất yếu. Bên cạnh những món ăn tiêu chuẩn, cơ bản. Nhà hàng khách sạn phải đưa được tinh hoa văn hoá ẩm thực vào menu của mình. Ví dụ như khách sạn ở Ninh Bình thì nên có dê núi. Hay kinh doanh tại Sapa, nhà hàng khách sạn phải có món cá hồi, cá tầm,… trong menu.
Điều này vừa làm thỏa mãn hứng thú và nhu cầu tìm hiểu ẩm thực của du khách.. Vừa có ý nghĩa mang văn hóa ẩm thực địa phương đến gần hơn với khách hàng. Tất cả góp phần tạo nên một điểm đến du lịch ẩm thực phong phú và độc đáo.
Ngoài ra, khách nước ngoài sẽ có thêm cơ hội trải nghiệm và cái nhìn chi tiết hơn về văn hoá ẩm thực đa dạng của Việt Nam. Mặt khác, các nhà hàng khách sạn cũng có vai trò lớn khi đem những nét đẹp của ẩm thực thế giới vào Việt Nam. Từ đó, đáp ứng được mọi nhu cầu ăn uống của du khách khi lưu trú tại khách sạn.
Xem thêm:
- Ý tưởng kinh doanh Nhà hàng khách sạn mới nhất 2022
- Những ý tưởng marketing nhà hàng khách sạn hiệu quả nhất
3. Những điều cần biết để kinh doanh nhà hàng khách sạn thành công
Làm sao để kinh doanh nhà hàng khách sạn hiệu quả? Cùng ezCloud giải đáp thắc mắc này sau đây:
3.1 Sản phẩm kinh doanh
Nhà hàng khách sạn chuyên kinh doanh thực phẩm và đồ uống. Vậy nên, ngành nhà hàng khách sạn là nhóm ngành có sự ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của khách hàng. Từ lý do này, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải đưa lên hàng đầu. Qua đó, đảm bảo trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng trong quá trình du lịch.
Ngoài ra, tính cấp thiết cũng là một trong những yếu tố quan trọng không nên bỏ qua. Mọi công tác chế biến, phục vụ luôn phải có sự nhanh gọn, đảm bảo, hoàn hảo trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là yếu tố tiên quyết giúp khách hàng quyết định có quay trở lại hay không. Nếu nhà hàng khách sạn của bạn phục vụ đồ ăn ngon, chu đáo thì chắc chắn họ sẽ quay trở lại đặt bàn dù không sử dụng dịch vụ phòng.
3.2 Đối tượng khách hàng
Khách hàng của khách sạn rất phong phú. Nhóm đối tượng này trải dài trên các độ tuổi, tính cách, nghề nghiệp. Đây vừa là lợi thế vừa là thách thức của các chủ nhà hàng. Bởi khi đó, bạn cần phải hiểu rõ đặc điểm, tính cách, tâm lý của từng nhóm khách hàng khác nhau. Mỗi nhóm sẽ có cho mình một nhu cầu riêng, mong muốn riêng. Nếu bạn hiểu được thì thành công là điều gần như chắc chắn. Tuy nhiên, bạn nên xác định một nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó có được những định hướng rõ ràng, hiệu quả cho nhà hàng. Theo quy tắc 80-20 thì 80% doanh thu đến từ 20% nhóm khách hàng. Nhiệm vụ của bạn là định hướng và tìm ra nhóm khách hàng đó.
3.3 Sử dụng nguồn lực trong kinh doanh nhà hàng khách sạn
Một khách sạn khi kinh doanh phải hội tụ rất nhiều nguồn lực khác nhau trong quá trình vận hành. Về mặt chủ quan, đội ngũ nhân sự cùng cơ sở hạ tầng cần được đảm bảo và chăm chút. Không những phải duy trì các hoạt động ổn định. Mà còn cập nhật liên tục các xu hướng trong từng giai đoạn.
Về mặt khách quan, các yếu tố như thiên nhiên, thắng cảnh, đối tác,.. các khách sạn cũng cần phải có những sự chuẩn bị. Đồng thời, sử dụng một cách hợp lý để tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh. Qua đó, hạn chế được những rủi ro không đáng có.
3.4 Nhân sự chất lượng cao
Đây là nhóm ngành phục vụ con người. Vậy nên, nhà hàng khách sạn cần phải có được nguồn nhân lực rất tốt. Họ phải được đào tạo chuyên nghiệp để có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc khắt khe. Cũng như chịu được những áp lực lớn từ khách hàng và các bộ phận liên quan.
Mặt khác, nhân sự chính là bộ mặt của khách sạn. Nó phản ánh phần nào sự chuyên nghiệp, chất lượng của nhà hàng khách sạn đó. Vậy nên, một nhân sự tốt cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố. Cụ thể là: trình độ chuyên môn tốt, khả năng ứng phó nhanh, linh hoạt, thái độ phục vụ tận tình,… Nếu nhóm nhân sự của nhà hàng hội tụ đủ các yếu tố trên. Thì chắc chắn sẽ ghi được điểm tuyệt đối trong mắt khách hàng.
Xem thêm:
4. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh nhà hàng khách sạn
Ngành nghề kinh doanh nào cũng tồn tại những thuận lợi và khó khăn nhất định. Đặc biệt là thị trường F&B nói chung và lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn nói riêng. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:
4.1 Thuận lợi
Ngành kinh doanh nhà hàng khách sạn được đánh giá là sẽ phát triển mạnh trong những năm tới. Sau hai năm đại dịch Covid-19, nhu cầu đi lại, ăn uống, du lịch tại các điểm du lịch cả trong và ngoài nước ngày càng tăng cao. Đây chính là thời điểm lý tưởng để phát triển hoạt động kinh doanh tiềm năng này.
Đặc biệt trong thời kỳ công nghệ thông tin lên ngôi, bạn có thể dễ dàng thu hút khách hàng bằng cách quảng bá trên các trang mạng xã hội. Hợp tác cùng các KOLs có sức ảnh hưởng cũng là một giải pháp hiệu quả trong việc tiếp khách hàng mục tiêu. Khi tạo được những điều kiện cần và đủ, nhà hàng của bạn sẽ thu về được nguồn khách cũng như doanh số ổn định.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đa văn hóa. Mỗi năm đều đón hơn chục triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chọn địa điểm phù hợp để bắt đầu kinh doanh.
4.2 Khó khăn
Hiện nay, hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn tại thị trường Việt Nam thường tập trung ở những khách sạn lớn. Để xây dựng một khu bếp và vận hành nó thường tốn rất nhiều chi phí đi kèm. Cùng với đó là các tiêu chuẩn khắt khe về ẩm thực, thiết kế,…
Ngoài ra, những nhà hàng này còn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường ẩm thực. Vậy nên để kinh doanh thành công, nhà hàng cần phải xác định được phong cách riêng, gây ấn tượng với khách hàng. Và một điều chắc chắn không thể thiếu chính là đồ ăn ngon, chất lượng và đẹp mắt. Kèm theo đó là những chiến lược marketing, khuyến mại để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Chưa kể hoạt động kinh doanh cần phải có lãi. Nếu nhà hàng thâm hụt quá lâu thì sẽ khiến khách sạn chịu sự thiệt hại lớn về mặt tài chính. Từ đó dẫn đến nguy cơ cao bị đóng cửa hoặc chuyển nhượng.
Kinh doanh nhà hàng khách sạn thành công cần có rất nhiều các yếu tố đi kèm. Từ con người đến hoàn cảnh, chủ quan đến khách quan. Tuy nhiên, khi đảm bảo được các yếu tố về chất lượng dịch vụ, cùng chiến lược kinh doanh – marketing hợp lý, việc tạo nên thương hiệu sẽ dễ dàng hơn tới khách hàng. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, các chủ nhà hàng sẽ đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về kinh doanh khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.