Tuyệt chiêu để nâng tầm thương hiệu khách sạn của bạn

45

Quản lý thương hiệu khách sạn luôn là ưu tiên đối với các chủ sở hữu và các nhà điều hành. Và với việc người tiêu dùng đang ngày càng sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông để nêu lên những nhận xét, đánh giá về những trải nghiệm du lịch của họ cũng dẫn tới việc các nhà điều hành phải dành nhiều thời gian hơn cho việc trả lời các phản hồi đó để nâng tầm thương hiệu của khách sạn.Mặc dù việc quản lý thương hiệu là một việc tốn rất nhiều thời gian, nhưng chúng tôi có thể khiến quá trình đó dễ dang và hiệu quả hơn, thông qua một số mẹo nhỏ sau:

45

Phản hồi ngay khi có thể:

Các nhà quản lý khách sạn cần phải coi những ý kiến phản hồi trực tuyến giống như việc nhận được những lời phàn nàn, nhận xét hay góp ý trực tiếp ở quầy lễ tân. Cho dù khách hàng nhận xét theo hướng tích cực hay tiêu cực, một khi họ đã tiếp cận các thành viên trong khách sạn, tất cả đều phải hướng họ về phía dịch dụ khách sạn. Bạn phải là một người biết lắng nghe, đưa ra cho họ những sự lựa chọn nếu có một điều gì đó chưa đúng. Và cũng giống như việc bạn không thể quay lưng về phía họ khi họ phàn nàn ở quầy lễ tân, bạn cũng sẽ không thể phớt lờ khi họ đưa ra những nhận xét trực tuyến. Khách hàng nhận được những phản hồi, giải đáp nhanh chóng sẽ khiến họ có cảm giác tin tưởng vào dịch vụ mà họ sẽ bỏ tiền để sử dụng.

Tạo sự thân mật, gần gũi

Mặc dù số lượng nhận xét của khách hàng có thể quá tải so với những người điều hành khách sạn, nhưng những phản hồi cũng nên kèm theo thông tin liên lạc nếu cần.

Khách hàng ngày nay luôn tìm kiếm những thông điệp rõ ràng, trung thực trong việc tiếp thị và truyền thông. Thông thường, những phản hồi đóng sẽ khiến bạn mất đi những khách hàng tiềm năng và tạo ra những phản ứng tiêu cực với thương hiệu của bạn và không giúp bạn xây dựng mối quan hệ mà bạn hi vọng sẽ khám phá thêm được nhiều khách hàng.

Luôn đảm bảo những phản hồi phải thật chuyên nghiệp, nhưng chúng tôi cũng yêu cầu họ điều chỉnh một chút vì mỗi tình huống sẽ có cách phản hồi khác nhau. Đảm bảo sửa đúng tên khách hàng. Đảm bảo bạn đang trả lời một sự phàn nàn cụ thể kèm theo tên khách hàng để khiến câu trả lời trở nên gần gũi hơn.

Phản hồi cả những nhận xét tích cực lẫn tiêu cực

Nhiều tài liệu đã nói rằng các khách sạn nên phản hồi theo nhiều hướng với các nhận xét cửa các khách hàng- cả tích cực lẫn tiêu cực.

Bạn nên đặt mình vào vị trí của khách hàng. Họ bỏ thời gian ra để nói về những trải nghiệm của họ, nên bạn cũng cần nói cho họ biết bạn đã nhận được đánh giá của họ và sẽ chia sẻ những đánh giá đó tới các nhân viên trong khách sạn.

Việc phản hồi lại các nhận xét giúp cho các giám đốc và các thành viên khác của khách sạn tương tác với các khách hàng. Đó là cơ hội để xây dựng niềm tin cho các khách hàng tương lai để chỉ ra sự gắn kết và thấu hiểu những điều mà khách hàng chia sẻ.

Có trách nhiệm với những phản hồi của mình

Mỗi khách sạn có một thương hiệu riêng, cho nên mỗi chủ khách sạn và những người quản lý cần giữ lấy vị thế của mình với các khách hàng trong quá khứ và tương lai.

Các nhà quản lý phải có trách nhiệm đối với những gì khách hàng nhận xét: tốt, xấu hay thờ ơ. Họ không thể lờ đi hay phàn nàn. Họ cần gánh lấy trách nhiệm cho tình huống đó và đưa ra hướng giải quyết. Khách hàng đều đang tìm kiếm ai đó có thể lắng nghe và đưa cho họ những phản hồi hữu ích.

Một phần mềm quản lý tốt là chìa khóa để kinh doanh khách sạn thành công!

dùng thử miễn phí ezCloudhotel

 

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)