Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về window booking là gì và ý nghĩa trong việc định giá phòng một cách hợp lý, gia tăng doanh thu khách sạn.

Trong những năm trở lại đây, du lịch đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn với mục đích thư giãn, giải toả áp lực sau thời gian làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, điều này dẫn đến thực trang tại đỉnh điểm của những mùa du lịch, do số lượng du khách tăng cao khiến dẫn đến tình trạng cháy phòng. Du khách muốn nghỉ dưỡng cần đặt trước tại những khách sạn hot hit, từ đó cho ra đời thuật ngữ window booking. Vậy window booking là gì? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Window booking là gì?

Window booking được hiểu là khoảng thời gian được tính từ thời điểm khách hàng đặt phòng cho đến khi khách đến check in trực tiếp tại khách sạn. Để có thể đưa ra những chiến lược giá hợp lý, window booking được coi là yếu tố vô cùng quan trọng. Các bạn có thể tăng giá phòng khách sạn cao hơn tại thời điểm diễn ra window booking. Ngược lại, giá phòng sẽ giảm xuống sau thời điểm window booking diễn ra.

Ví dụ như nếu khách sạn của bạn ghi nhận mức độ window booking là 50 ngày. Điều này cho thấy du khách có xu hướng đặt phòng trước chuyến đi khoảng 50 ngày. Khi đó, vào khoảng thời điểm trước ngày thứ 50, khách sạn có thể tăng hoặc giữ nguyên giá đặt phòng để tối ưu doanh số và occupancy (tỷ lệ lấp đầy).

Hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến window booking chính là vị trí và phân khúc khách hàng của khách sạn. Điển hình như những khi nghỉ dưỡng thường có thời gian window booking dài. Bởi phần lớn khách du lịch tại đây có xu hướng nghỉ dưỡng dài ngày. Họ sẽ chuẩn bị rất sớm cho chuyến đi.

khái niệm window booking

2. Ý nghĩa của window booking đối với chiến lược định giá khách sạn

Như đã đề cập ở phần trên, window booking sẽ thể hiện được xu hướng đặt phòng của khách hàng. Tuy nhiên, dù window booking có lớn hay nhỏ thì cũng không thể nói lên được mức độ hoạt động hiệu quả của khách sạn là tốt hay chưa tốt. Từ window booking, các bạn có thể đánh giá được những điểm tích cực của cơ sở lưu trú. Đồng thời xác định tính chất thị trường. Từ đó rút ra phương án kinh doanh thích hợp cho khách sạn. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về ý nghĩa của từng mức độ window booking nhé!

2.1. Window booking nhỏ (Từ 1 – 3 ngày)

Trường hợp này thực chất là booking last minute. Du khách sẽ thường đặt phòng đột xuất ngay trong ngày bởi rơi vào một số trường hợp nhất định. Điển hình như: thay đổi lịch trình, thay đổi khách sạn, công tác đột xuất ngắn ngày…

Những booking này thường có tỷ lệ huỷ phòng rất thấp. Tuy nhiên, thời gian lưu trú tại lại không cao, thường booking vào thời điểm giá phòng rẻ hoặc không đến nhận phòng (no-show).

2.2. Window booking lớn (Lớn hơn 60 ngày)

Tỷ lệ window booking lớn thường thể hiện xu hướng đặt phòng early bird. Phần lớn các booking của khách hàng đều chịu tác động từ những ưu đãi lớn. Thông thường, mục đích của những du khách có kế hoạch đặt phòng sớm thường là do lịch trình công tác dài ngày, tổ chức sự kiện quốc tế tầm cỡ.

Booking đặt phòng sớm sẽ giúp khách sạn giảm thiểu được áp lực bán phòng. Đồng thời có nhiều thời gian hơn trong việc xây dựng, quản lý kế hoạch kinh doanh khách sạn phù hợp. Bên cạnh đó, phần lớn du khách có kế hoạch sớm nếu huỷ phòng cũng sẽ rất sớm. Chính vì vậy, khách sạn cũng sẽ có thêm thời gian để tổng hợp và bán các phòng đã bị huỷ.

xu hướng đặt phòng early bird

2.3. Window booking rơi vào các trường hợp còn lại

Các booking đặt phòng nằm trong phạm vi giữa window booking lớn và nhỏ thường có tính chất và mục tiêu vô cùng đa dạng. Mỗi cơ sở lưu trú đều sẽ có mức window booking khác nhau. Chính vì vậy mà việc phân chia mức độ lớn nhỏ của window booking đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách sạn xây dựng kế hoạch bán phòng thích hợp theo thị trường mục tiêu mà chủ khách sạn hướng đến.

3. Cách đẩy mạnh đặt phòng và tối ưu doanh thu cho khách sạn

Bên cạnh việc xác định window booking, các bạn cũng cần kết hợp những phương thức quảng bá đa dạng khác nhau để đẩy mạnh tỷ lệ đặt phòng cũng như tối ưu doanh số của khách sạn:

3.1. Tối ưu hoá website

Khách hàng thường có xu hướng truy cập vào website khách sạn để tìm hiểu thông tin. Có thể nói, website là “profile” đại diện cho khách sạn trên nền tảng online. Chính vì vậy, việc tối ưu hoá bố cục, thiết kế, vị trí các nút bấm trên website khách sạn vô cùng quan trọng. Đồng thời, các bạn cũng phải đảm bảo website khách sạn phải hiện thị thích ứng trên mọi nền tảng. Đặc biệt, trên công cụ tìm kiếm của Google, website khách sạn phải được hiển thị.

3.2. Rút gọn quy trình đặt phòng

Tích hợp booking engine với website là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp quá trình đặt phòng trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết. Từ khâu tìm kiếm hạng phòng đến phương thức thanh toán đều trở nên đơn giản hoá.

3.3. Tận dụng hiệu quả các trang mạng xã hội

Mạng xã hội là một môi trường hoàn hảo để khách sạn truyền thông hình ảnh của bản thân. Tăng độ nhận diện của khách sạn trên mạng xã hội giúp thu hút nhiều khách hàng ghé thăm website. Đi kèm với những hình ảnh đẹp mắt về khách sạn được đăng tải, các bạn cũng có thể tung nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Điều này khiến gia tăng tỷ lệ đặt phòng, nâng cao doanh thu khách sạn.

quảng bá khách sạn trên mạng xã hội

3.4. Sử dụng email marketing

Tối ưu hoá việc sử dụng email marketing được coi là phương thức thu hút nhóm khách hàng tiềm năng cũng như nhóm khách hàng cũ hiệu quả. Yếu tố quan trọng nhất trong email marketing chính là sự cá nhân hoá. Các bạn cần gửi những thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đồng thời đi kèm các chương trình khuyến mãi độc quyền khi đặt phòng.

3.5. Quảng bá đến nhóm khách hàng tiềm năng

Khách sạn có thể tập trung các chiến dịch quảng bá hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng là những người dùng đã từng ghé thăm website nhưng chưa đặt phòng. Điều này giúp họ nhớ đến giá trị của direct booking. Khuyến khích họ quay trở lại và hoàn tất quá trình đặt phòng.

4. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về window booking là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi đã giúp ích phần nào đó dành bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Kiến thức chung của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)