Trong “trận chiến” với covid 19, ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp khá nhiều khó khăn, các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Làm sao để lấy lại thế cân bằng sau đại dịch, thu hút khách hàng và gia tăng doanh thu là một câu hỏi mà hầu hết các chủ khách sạn đều quan tâm. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau khi quý vị có thể nắm bắt được rõ 6 xu hướng du lịch hàng đầu 2021 này!
Theo nghiên cứu của Booking.com, trong các đợt giãn cách xã hội gần đây, hai phần ba (65%) khách du lịch Việt Nam cho biết họ rất nóng lòng được du lịch trở lại, đồng thời 57% nói rằng họ quý trọng việc có thể đi du lịch hơn và sẽ không xem nhẹ cơ hội được làm điều đó trong tương lai. Thời gian ở nhà khiến nhiều người khao khát thế giới bên ngoài hơn bao giờ hết với 56% người tham gia khẳng định mong muốn được khám phá thế giới và 52% du khách muốn đi du lịch nhiều hơn trong tương lai để bù đắp cho khoảng thời gian đã mất của năm 2020. Với điều này, có thể mong đợi rằng, sang năm 2021 các cơ sở lưu trú sẽ có những chính sách mới phù hợp với xu thế để thu hút và kích thích nhu cầu của khách du lịch.
Du lịch với những chính sách ưu đãi về giá
Trong năm 2021, du khách đòi hỏi các giá trị tương xứng hơn cho khoản tiền mà họ phải bỏ ra. Theo Booking.com, có tới 76% du khách Việt Nam sẽ quan tâm đến giá cả hơn khi tìm kiếm và lên kế hoạch cho chuyến đi trong tương lai. Bên cạnh đó, 67% sẽ có xu hướng săn lùng các chương trình khuyến mãi và cơ hội tiết kiệm. Nhưng giá trị mà khách hàng mong đợi không chỉ dừng ở giá cả, với gần ba phần tư du khách Việt (71%) nêu rõ họ muốn các nền tảng đặt chỗ du lịch tăng cường tính minh bạch về chính sách hủy, quy trình hoàn tiền và các lựa chọn bảo hiểm cho chuyến đi. Hơn nữa, 27% du khách xem việc chỗ nghỉ cho phép hoàn tiền là điều hiển nhiên cho chuyến đi tiếp theo, đồng thời có gần một phần ba cho rằng đổi ngày không mất phí là cần thiết.
Giảm giá là một trong những chính sách đầu tiên mà hầu hết các khách sạn đã áp dụng trong thời điểm kích cầu du lịch trở lại, và trong năm 2021 hướng tới sự hồi phục nhanh chóng, việc giảm giá cũng chính là chìa khóa đầu tiên giúp khách sạn thu hút khách hàng. Do đó các chủ khách sạn cần có những tính toán chặt chẽ để vừa có thể đưa ra những chính sách phù hợp, vừa đảm bảo được quá trình vận hành khách sạn tốt mà vẫn có thể thu hút khách đặt phòng.
2. Tiếp tục phát triển du lịch nội địa
Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19, du lịch địa phương đang được ưa chuộng hơn vì dễ thực hiện hơn, an toàn hơn và thường bền vững hơn. Trong tương lai, du lịch gần nhà và các trải nghiệm quen thuộc sẽ được ưu tiên hơn so với việc khám phá những điểm đến mới lạ. 57% du khách Việt vẫn có kế hoạch đi trong nước trong trung hạn (7-12 tháng tới), trong khi 48% du khách cũng có dự định tương tự trong dài hạn (trên một năm). Hơn ba phần năm du khách (63%) tìm kiếm những trải nghiệm nông thôn, bình dị hơn để hòa mình vào cảnh quan ngoài trời. Bên cạnh đó, du lịch trong nước, du lịch tại chỗ (staycation) và việc khám phá ẩm thực được xem là ưu tiên hàng đầu. Khảo sát về xu hướng này của Booking.com, 53% du khách Việt Nam muốn nếm thử và trải nghiệm ẩm thực địa phương khi đi du lịch, và 45% muốn ra ngoài thưởng thức đồ ăn thường xuyên hơn, với số tiền đã tiết kiệm được do không thể đi du lịch nước ngoài.
Và để kích cầu du lịch nội địa, Chính Phủ cũng đã đưa ra nhiều chương trình giúp phục hồi và phát triển du lịch nội địa Việt Nam, đáng chú ý là các hoạt động hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong du lịch, phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” từ đầu tháng 5-2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giúp hoạt động du lịch nội địa hồi sinh nhanh chóng. Các hãng lữ hành trong nước đã chuyển hướng tập trung vào thị trường nội địa, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, giá thành hợp lý hiếm có…Thị trường du lịch trong nước nhộn nhịp trở lại thậm chí đã gây chú ý với truyền thông nước ngoài. Báo cáo của Tổng cục Du lịch cho hay, lượng chuyến bay trong nước của các hãng hàng không đã hồi phục và nhiều đường bay nội địa mới được mở ra với sản lượng từ giữa tháng 6 vượt 20% so với cùng kỳ năm 2019. Công suất phòng lưu trú đã tăng 50-60% vào ngày giữa tuần và 80-90% cuối tuần. Riêng tại Đà Lạt, Chiều 3/1/2021, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Trần Thị Vũ Loan cho biết, dịp Tết Dương lịch 2021, thành phố đón hơn 58 nghìn lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng. Trong đó, khách nội địa là 57,5 nghìn lượt, tăng gần 44% so cùng kỳ năm 2020; Về phía các khách sạn cũng đẩy mạnh hoạt động bán phòng cho các kênh OTA nội địa, hoặc bán phòng với hình thức theo gói, theo đoàn và một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất là bán phòng trên OneInvenory. Đây là giải pháp quản lý & phân phối B2B2C vé khu vui chơi và phòng khách sạn của ezCloud, theo đó ezCloud có thể khai thác kết nối đến các đại lý du lịch nội địa để giúp khách sạn phân phối, giải quyết bài toán phân phối phòng khách sạn tối ưu cho các cơ sở lưu trú.
3. Những chuyến đi gắn kết tình cảm
Trong năm 2021 và cả những năm sau này, chúng ta sẽ dần học cách chấp nhận những hậu quả do đại dịch gây ra, du khách cũng sẽ cởi mở đón nhận những cách trải nghiệm thế giới mới và dễ dàng hơn. Năm vừa qua, nhiều người đã có một khoảng thời gian dài phải xa gia đình và bạn bè, ít có dịp tổ chức các chuyến đi cùng nhau như trước. Và đối với nhiều người, dường như khoảng cách đã khiến mọi người trân trọng nhau hơn khi có 71% du khách Việt sẽ xem những dịp du lịch sau này là cơ hội để kết nối lại với những người thân yêu. Trên thực tế, trong lúc cách xa nhau, 49% du khách tiết lộ rằng, trò chuyện cùng gia đình và bạn bè về du lịch là một trong những nguồn cảm hứng chính cho việc đi du lịch trở lại. Việc cùng nhau lên kế hoạch cho những chuyến đi sắp tới luôn mang đến sự vui vẻ và lạc quan. Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, trong kỳ nghỉ đầu năm mới 2021, có khoảng 30.000 lượt khách du lịch, hầu hết là khách nội địa đến tỉnh Bình Thuận với hình thức nhóm bạn bè, gia đình. Quảng Ninh đón hơn 140 nghìn lượt du khách những ngày đầu năm, trong đó tỉ lệ khách theo đoàn, đi theo gia đình chiếm tỉ lệ khoảng 70%.
Chính vì vậy, những loại hình du lịch theo đoàn chắc chắn sẽ được đẩy mạnh trong năm 2021, vì vậy khách sạn cần có những chính sách phù hợp cho những đối tượng khách hàng này để thu hút và giữ chân cho những lần tiếp theo.
4. Du lịch bền vững
Với hơn một nửa du khách Việt Nam (59%) muốn du lịch bền vững hơn trong tương lai và 81% du khách hy vọng rằng ngành du lịch có thể đưa ra thêm nhiều lựa chọn du lịch bền vững. 52% khách du lịch cân nhắc việc giảm lượng rác thải và/hoặc tái chế nhựa khi đi du lịch sau khi lệnh hạn chế đi lại được gỡ bỏ.
Bên cạnh đó, du khách Việt sẽ chọn các điểm đến thay thế để tránh đi du lịch vào mùa cao điểm (54%) và các khu vực quá đông khách (42%). Mong muốn này cũng cho thấy rằng các điểm đến tại Việt Nam sẽ cần phải điều chỉnh các biện pháp quản lý đám đông mới, thông minh hơn để giúp du khách an tâm khi đến thăm những địa điểm đó. 73% người Việt cho biết họ muốn các lựa chọn du lịch của mình cũng hỗ trợ các nỗ lực phục hồi của điểm đến để xây dựng lại cộng đồng, mở ra con đường phát triển ngành du lịch tiến bộ hơn cùng với 72% muốn biết tiền của họ đóng góp ngược lại cho cộng đồng địa phương ra sao.
Và một trong những hoạt động mang lại sự bền vững trong du lịch đó là việc sử dụng các phần mềm quản trị khách sạn. Bởi PMS với những khả năng đồng bộ và tự động hóa của mình sẽ giúp khách sạn nắm rõ và kiểm soát tốt các hoạt động của khách hàng, đảm bảo sự an toàn và thông tin hoàn toàn được bảo mật. Hơn nữa, với việc sử dụng PMS sẽ giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường bởi những tính năng tự động: kết nối khóa từ, bật tắt điện tự động,… giúp tránh hao hụt năng lượng không cần thiết, giúp cho hoạt động du lịch trở nên văn minh, bền vững hơn
5. Nhận thức rõ hơn về sự an toàn và sức khỏe
75% du khách Việt Nam sẽ đề phòng nhiều hơn với COVID-19 và mong muốn ngành du lịch giúp họ thích nghi với thực tế mới. Chính phủ, các hiệp hội du lịch và các nhà cung cấp sẽ phải làm việc chặt chẽ để thiết lập các tiêu chuẩn nhất quán nhằm đảm bảo sự an toàn cho du khách. Trước những kỳ vọng đang ngày càng tăng cao của du khách Việt, một số điểm đến và doanh nghiệp sẽ cần phải cố gắng nhiều hơn để lấy lại niềm tin từ họ. Đồng thời, 75% khách du lịch sẽ chỉ đặt một chỗ nghỉ cụ thể khi biết rõ các chính sách về sức khỏe và vệ sinh đang áp dụng, với bốn phần năm du khách (80%) ưu tiên các chỗ nghỉ có sản phẩm khử trùng và kháng khuẩn.
Do đó, đối với các cơ sở lưu trú như khách sạn, homestay công tác đảm bảo an toàn sức khỏe vẫn luôn là yếu tố quan trọng mà các hành khách quan tâm. Nếu khách sạn của bạn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ y tế để đón chào khách như rửa tay trước khi vào khách sạn, sát khuẩn và vệ sinh khu vực phòng, khuôn viên sạch sẽ thì đó chính là một điểm cộng rất lớn đối với khách hàng. Đặc biệt với việc sử dụng PMS, việc checkin, checkout online dễ dàng, hạn chế tiếp xúc giúp đảm bảo vấn đề sức khỏe hiệu quả trong tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp
6. Chuyển đổi số trong du lịch
71% khách Việt Nam đồng ý rằng các giải pháp công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro sức khỏe khi đi du lịch và 68% cho biết chỗ nghỉ sẽ phải áp dụng các giải pháp công nghệ mới nhất để thu hút khách hàng đến nhiều hơn trong thời gian tới. Phần mềm quản lý khách sạn của ezCloud là một giải pháp hữu hiệu cho các cơ sở lưu trú giúp quản lý 3 khâu quan trọng: Vận hành, phân phối, kinh doanh giúp cho khách sạn tiến gần hơn với quá trình chuyển đổi số trong du lịch, quản lý khách sạn đơn giản, phân phối phòng thông minh và bán phòng, tiếp cận khách hàng một cách đơn giản, hiệu quả. Và với việc chuyển đổi số trong du lịch, khách hàng sẽ cảm thấy hào hứng hơn với những khách sạn có những hệ thống quản lý đặt phòng online, tự động hơn là các hình thức truyền thống, tránh rủi ro cho việc đến khách sạn đã book phòng mà không còn phòng.
2020 là một năm đầy thách thức cho ngành du lịch toàn cầu với những thay đổi đáng kể về những kỳ vọng du lịch và xu hướng của du khách. Mặc dù ngành du lịch sẽ cần thêm thời gian để trở về trạng thái như lúc trước khi có đại dịch, du lịch vẫn sẽ là điều thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, mang lại niềm vui và cảm hứng trong thời gian nhiều biến động, dù là khi mơ mộng, lập kế hoạch, hay ôn lại kỷ niệm trong các chuyến đi đã qua. Và 2021 sẽ luôn hứa hẹn là khoảng thời gian hồi phục và phát triển thần kỳ của ngành du lịch sau “cú sốc” vừa qua. Hi vọng với những thông tin về xu hướng du lịch trên có thể giúp các chủ khách sạn có được những định hướng mới trong kế hoạch phát triển khách sạn của mình trong thời gian tiếp theo.