4 mẹo không thể không biết khi kinh doanh khách sạn trong thời đại 4.0

kinh-doanh-khach-san-thoi-dai-4-0-iptv

Kinh doanh khách sạn không phải là việc dễ dàng, ngay cả trong thời đại 4.0 như hiện nay. Mặc dù công nghệ phát triển cho phép khách sạn có thể tiếp cận được khách hàng dễ dàng hơn, tuy nhiên, cạnh tranh cũng ngày một khốc liệt hơn. Vậy làm thế nào để kinh doanh khách sạn thành công trong thời đại 4.0 như hiện nay?
Nếu đây là điều mà bạn đang băn khoăn thì bài viết dưới đây của ezFolio sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

1. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website

Các công cụ tìm kiếm như Google đã xem xét kỹ website khách sạn của bạn để đảm bảo rằng bất kỳ ai truy cập website đều có thể dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần.

Từ khóa

Bạn muốn website của khách sạn lên top với từ khóa nào? Hãy đảm bảo từ khóa đó phải nằm trong phần tiêu đề, mô tả và nội dung bài viết.

Hình ảnh

Điều khách hàng quan tâm nhất khi truy cập vào website khách sạn là gì? Đó là những hình ảnh về khách sạn.
Do đó, hãy cập nhật những hình ảnh đẹp, chất lượng cao của khách sạn để giữ chân khách truy cập ở lại với website, từ đó tăng cơ hội bán phòng.

Sitemap

Cấu trúc website có hợp lý không? Tốn bao nhiêu lượt click từ trang chủ của website đến trang đặt phòng? Hãy đảm bảo người dùng có thể dễ dàng điều hướng trên website của bạn.

Thiết kế Responsive

Với phong cách thiết kế này, website của khách sạn sẽ tự động điều chỉnh cho phù hợp với tất cả các loại kích thước màn hình. Điều này rất quan trọng trong kinh doanh khách sạn bởi 52% khách du lịch hiện nay đặt phòng trên các thiết bị di động.

 

Nội dung phong phú

Bạn có giới thiệu khách sạn của mình thông qua các video, thư viện ảnh hay lời chứng thực của khách hàng không? Theo một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, 62% du khách muốn xem video về khách sạn.
Vì vậy, đây không chỉ là vấn đề thu hút khách truy cập vào website của khách sạn mà còn là trải nghiệm của họ khi ở đó. Nếu website khách sạn của bạn mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng, nó sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn.
Bạn chỉ cần tạo một video hấp dẫn, nhớ thêm hình ảnh buồng phòng của khách sạn vào video, sau đó tải nó lên kênh Youtube của khách sạn. Việc này hoàn toàn miễn phí. Sau đó, bạn có thể chèn các liên kết Youtube của video vào trang Fanpage, website khách sạn và các trang mạng xã hội khác.

Booking Engine

Mục đích cuối cùng của website khách sạn là tăng lượt đặt phòng trực tiếp trên đó. Do đó, bạn cần tích hợp công cụ đặt phòng trực tuyến (Booking Engine) lên website. Công cụ này cho phép khách hàng đặt phòng và thanh toán trực tiếp ở trên đó. Và để tăng tỷ lệ chuyển đổi, cũng như giúp khách dễ dàng đặt phòng hơn, bạn nên thiết kế những nút “đặt phòng” thật nổi bật.

Xem thêm:

2. Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng

Trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp có xu hướng áp dụng công nghệ để tạo ra những trải nghiệm cá nhân cho khách hàng. Những hãng công nghệ khổng lồ như Amazon, Google, Netflix… đã đi tiên phong trong lĩnh vực này, và tạo ra một chuẩn mực trong ngành kinh doanh dịch vụ. Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, các khách sạn cũng cần nhanh chóng bắt kịp xu hướng này nếu không muốn bị tụt hậu.
Cá nhân hóa được hiểu là cung cấp các dịch vụ phù hợp với sở thích và đặc điểm cá nhân của từng khách hàng. Có rất nhiều cách để làm điều đó. Đơn giản nhất có thể kể đến là những email được gửi đến khách hàng với phần tiêu đề và nội dung có chứa tên của họ. Điều đó sẽ gây ấn tượng với khách hàng, và giúp tăng tỷ lệ mở email.
Ngoài ra, hiện nay, nhiều khách sạn có xu hướng đầu tư IPTV (truyền hình internet). So với truyền hình thông thường, ưu điểm của IPTV là có khả năng cá nhân hóa nội dung trình chiếu theo sở thích của khách hàng. Chẳng hạn, nếu khách hàng là một đôi vợ chồng đang đi hưởng tuần trăng mật, khách sạn có thể cung cấp cho họ một danh sách những bộ phim tình cảm lãng mạn. Hoặc nếu khách hàng là một gia đình có trẻ nhỏ, khách sạn có thể cung cấp cho họ một danh sách những chương trình thiếu nhi. Tính năng này đặc biệt phù hợp với các khách sạn sở hữu dữ liệu của khách hàng.
Đã qua cái thời mà dữ liệu được lưu trữ bằng giấy tờ, sổ sách. Hiện nay, các khách sạn có xu hướng thu thập dữ liệu của khách hàng bằng phần mềm quản lý khách sạn. Bằng việc tích hợp các thiết bị ngoại vi với phần mềm quản lý, khách sạn có thể tiếp cận được dữ liệu của khách hàng để cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa. Ví dụ, với việc tích hợp IPTV với phần mềm quản lý khách sạn, khi khách vào phòng thì TV sẽ bật và hiển thị dòng chữ: “Chào mừng khách hàng Nguyễn Văn A đến với khách sạn ABC”. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra trải nghiệm khó quên cho khách hàng.

 

3. Đảm bảo danh tiếng trực tuyến của khách sạn

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, những đánh giá đóng vai trò rất quan trọng. Mọi người có xu hướng tin vào những gì một vị khách trước đây nói về khách sạn của bạn hơn là những gì bạn tự nói. Đó là lý do tại sao bạn cần đảm bảo có một loạt các đánh giá tích cực trên website khách sạn nếu muốn thu hút lượt đặt phòng.
Khi một khách hàng rất hài lòng về dịch vụ của khách sạn, bạn cần chủ động yêu cầu họ đăng những nhận xét, đánh giá về khách sạn lên fanpage, website khách sạn hoặc các trang web đánh giá như TripAdvisor, Booking.com…
Ngoài ra, đối với những đánh giá tiêu cực, bạn cũng cần nhanh chóng phản hồi để bảo vệ danh tiếng của khách sạn. Trong thời buổi mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, một thông tin tiêu cực nhỏ về khách sạn cũng có thể dễ dàng bùng phát thành một cuộc khủng hoảng truyền thông, nhấn chìm hình ảnh mà khách sạn đã gây dựng trong suốt thời gian dài.

4. Đăng ký bán phòng trên các kênh OTA

Nhiều du khách hiện nay có xu hướng đặt phòng trực tuyến, thông qua các kênh OTA (đại lý du lịch trực tuyến). Các kênh này cho phép du khách đặt vé máy bay, phòng khách sạn và thậm chí cả các chuyến tham quan du lịch.
Hãy đảm bảo khách sạn của bạn đã kết nối với các kênh OTA hàng đầu thế giới. Đây là điều cần thiết để khách sạn của bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ trong thời đại 4.0. Các kênh OTA cho phép du khách sử dụng bộ lọc và so sánh các khách sạn với nhau, giữa khách sạn của bạn với khách sạn đối thủ.

Xem thêm:

Như một lẽ dĩ nhiên, bạn phải trả hoa hồng cho các kênh OTA này mỗi khi có lượt đặt phòng trên đó. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề bởi những lý do sau:
– Các kênh OTA đã chi rất nhiều tiền để tiếp thị cho khách sạn của bạn – nhiều hơn bạn có thể. Thực tế, Expedia là khách hàng lớn thứ 3 của Google với gần 6 triệu USD chi tiêu cho quảng cáo tìm kiếm hàng tháng. Vì vậy, hãy xem hoa hồng như là một phần chi phí tiếp thị của khách sạn.
– Bạn chỉ phải trả tiền khi có khách đặt phòng. Bên cạnh đó, bạn còn có thể nhận được nhiều lượt đặt phòng trực tiếp hơn thông qua việc đăng bán phòng trên các kênh OTA bởi vì một số người thích đặt phòng trực tiếp với bạn, mặc dù họ tìm thấy khách sạn thông qua một OTA. Hiện tượng này gọi là “Hiệu ứng billboard”. Theo ước tính, 2 trong số 10 du khách sẽ đặt phòng theo cách này.
– Một lượt đặt phòng bị cắt giảm doanh thu còn tốt hơn là không có lượt đặt phòng nào. Các kênh OTA sẽ giúp khách sạn của bạn tiếp cận các khách hàng mục tiêu đúng thời điểm. Không có những kênh này, có thể bạn sẽ không có lượt đặt phòng nào cả. Mặc dù bạn phải trả tiền hoa hồng, nhưng 75% doanh thu bán phòng mà bạn nhận được vẫn còn tốt hơn là không có đồng doanh thu nào.
– Một lý do khác khi đăng bán phòng trên các kênh OTA là bạn không nên phụ thuộc vào bất kỳ kênh cụ thể nào để bán phòng. Việc phân chia bán phòng trên các kênh đảm bảo rằng nếu hiệu quả của một kênh giảm xuống thì bạn vẫn còn những kênh khác để dựa vào.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với khách sạn khi đăng bán phòng trên các kênh OTA là việc cập nhật số phòng trống trên đó. Đây là việc tốn rất nhiều thời gian và công sức nếu được thực hiện một cách thủ công, chưa kể phải đảm bảo tính kịp thời. Chỉ cần khách sạn không kịp thời đóng phòng mỗi khi có booking đổ về thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng overbooking.
Do đó, lời khuyên ở đây là khách sạn nên đầu tư một hệ thống quản lý kênh phân phối. Hệ thống này sẽ giúp khách sạn cập nhật số phòng trống trên tất cả các kênh OTA chỉ với một vài click chuột. Đặc biệt, tính năng tự động cập nhật số phòng trống mỗi khi có booking sẽ giúp khách sạn tránh được tình trạng overbooking. Cụ thể, mỗi khi có booking đổ về, hệ thống sẽ tự động trừ số phòng trống hiện tại, sau đó đăng bán phòng trên tất cả các kênh với số phòng trống đã được cập nhật.

Trên đây là 4 mẹo giúp bạn kinh doanh khách sạn thành công trong thời đại 4.0 hiện nay. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý khách sạn, hãy dùng thử ezFolio – phần mềm quản lý khách sạn 3 – 5 sao được tin dùng bởi 2.000+ khách sạn trên 5+ quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh tính năng quản lý kênh phân phối và kết nối với các thiết bị ngoại vi, ezFolio còn sở hữu nhiều tính năng hữu ích khác giúp bạn quản lý và kinh doanh khách sạn đơn giản và hiệu quả hơn.

Một phần mềm quản lý tốt là chìa khóa để kinh doanh khách sạn thành công!

dùng thử miễn phí

 

4.8/5 - (39 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)