Shift Leader là gì? Vị trí quản lý chịu trách nhiệm toàn bộ công việc trong ca trực, giúp hệ thống vận hành khách sạn – nhà hàng ổn định.
Shift Leader vốn là một vị trí đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận hành khách sạn, nhà hàng. Không chỉ vậy, vị trí này còn được khắp các khách sạn, nhà hàng trên khắp thế giới săn đón nhiệt tình với mức lương hấp dẫn. Vậy shift Leader là gì? Công việc cụ thể của một shift leader chuyên nghiệp sẽ gồm những gì? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Shift là gì?
Nội dung
Shift là một thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ ca làm việc. Đây là khoảng thời gian đều đặn trong ngày. Thông thường, khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Bởi thời gian làm việc tại các mô hình kinh doanh này thường được phân chia thành từng ca làm khác nhau.
2. Shift Leader là gì?
Shifft leader là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí trưởng ca/tổ trưởng. Đây là những người giữ quyền hạn và có trách nhiệm quản lý đối với mọi hoạt động trong ca trực của bản thân. Thực chất, vị trí shift leader vẫn đơn thuần là những nhân viên bình thường. Tuy nhiên, họ có năng lực vượt trội hơn nên được bổ nhiệm vào vị trí giám sát các hoạt động làm việc của nhón. Từ đó mang lại hiệu suất làm việc cao nhất.
Tại một số nhà hàng, khách sạn, shift leader chịu trách nhiệm quản lý cho mỗi bộ phận sẽ có tên gọi khác nhau. Điển hình như: bar/pub shift leader, reception shift leader, restaurant shift leader…
3. Một số công việc cụ thể của một nhân viên shift leader
Vị trí shift leader làm việc ở từng khách sạn, nhà hàng khác nhau thì công việc cũng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, vị trí này hoàn toàn không đơn giản, nhà hạ như nhiều người vẫn tưởng. Tương tự như vị trí captain chịu trách nhiệm quản lý một nhóm nhân viên phục vụ thì shift lader có trách nhiệm giám sát hoạt động công việc của nhiều bộ phận khác nhau. Một số công việc cụ thể của một shift leader phải kể đến như:
- Có trách nhiệm phân chia đầu việc cụ thể về vị trí làm việc. Đồng thời, hoạt động điều động nguồn lực nhân viên, quản lý hỗ trợ các bộ phận khác nếu cần… cũng nằm trong phạm vi công việc của shift leader.
- Tiến hành kiểm tra vệ sinh trước và sau mỗi ca làm. Chuẩn bị các bước trước khi đón khách vào đầu ca và trước giờ phục vụ khách.
- Kiểm tra, theo dõi, quản lý chất lượng, số lượng trang thiết bị, dụng cụ, vật tư sử dụng trong ca làm do mình chịu trách nhiệm. Không chỉ vậy, vị trí shift leader còn có thể đề xuất phía khách sạn, nhà hàng thay mới các loại thiết bị, máy móc hư hỏng.
- Trực tiếp đào tạo, hướng dẫn kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho từng nhân viên trong nhóm quản lý của bản thân.
- Theo dõi hiệu suất làm việc, đánh giá kết quả công việc của từng nhân viên.
- Tiến hành giải quyết nhanh chóng của khách hàn và nhân viên trong ca quản lý. Đồng thời, báo cáo lên cấp cao để có thể kịp thời nghĩ hướng xử lý.
4. Mức lương cho vị trí shift leader tại nhà hàng, khách sạn
Theo thị trường hiện nay, vị trí shift leader tại các nhà hàng, khách sạn sẽ có mức lương dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đối với từng quy mô của nhà hàng, khách sạn thì mức lương đó sẽ có sự khác biệt. Không chỉ vậy, nhà tuyển dụng còn dựa vào kinh nghiệm của ứng viên, công việc cụ thể để đưa ra mức lương cụ thể nhất. Ngoài ra, bên cạnh mức lương căn bản, shift leader cũng sẽ nhận được service charge, khoản trợ cấp, tip…
5. Những yếu tố để trở thành một shift leader chuyên nghiệp
Nhiều người cho rằng, một shift leader tài giỏi, chuyên nghiệp thì cần có chuyên môn cao. Điều này tuy đúng nhưng không đủ. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các bạn cần sở hữu nhiều kỹ năng, tố chất khác. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu những yếu tố để trở hành một shift leader chuyên nghiệp nhé!
5.1. Chuyên môn sâu rộng
Tuy shift leader chịu trách nhiệm quản lý chung các hạng mục công việc. Nhưng họ vẫn phải có chuyên môn sâu rộng và vững vàng. Điều này sẽ giúp các shift leader có thể đánh giá, theo dõi, giám sát nhân viên chính xác nhất.
5.2. Khả năng truyền động lực
Một nhà quản lý tài ba phải có khả năng truyền cảm hứng, động lực. Từ đó giúp đội nhóm quản lý của mình có thể làm việc hiệu quả hơn. Đây cũng là tố chất quan trọng hàng đầu của một shift leader. Mục đích giúp dẫn dắt các nhân viên của mình làm việc có năng suất. Từ đó mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
5.3. Khả năng giao tiếp
Để trở thành người quản lý nhân viên, shift leader không thể không trau dồi kỹ năng giao tiếp. Bởi vị trí công việc này đòi hỏi phải thường xuyên tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người. Điển hình như đối tác, khách hàng nhân viên, cấp trên, các shift leader khác… Khả năng giao tiếp, hoạt ngôn giúp shift leader có thể dễ dàng truyền đạt lại thông tin. Đồng thời những quan điểm, ý kiến của bản thân cũng sẽ dễ dàng thể hiện hơn. Đây là tố chất không thể thiếu để trở thành một shift leader thành công.
5.4. Khả năng tư duy, giải quyết tình huống tốt
Những vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình làm việc là điều không thể tránh. Người shift leader cần phải giữ một cái đầu tỉnh táo. Khi đó mới có thể phân tích chính xác tình hình sự việc, đưa ra nguyên nhân, hướng giải quyết phù hợp. Một shift leader có tư duy logic, nhạy bén sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng. Từ đó có thể giảm thiểu rủi ro đến công việc của nhà hàng, khách sạn.
5.5. Tỉ mỉ, cẩn thận
Bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì yếu tố đó lại càng quan trọng. Shift leader cũng vậy, cần có sự chỉn chu, tỉ mỉ trong từng công việc mà bản thân thực hiện. Hạn chế tố đa những sự cố, sai sót không đáng tiếc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Đồng thời, đây cũng là yếu tố giúp shift leader có được sự tin cậy đối với cấp trên, nhân viên cấp dưới và khách hàng.
6. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về shift leader là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyêm mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!